Giáo án Tin học Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Kim Hon

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức

- HS biết được phần mềm Microsoft Word dùng để soạn thảo văn bản.

  1. Kĩ năng

- Biết khởi động Word, mở văn bản, các bảng chọn, các nút lệnh, lưu văn bản.

  1. Thái độ

Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

  1. Chuẩn bị:
  2. Thầy: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính điện tử.
  3. Trò: Nghiên cứu SGK, vở ghi
  4. Các bước lên lớp:
  5. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
  6. Kiểm tra bài cũ: không
  7. Nội dung bài mới
doc 5 trang Khánh Hội 15/05/2023 1280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Kim Hon", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Kim Hon

Giáo án Tin học Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Kim Hon
Ngày soạn: 26/12/2017
Tuần: 20
Tiết: 37
CHƯƠNG 4: SOẠN THẢO VĂN BẢN
Bài 13. LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN
Mục tiêu:
Kiến thức
- HS biết được phần mềm Microsoft Word dùng để soạn thảo văn bản.
Kĩ năng
- Biết khởi động Word, mở văn bản, các bảng chọn, các nút lệnh, lưu văn bản.
Thái độ
Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
Chuẩn bị:
Thầy: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính điện tử.
Trò: Nghiên cứu SGK, vở ghi
Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
Kiểm tra bài cũ: không
Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản (10’)
? Hàng ngày các em tiếp xúc với nhiều loại văn bản, các em hãy kể 1 số loại văn bản? 
àNhận xét: Ngoài ra ta có thể tự tạo ra văn bản bằng cách truyền thống là viết bằng bút trên giấy.
- Ngày nay ta có thể tạo ra văn bản không dùng tay nửa mà dùng gì?
àNhận xét: Dùng máy nhưng phải có sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản. Phần mềm phổ biến nhất hiện nay là Microsoft Word của hãng Microsoft.
- Trang sách, vở, bài báo 
- Lắng nghe.
- Dùng máy tính.
- Lắng nghe.
1. Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản:
- Phần mềm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để soạn thảo là Microsoft Word.
Hoạt động 2: Khởi động Word (5’)
? Có mấy cách khởi động Word?
àNhận xét: Có 2 cách.
- Khi khởi động Word mở ra 1 trang văn bản trống có tên tạm thời Document 1.
So sánh hai cách để khởi động word thì các em thấy cách nào nhanh chóng hơn?
- Có 2 cách.
- Lắng nghe.
- HS: Trả lời
2. Khởi động Word:
- Cách 1: Nháy đúp chuột lên biểu tượng của Word trên màn hình nền.
- Cách 2: 
Nháy Start à All programs và chọn Microsoft Word.
Hoạt động 3: Có gì trên cửa sổ Word (10’)
Cho HS quan sát tranh cửa sổ làm việc của Word.
Ta có thể thực hiện các thao tác với văn bản bằng các lệnh. 
- Các lệnh nằm trong các bảng chọn hoặc được hiển thị trực quan dưới dạng các nút lệnh trên thanh công cụ.
- Ta cũng có thể sử dụng lệnh New trong bảng chọn File.
- Sau khi lênh New được thực hiện thì một văn bản trống sẽ được mở ra trong một cửa sổ làm việc mới.
HS: Nhận biết các thành phần trong cửa sổ của Word.
HS: Lắng nghe
3. Có gì trên cửa sổ Word.
- Các thành phần chính trên cửa sổ của Word bao gồm: 
a. Bảng chọn.
- Bao gồm các lệnh được sắp xếp theo từng nhóm trong các bảng chọn.
- Để thực hiện một lệnh bất kì, ta nháy chuột vào tên bảng chọn có chứa lệnh đó và chọn lệnh. 
- Ta có thể thấy các bảng chọn trên thanh bảng chọn bao gồm; File, Edit, View, Insert
b. Nút lệnh.
- Bao gồm các nút lệnh thường dùng nhất được đặt trên thanh công cụ.
- Mỗi nút lệnh sẽ có 1 tên để phân biệt.
 VD: Để mở một tệp văn bản mới ta nháy nút New / trên thanh công cụ.
Hoạt động 4: Mở văn bản (5’)
Để mở tiếp văn bản ta có 2 cách:
- Nháy nút lệnh Open.
- Vào File\Open.
* Lưu ý: Tên tệp tin trong Word có phần mở rộng là .doc.
- Lắng nghe và ghi bài.
4. Mở văn bản:
- Để mở tệp văn bản:
Chọn File\Open:
 + Look in: Chọn ổ đĩa.
 + Chọn tệp tin cần mở.
 + Click open để mở.
Hoạt động 5: Lưu văn bản (5’)
- Khi soạn thảo văn bản cần lưu văn bản để cần thêm hoặc chỉnh sửa, in nếu không sẽ mất. Có 2 cách:
 + Nháy nút lệnh Save.
 + File\Save.
- Lắng nghe.
5. Lưu văn bản:
Để lưu văn bản:
Chọn File\Save:
 + Look in: Chọn ổ đĩa.
 + File name: Gõ tên vào.
 + Click nút Save.
Hoạt động 6: Kết thúc (5’)
- Sau khi kết thúc các em không soạn thảo nữa thì các em làm sao để thoát khỏi Word?
=> Nhận xét: ta vào File\Exit. 
? Ngoài ra còn cách nào nửa không?
=> Nhận xét: Để đóng nhanh ta có thể nháy nút Close (x) phía trên.
- File\Exit.
- Lắng nghe.
- Trả lời
- Nháy nút Close (x) phía trên.
6. Kết thúc:
- Cách 1: File\Exit.
- Cách 2: Nháy nút Close (x) phía trên.
Củng cố (3’)
Hệ thống lại các kiến thức vừa học.
Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (1’)
Học bài và xem trước bài tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 26/12/2017
Tuần: 20
Tiết: 38
Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu:
Kiến thức
- HS phân biệt được ký tự, dòng, đoạn, trang.
	- Biết được con trỏ soạn thảo, các qui tắc gõ văn bản trong Word.
Kĩ năng
- Biết gõ văn bản chữ việt theo 2 cách là : VNI và TELEX.
Thái độ
Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính điện tử.
Trò: Nghiên cứu SGK, vở ghi
III. Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
Kiểm tra bài cũ: (10’)
?Có mấy cách khởi động Word. Hãy nêu các thao tác mở văn bản, lưu văn bản.
Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Các thành phần của văn bản (15’)
- Các em đã học tiếng việt và biết được thành phần cơ bản của văn bản gồm những gì?
- Trong máy tính còn phân biệt: kí tự, dòng, đoạn, trang. 
- Từ, câu, đoạn văn.
- HS: lắng nghe.
1. Các thành phần của văn bản:
- Kí tự: là con chữ, số, kí hiệu
- Dòng: tập hợp các kí tự nằm trên cùng 1 đường ngang từ lề trái sang lề phải.
- Đoạn: Nhiều câu liên tiếp có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa, kết thúc đoạn ta nhấn Enter.
- Trang: phần văn bản trên 1 trang in.
Hoạt động 2: Con trỏ soạn thảo (15’)
Khi soạn thảo thì ta nhập từ bàn phím. Khi mở trang văn bản ra thì các em sẽ thấy trong vùng soạn thảo có 1 vạch đứng nhấp nháy đó là con trỏ soạn thảo nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự. Các em cần phân biệt con trỏ chuột và con trỏ soạn thảo văn bản khác nhau.
- Con trỏ chuột có hình mũi tên con trỏ soạn thảo hình vạch đứng.
- Lắng nghe và ghi bài.
- Quan sát
2. Con trỏ soạn thảo:
- Con trỏ soạn thảo là 1 vạch đứng nhấp nháy trên màn hình cho biết vị trí xuất hiện của kí tự.
Củng cố (3’)
Hệ thống lại các kiến thức vừa học.
Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (1’)
- Học bài và xem trước phần bài còn lại.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày ..tháng ..năm 2017
Duyệt tuần 20
Mai Văn Quới

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_tuan_20_nam_hoc_2017_2018_nguyen_kim_h.doc