Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : HS cần nắm được:
- Thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của từng loại rừng.
- Sự phát triển và phân bố của ngành thuỷ sản.
2. Kỹ năng:
- Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thuỷ sản để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, cá; vị trí các ngư trường trọng điểm.
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Phân tích mqh nhân quả giữa việc phát triển lâm nghiệp, thuỷ sản với tài nguyên và MT
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên trên cạn và dưới nước.
- Không đồng tình với hành vi phá hoại MT.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bản đồ kinh tế Việt Nam
- HS: sgk + bài soạn
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
![Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-dia-li-lop-9-tuan-5-nam-hoc-2017-2018-truong-thcs-ng_qNzcgc2Pd0.jpg)
Ngày soạn: 4/9/2017 Tuần: 5 Tiết CT: 9 BÀI 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP , THUỶ SẢN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : HS cần nắm được: - Thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của từng loại rừng. - Sự phát triển và phân bố của ngành thuỷ sản. 2. Kỹ năng: - Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thuỷ sản để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, cá; vị trí các ngư trường trọng điểm. - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thuỷ sản. - Phân tích mqh nhân quả giữa việc phát triển lâm nghiệp, thuỷ sản với tài nguyên và MT 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ tài nguyên trên cạn và dưới nước. - Không đồng tình với hành vi phá hoại MT. II. CHUẨN BỊ: GV: Bản đồ kinh tế Việt Nam HS: sgk + bài soạn III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra bài cũ : (5’) Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta ? Nội dung bài mới: (30’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN HĐ1: Lâm nghiệp (1. Tài nguyên rừng) (15’) - Dựa vào bảng 9.1, cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta? - Nhận xét về diện tích rừng tự nhiên và vai trò của rừng tự nhiên? - Rừng tự nhiên đóng vai trò quan trọng nhất trong sản xuất và bảo vệ môi trường - Trong tổng diện tích rừng 11,5 triệu ha , thì khoảng 6/10 là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, chỉ có 4/10 là rừng sản xuất. - Rừng sản xuất có vai trò như thế nào? - Rừng phòng hộ đóng vai trò quan trọng như thế nào? - Rừng đặc dụng có vai trò ntn? - Kể tên những rừng đặc dụng? ( Nước ta có một hệ thống rừng đặc dụng: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên) - Rừng sx, phòng hộ, đặc dụng. - So với ¾ dt đồi núi nước ta, thì dt rừng tự nhiên nước ta còn thấp - Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. - Là khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chống cát ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (lũ lụt, chống xói mòn, bảo vệ bờ biển) - Bảo vệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm bảo tồn văn hoá , lịch sử môi trường. - Nước ta có một hệ thống rừng đặc dụng: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên I. LÂM NGHIỆP: 1. Tài nguyên rừng - Thực trạng: Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp. - Vai trò của các loại rừng: + Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. + Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. + Rừng đặc dụng: bảo vệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm bảo tồn văn hoá , lịch sử môi trường. HĐ2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp. (15’) - GV cho HS đọc lược đồ ngành lâm nghiệp H 9.2 để thấy được sự phân bố các loại rừng - GV có thể hướng dẫn HS đọc lược đồ công nghiệp H 12.4 để xác định một số trung tâm công nghiệp chế biến lâm sản, nhất là ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. CH: Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào? - GV cho HS quan sát hình 9.1 để HS thấy được sự hợp lí về kinh tế sinh thái của mô hình này - GV cho HS đọc lại lược đồ 8.2 để thấy diện phân bố của các mô hình nông – lâm kết hợp là rất rộng, do nước ta phần lớn là đồi núi. -> GDMT: Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng? - Chính sách Đảng ta về lâm nghiệp như thế nào? - Đọc lược đồ hình 9.2 - Rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ở miền núi, cao nguyên, đầu nguồn các con sông và ven biển - Rừng sx ở vùng núi thấp và trung du - Khai thác gỗ, lâm sản và hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng - Vì rừng cc gổ và các sản phẩm của rừng cho nền ktế. Nếu rừng bị thu hẹp sẽ có nhiều thiên tai (lũ lụt, hạn hán, xói mòn và ĐV rừng có nguy cơ tuyệt chủng. - Phấn đấu đến năm 2010 trồng thêm 5 triệu ha rừng đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 45% bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây gây rừng. 2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp - Khai thác khoảng hơn 2,5 triệu mét khối gỗ / năm - Phân bố: + Khai thác gỗ: khai thác và chế biến gỗ, lâm sản chủ yếu ở miền núi, trung du. + Trồng rừng: Tăng độ che phủ rừng, phát triển mô hình nông – lâm kết hợp. 4. Củng cố: (5’) Câu hỏi cuối bài. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4’) Học bài + chuẩn bị phần II bài 9. IV. RÚT KINH NGHIỆM: GVHS ************************** Ngày soạn: 4/9/2017 Tuần: 5 Tiết CT: 10 BÀI 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP , THUỶ SẢN (TT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : HS cần nắm được: - Thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của từng loại rừng. - Sự phát triển và phân bố của ngành thuỷ sản. 2. Kỹ năng: - Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thuỷ sản để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, cá; vị trí các ngư trường trọng điểm. - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thuỷ sản. - Phân tích mqh nhân quả giữa việc phát triển lâm nghiệp, thuỷ sản với tài nguyên và MT 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ tài nguyên trên cạn và dưới nước. - Không đồng tình với hành vi phá hoại MT. II. CHUẨN BỊ: GV: Bản đồ kinh tế Việt Nam HS: sgk + bài soạn III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra bài cũ : (5’) Trình bày đặc điểm ngành lâm nghiệp ở nước ta? Nội dung bài mới: (30’) Lâm nghiệp và thuỷ sản là các ngành kinh tế có tiềm năng to lớn ở nước ta. Sự phát triển và phân bố của hai ngành kinh tế này trên đất nước ta hiên nay ra sau? Đó là vấn đề sẽ được đề cập trong bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN HĐ 1: Ngành thuỷ sản. (1. Nguồn lợi thủy sản) (20’) - Nước ta có những điều kiện tự nhiên nào thuận lợi cho ngành thuỷ sản phát triển? -> GDMT: Nước ta có nhiều đktn và tntn thuận lợi để phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, song MT ở nhiều vùng ven biển bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản giảm nhanh. - Kể tên các ngư trường trọng điểm?. Hãy xác định trên hình 9.2 những ngư trường trọng điểm ở nước ta? - Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề đi biển và nuôi trồng thủy sản. Khó khăn này chủ yếu ở những vùng nào? - bờ biển dài 3260km vùng đặc quyền kinh tế rộng, khí hậu ấm,ven biển có nhiều bãi triều, vũng vịnh, đầm, phá - CM – KG, NT – BT – BRVT. - Xác định các ngư tường lớn trên bản đồ hình 9.2 - Vốn ít nhiều ngư dân còn nghèo, nhiều vùng ven biển ô nhiễm. II. NGÀNH THUỶ SẢN: 1. Nguồn lợi thuỷ sản - Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ và nước ngọt. Khai thác khoảng 1 triệu km2 mặt nước biển. - Có 4 ngư trường trọng điểm. - Khó khăn: Biển động do bão, gió mùa đông bắc, môi trường suy thoái và nguồn lợi bị suy giảm. HĐ 2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản. (10’) CH: Bảng 9.2.Hãy so sánh số liệu năm 1990 và năm 2002, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản? CH: Hãy xác định các tỉnh trọng điểm nghề cá ở nước ta ? - Đọc và so sánh, phân tích bảng 9.2 - Dẫn đầu là tỉnh Kiên Giang, Cà Mau. Bà Rịa- Vũng Tàu và Bình Thuận 2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản - Khai thác hải sản: Sản lượng tăng khá nhanh. Các tỉnh dẫn đầu: Kiên Giang, Cà Mau, BR-V Tàu và Bình Thuận. - Nuôi trồng thuỷ sản: phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá: Cà Mau, An Giang và Bến Tre 4. Củng cố: (5’) Câu hỏi cuối bài. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4P) - Học bài + chuẩn bị bài 10. IV. RÚT KINH NGHIỆM: GVHS Châu thới, ngày tháng 9 năm 2017 Ký duyệt
File đính kèm:
giao_an_dia_li_lop_9_tuan_5_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_ng.doc