Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức cơ bản của chương I gồm: Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm; Công và công suất của dòng điện.
- Kĩ năng: trình bày bài giải, tính toán, vận dụng kiến thức.
- Thái độ: nghiêm túc, kiên trì.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: + Dặn HS nội dung ôn tập, thời điểm kiểm tra.
+ Đề kiểm tra phát cho HS.
- Trò: Ôn tập các nội dụng GV dặn, thước thẳng, máy tính bỏ túi.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 11 Ngày soạn: 17/10/2018 Tiết: 21 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức cơ bản của chương I gồm: Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm; Công và công suất của dòng điện. - Kĩ năng: trình bày bài giải, tính toán, vận dụng kiến thức. - Thái độ: nghiêm túc, kiên trì. II. CHUẨN BỊ: - Thầy: + Dặn HS nội dung ôn tập, thời điểm kiểm tra. + Đề kiểm tra phát cho HS. - Trò: Ôn tập các nội dụng GV dặn, thước thẳng, máy tính bỏ túi. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: A) Ma trận đề: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm 1. Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở. 2. Nhận biết được các loại biến trở. 3. Viết được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắcnối tiếp, song song. 13. Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó. 4. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. 5. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài dây dẫn. 6. Vận dụng tính được điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp, điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song Số câu hỏi 4(8') C1.1; C2.8;C3.4; C13.3 2(4') C4.2; C5.5; 1(7') C6.13 7 Số điểm 2,0 1,0 1,5 4,5(45%) Công và công suất của dòng điện 7. Viết được công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch. 8. Viết được công thức tính công suất điện. 9. Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là điện hoạt động. 10. Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun – Len-xơ. 11. Giải thích và thực hiện được việc sử dụng tiết kiệm điện năng. 12. Vận dụng được công thức A = .t = U.I.t Số câu hỏi 1(5') C7.11 4(6') C8.7;C9.10; C10.6,9 1 (6') C11.12 1 (7') C12.14 7 Số điểm 1,0 2,0 1,0 1,5 5,5(55%) TS câu hỏi 6 6 3 14 TS điểm 30(30%) 3 (30%) 4 (40%) 10(100%) B) Đề bài: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm). * Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm? A. I = U.R B. C. D. Câu 2: Dây dẫn có chiều dài l, có tiết diện S và làm bằng chất có điện trở suất thì có điện trở R tính bằng công thức: A. B. C. D. Câu 3: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu các dây dẫn khác nhau và đo cường độ dòng điện I chạy qua mỗi dây dẫn đó. Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi tính thương số cho mỗi dây dẫn? A. Thương số này có giá trị như nhau đối với các dây dẫn. B. Thương số này có giá trị càng lớn đối với dây dẫn nào thì dây dẫn đó có điện trở càng lớn. C. Thương số này có giá trị càng lớn đối với dây dẫn nào thì dây dẫn đó có điện trở càng nhỏ. D. Thương số này không có giá trị xác định đối với mỗi dây dẫn. Câu 4: Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp là: A. Rtđ = R1 + R2 B. Rtđ = R2 – R1 C. Rtđ = R1 – R2 D. Câu 5: Điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào khi chiều dài của nó tăng lên hai lần? A. Điện trở của dây tăng 4 lần. C. Điện trở của dây tăng 2 lần. B. Điện trở của dây giảm 2 lần. D. Điện trở của dây giảm 4 lần. Câu 6: Nhiệt lượng tỏa ra trên một dây dẫn điện trở R = 100 khi có dòng điện I = 2A chạy qua dây trong thời gian t = 1giây là: A. Q = 200J B. Q = 400J C. Q = 800J D. Q = 100J Câu 7: Công thức nào sau đây không phải là công thức tính công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua có cường độ I và điện trở của nó là R? A. P = U.I B. P = I2R C. P D. P Câu 8: Khi nói về biến trở, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số. B. Biến trở được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. C. Biến trở được sử dụng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch. D. Biến trở có các loại như: biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than. Câu 9: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun- Lenxơ? A. Q = I.R.t B. Q = I2.R.t C. Q = I.R2.t D. Q = I.R.t2 Câu 10: Khi bếp điện hoạt động, điện năng được biến đổi thành dạng nào sau đây? A. Nhiệt năng B. Cơ năng C. Hóa năng D. Năng lượng nguyên tử II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 5 điểm). Câu 11: (1 điểm). Lượng điện năng sử dụng được đo bằng dụng cụ gì? Mỗi số đếm trên dụng cụ đo ứng với lượng điện năng đã sử dụng là bao nhiêu kWh? Câu 12: (1 điểm). Nêu hai lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng và hai biện pháp để có thể sử dụng tiết kiệm điện năng cho gia đình em. Câu 13: (1,5 điểm). Cho hai điện trở R1 = 10, R2 = 5 được mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch này. b) Mắc thêm điện trở R3 = 10 song song với điện trở R1. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính, biết hiệu điện thế của nguồn không đổi. Câu 14: (1,5 điểm). Một bếp điện có ghi 220V – 1000W được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 220V để đun sôi nước mỗi ngày 1giờ. Tính tiền điện phải trả khi sử dụng ấm điện trong 30 ngày, biết giá mỗi kW.h điện là 1549 đồng. C) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Mã đề Câu Đáp án Mã đề Câu Đáp án Mã đề Câu Đáp án Mã đề Câu Đáp án 1 1 D 2 1 B 3 1 C 4 1 A 1 2 A 2 2 A 3 2 A 4 2 C 1 3 B 2 3 A 3 3 D 4 3 B 1 4 A 2 4 A 3 4 B 4 4 B 1 5 C 2 5 C 3 5 D 4 5 C 1 6 B 2 6 D 3 6 B 4 6 A 1 7 D 2 7 D 3 7 B 4 7 D 1 8 C 2 8 C 3 8 C 4 8 A 1 9 B 2 9 B 3 9 A 4 9 B 1 10 A 2 10 B 3 10 A 4 10 D (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 11: a) Công tơ điện (0,5 điểm) b) 1 kWh (0,5 điểm) Câu 12: (Học sinh nêu lợi ích, biện pháp hợp lí thì cho điểm) - Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng: + Giảm chi tiêu cho gia đình (0,25 điểm) + Các dụng cụ điện được sử dụng lâu bền hơn (0,25 điểm) - Biện pháp để có thể sử dụng tiết kiệm điện năng: + Lựa chọn các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất phù hợp (0,25 điểm) + Sử dụng điện trong thời gian cần thiết (0,25 điểm) Câu 13: a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là: Rtđ = R1 + R2 (0,25 điểm) = 10 + 5 = 15 () (0,25 điểm) b) Điện trở tương đương của đoạn mạch là: R13 = 5 () (0,25 điểm) Rtđ = R12 + R3 = 5 + 5 = 10() (0,25 điểm) - Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính là: I 0,6(A) (0,5 điểm) Câu 14: - Lượng điện năng đã sử dụng là: A = P.t (0,25 điểm) = 1000.1.3600.30 = 108000000 (J) = 30(kWh) (0,5 điểm) - Tiền điện phải trả là: T = A.1549 (0,25 điểm) = 30.1549 = 46470 (đồng) (0,5 điểm) 4. Củng cố: 5. Hướng dẫn học sinh tự học , làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: - Xem trước bài 21. Nam châm vĩnh cửu IV. RÚT KINH NGHIỆM: - Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . THỐNG KÊ ĐIỂM Lớp Từ 0-dưới 5 Từ 5-dưới 7 Từ 7-dưới 9 Từ 9-10 So sánh lần kiểm tra trước (từ 5 trở lên) Tăng % Giảm % 9A 9B 9C 9D Tuần: 11 Ngày soạn: 17/10/2018 Tiết: 22 CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC Bài 21: NAM CHÂM VĨNH CỬU I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. + Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. + Mô tả được cấu tạo và hoạt động của La bàn. - Kĩ năng: + Xác định được các từ cực của kim nam châm. + Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác. + Biết sử dụng La bàn để tìm hướng địa lí. - Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức thu thập thông tin. II. CHUẨN BỊ: - Thầy: Dụng cụ TN cho mỗi nhóm: 2 thanh nam châm thẳng, trong đó có một thanh được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực; Vụn sắt; 1 nam châm chữ U; 1 kim nam châm đặt trên một mũi nhọn thẳng đứng; 1 La bàn; 1 giá TN và 1 sợi dây để treo thanh nam châm. - Trò: Xem trước bài. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (10 phút). Nhớ lại kiến thức ở lớp 7 về từ tính của nam châm: -GV đặt vấn đề vào bài như phần đầu bài SGK. -GV yêu cầu HS đọc và thảo luận nhóm (2 em) làm C1 -GV yêu cầu HS trả lời C1 + Để phát hiện một thanh kim loại có phải là nam châm không ta làm ntn? - GV chốt lại các phương án -GV trao đổi với HS tìm phương án tối ưu. -GV giao dụng cụ TN, yêu cầu HS hoạt động nhóm làm TN. -HS lắng nghe, suy nghĩ -HS thảo luận, trả lời C1: Đưa thanh kim loại lại gần vụn sắt. Nếu thanh kim loại hút vụn sắt à nó là nam châm. -HS lắng nghe -HS suy nghĩ, trả lời -HS hoạt động nhóm làm TN theo phương án đã chọn I. Từ tính của nam châm: 1. Thí nghiệm: (Hình 21.1; 21.2 SGK) Hoạt động 2: (10 phút). Phát hiện thêm tính chất từ của nam châm: -GV yêu cầu HS đọc thông tin C2 à GV gọi HS nhắc lại nhiệm vụ cần làm -GV giao dụng cụ TN, yêu cầu HS làm TN à trả lời C2 -GV?: Bình thường, có thể tìm được 1 nam châm đứng tự do mà không chỉ hướng Nam – Bắc không? -GV chốt lại và đưa ra kết luận (SGK) -GV giới thiệu: quy ước đặt tên, đánh dấu các cực, tên các vật liệu từ. -GV đưa ra 1 số nam châm trong phòng TN. -HS đọc thông tin C2 -HS hoạt động nhóm làm TN à trả lời C2 C2: - Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng Nam – Bắc - Khi đã đứng cân bằng trở lại, nam châm vẫn chỉ hướng Nam – Bắc như cũ. -HS trả lời: không -HS lắng nghe, ghi bài -HS lắng nghe -HS quan sát. 2. Kết luận: Bất kì nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam. Hoạt động 3: (10 phút). Tìm hiểu sự tương tác giữa hai nam châm (Xoáy sâu) -GV yêu cầu HS quan sát hình 21.3 và đọc C3, C4 -GV giao dụng cụ, yêu cầu HS làm TNà trả lời C3, C4 -GV?: Hãy nêu quy luật tương tác giữa hai nam châm? -HS quan sát hình, đọc SGK -HS hoạt động nhóm làm TNà trả lời C3, C4 C3: Đưa cực Nam của thanh nam châm lại gần kim nam châm à cực Bắc của kim nam châm bị hút về phía cực Nam của thanh nam châm. C4: Đổi đầu của 1 trong hai nam châm rồi đưa lại gần à các cực cùng tên của hai nam châm đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau. -HS trả lời II. Tương tác giữa hai nam châm: 1. Thí nghiệm: (Hình 21.3 SGK) 2. Kết luận: khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên. 4. Củng cố: (12 phút) - GV chốt lại nội dung trọng tâm của bài - GV: yêu cầu HS làm C5, C6, C7, C8 SGK; 21.3 SBT. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) - Học bài - Đọc phần “có thể em chưa biết” ở cuối bài. - Làm bài tập: 21.2, 21.6 SBT - Xem trước bài 22: “Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường” IV. RUÙT KINH NGHIEÄM: -Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . -Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trình kí tuần 11:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_9_tuan_11_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc