Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của các phép lai phân tích.

- Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.

- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.

2. Kỹ năng

- Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh, luyện viết sơ đồ lai.

3. Thái độ

- Biết ứng dụng vào trong sản xuất

II. CHUẨN BỊ

 +  Thầy:

- Tranh sơ đồ lai 1 tính trạng

- Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm.

 + Trò: Tìm hiểu kĩ nội dung bài học 

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ

    - Phát biểu nội dung quy luật phân li?  - Vì sao F2 có sự phân li tính trạng?

3. Nội dung bài mới: 

* Trội không hoàn toàn không dạy.

* Câu hỏi 3 trang 13 HS không trả lời.

Menđen đã tìm ra một phương pháp khoa học hơn để xác định cây mang tính trạng trội (hoa đỏ) là đồng hợp hay dị hợp đó là lai phân tích.

doc 6 trang Khánh Hội 16/05/2023 2200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 2 – Tiết: 3 	Ngày soạn: 13/8/2018
Bài 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của các phép lai phân tích.
- Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.
- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
2. Kỹ năng
- Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh, luyện viết sơ đồ lai.
3. Thái độ
- Biết ứng dụng vào trong sản xuất
II. CHUẨN BỊ
 + Thầy:
- Tranh sơ đồ lai 1 tính trạng
- Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm.
 + Trò: Tìm hiểu kĩ nội dung bài học 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ
	- Phát biểu nội dung quy luật phân li? 	- Vì sao F2 có sự phân li tính trạng?
3. Nội dung bài mới: 
* Trội không hoàn toàn không dạy.
* Câu hỏi 3 trang 13 HS không trả lời.
Menđen đã tìm ra một phương pháp khoa học hơn để xác định cây mang tính trạng trội (hoa đỏ) là đồng hợp hay dị hợp đó là lai phân tích.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
HĐ1: Tìm hiểu về phép lai phân tích? (19 phút)
III. Lai phân tích
- Nêu tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của Menđen?
- Từ kết quả trên GV phân tích các khái niệm: kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- 1 HS nêu: hợp tử F2 có tỉ lệ:
1AA: 2Aa: 1aa
- HS ghi nhớ khái niệm.
1. Một số khái niệm:
- Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể.
VD: Ruồi giấm có kiểu gen BBVV hoặc bbvv
- Thể đồng hợp: có kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau (AA, aa).
- Thể dị hợp: có kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau (Aa).
- Hãy xác định kết quả của những phép lai sau:
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 AA aa
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 Aa aa
- Kết quả lai như thế nào thì ta có thể kết luận đậu Hà lan hoa đỏ P thuần chủng hay không thuần chủng?
- Điền từ thích hợp vào ô trống (SGK – trang 11)
- Khái niệm lai phân tích?
- GV nêu; mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
- Các nhóm thảo luận, viết sơ đồ lai, nêu kết quả của từng trường hợp.
- Đại diện 2 nhóm lên bảng viết sơ đồ lai.
- Các nhóm khác hoàn thiện đáp án.
- HS dựa vào sơ đồ lai để trả lời.
1- Trội; 2- Kiểu gen; 3- Lặn; 4- Đồng hợp trội; 5- Dị hợp
- 1 HS đọc lại khái niệm lai phân tích.
2. Lai phân tích:
- Lai phân tích là đem cơ thể mang tính trạng trội lai với cá thể mang tính trạng lặn
- Mục đích : để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trội là thuần chủng hay không thuần chủng 
- Nếu F1 đồng tính :100% : thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA)
- Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 
1 :1, thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa)
 Câu hỏi 1/SGK/13: Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì ? (HSG –K)
Trả lời: Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải dùng phép lai phân tích. Nếu kết quả phép lai phân tích xuất hiện:
      + 100% cá thể mang tính trạng trội, thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội.
      + Phân tính theo tỉ lệ  1 trội: 1 lặn thì đối tượng có kiểu gen dị hợp
HĐ2: Tương quan trội – lặn có ý nghĩa như thế nào? (11 phút)
2. Ý nghĩa của tương quan trội - lặn
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thồn tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên?
- Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn nhằm mục đích gì? Dựa vào đâu?
- Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất?
- Muốn xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai nào?
GV giới thiệu sơ về tính trạng trội không hoàn toàn (tính trạng trung gian)
- HS thu nhận và xử lý thông tin.
- Thảo luận nhóm, thống nhất đáp án.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS xác định được cần sử dụng phép lai phân tích và nêu nội dung phương pháp hoặc ở cây trồng thì cho tự thụ phấn.
- Là hiện tượng phổ biến ở sinh vật, tính trạng trội thường có lợi
- Trong chọn giống ,cần phát hiện tính trội để tập trung các gen trội vào một kiểu gen tạo ra giống tốt
3. Trội không hoàn toàn
 Giảm tải HS có thể nghiên cứu SGK
Câu hỏi 2/SGK/13: Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì  trong thực tiễn sản xuất?
Trả lời: Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
4. Củng cố: (3 phút) 
Khoanh tròn vào chữ cái các ý trả lời đúng:
 1. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích. Kết quả sẽ là: (HSY)
a. Toàn quả vàng	c. 1 quả đỏ: 1 quả vàng
b. Toàn quả đỏ	d. 3 quả đỏ: 1 quả vàng
 2. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Cho lai cây thân cao với cây thân thấp F1 thu được 51% cây thân cao, 49% cây thân thấp. Kiểu gen của phép lai trên là: (HSG - K)
a. P: AA x aa	c. P: Aa x Aa
b. P: Aa x aa	d. P: aa x aa
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 4 vào vở.
- Kẻ sẵn bảng 4 vào vở bài tập
- Tìm hiểu trước bài 4
+ Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen.
+ Thế nào là biến dị tổ hợp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
Tuần: 2 – Tiết: 4 	Ngày soạn: 13/8/2018
 Bài 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Học sinh mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen.
- Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen.
- Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen.
- Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menđen
 - Nêu được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống.
 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
	- Viết được sơ đồ lai
 3. Thái độ: - Có ý thức học tập, biết ứng dụng vào trong thực tiễn
II. CHUẨN BỊ
 + Thầy:
- Tranh phóng to Hình 4. Lai hai cặp tính trạng.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 4.
 + Trò: Tìm hiểu kĩ trước bài học
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần làm gì?
- Kiểm tra bài tập 4 SGK.
3. Nội dung bài mới: 
Menđen không chỉ tiến hành lai một cặp tính trạng để tìm ra quy luật phân li và quy luật di truyền trội không hoàn toàn, ông còn tiến hành lai hai cặp tính trạng để tìm ra quy luật phân li độc lập.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen? (23 phút)
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 SGk, nghiên cứu thông tin và trình bày thí nghiệm của Menđen.
- Từ kết quả, GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 4 Trang 15.
(Khi làm cột 3 GV có thể gợi ý cho HS coi 32 là 1 phần để tính tỉ lệ các phần còn lại).
- GV treo bảng phụ gọi HS lên điền, GV chốt lại kiến thức.
- HS quan sát tranh nêu được thí nghệm.
- Hoạt động nhóm để hoàn thành bảng.
- (HSG-K) lên bảng điền. (HSY – GV hướng dẫn hoàn thành bảng)
1. Thí nghiệm của Menđen
Bảng 4. Phân tích kết quả thí nghiệm của Menđen
Kiểu hình F2
Số hạt
Tỉ lệ kiểu hình F2
Tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2
Vàng, trơn
Vàng, nhăn
Vàng, nhăn
Xanh, nhăn
315
101
108
32
9
3
3
1
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- GV phân tích cho HS thấy rõ tỉ lệ của từng cặp tính trạng có mối tương quan với tỉ lệ kiểu hình ở F2 cụ thể như SGK.
- GV cho HS làm bài tập điền từ vào chỗ trống Trang 15 SGK.
- Yêu cầu HS đọc kết quả bài tập, rút ra kết luận.
- Căn cứ vào đâu Menđen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập? (HSG-K)
- HS ghi nhớ kiến thức
9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn 
= (3 vàng: 1 xanh) (3 trơn : 1 nhăn)
- HS vận dụng kiến thức ở mục 1 điền đựơc cụm từ “tích tỉ lệ”.
- 1 HS đọc lại nội dung SGK.
- HS nêu được: căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
- Lai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
P: Vàng, trơn x Xanh, nhăn
F1: Vàng, trơn
Cho F1 tự thụ phấn 
=> F2: cho 4 loại kiểu hình với tỷ lệ: 9 vàng, trơn:	 
3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn:
 1 xanh, nhăn. 
* Nhận xét :
Tỉ lệ mỗi kiểu hình F2 bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó
ð Các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau
HĐ2: Tìm hiểu về biến dị tổ hợp? (10 phút)
2. Biến dị tổ hợp
- Yêu cầu HS nhớ lại kết quả thí nghiệm ở F2 và trả lời câu hỏi:
- F2 có những kiểu hình nào khác với bố mẹ?
- GV đưa ra khái niệm biến dị tổ hợp.
- HS nêu được: 2 kiểu hình khác bố mẹ là: vàng, nhăn và xanh, trơn (chiếm tỷ lệ: 6/16).
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.
- Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P, làm xuất hiện các kiểu hình khác P.
4. Củng cố: (5 phút)
Câu 1/SGK/16: Căn cứ vào đâu mà Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau ?
Trả Lời: Căn cứ vào tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó, Menđen đã xác định các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau.
Câu 2/SGK/16: Biến dị tổ hợp  là gì ? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào ?
Trả Lời: Biến dị tổ hợp là các kiểu hình ở đời con khác kiểu hình của bố mẹ. Nó được xuất hiện với hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).
Trả Lời: Câu 3/16 Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Chọn đáp án b
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Kẻ sẵn bảng 5 vào vở bài tập.
- Đọc trước bài 5.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt tuần 2
Ngày: /8/2018

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tuan_2_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc