Đề thi học sinh giỏi vòng trường môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)

Câu 1: (5 điểm)

         Tại sao nói vấn đề việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Hãy nêu các giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?

doc 3 trang Khánh Hội 17/05/2023 420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi vòng trường môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi vòng trường môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi vòng trường môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lý Thường Kiệt (Có đáp án)
 PHÒNG GD&ĐT VĨNH LỢI ĐỀ THI HSG VÒNG TRƯỜNG TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT NĂM HỌC 2017 - 2018 
 MÔN: ĐỊA LÍ, LỚP: 9
 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
 ĐỀ
Câu 1: (5 điểm)
 Tại sao nói vấn đề việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Hãy nêu các giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?
Câu 2: (5 điểm) 
Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì? Thể hiện ở những mặt nào? Nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta?
Câu 3: (5 điểm) 
Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta hiện nay?
Câu 4: (5 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
	Chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta, thời kì 1991 - 2002 (%)
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2002
Tổng số
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ 
100,0
40,5
23,8
35,7
100,0
29,9
28,9
41,2
100,0
27,2
28,8
44,0
100,0
25,8
32,1
42,1
100,0
25,4
34,5
40,1
100,0
23,3
38,1
38,6
100,0
23,0
38,5
38,5
a. Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta, thời kì 1991 - 2002.
b. Hãy nhận xét biểu đồ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
	- Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì?
	- Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế này phản ánh điều gì? 
------------- Hết---------
* Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục ấn hành.
PHÒNG GD-ĐT VĨNH LỢI THI CHỌN HSG VÒNG TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN THI: ĐỊA LÍ 9 
______________________________________________________
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (5 điểm)
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. (0,75 đ) 
+ Khu vực nông thôn: thiếu việc làm là nét đặc trưng, tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng là 77,7% (2003). Nguyên nhân do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế. (1 đ) 
+ Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao, khoảng 6%. (0,75 đ) 
 - Để giải quyết việc làm, cần có các giải pháp:
+ Phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng. (0,5 đ) 
+ Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. (0,5 đ) 
+ Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị. (0,75 đ) 
+ Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm. (0,75 đ) 
Câu 2: (5 điểm) 
 - Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta: là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. (0.5điểm)
 - Thể hiện qua các mặt: (nói rõ đặc điểm) 
 + Chuyển dịch cơ cấu ngành: khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tỉ trọng giảm liên tục, khu vực CN - XD tỉ trọng tăng lên nhanh, khu vực dịch vụ tỉ trọng tăng nhanh nhưng xu hướng còn biến động. (1 điểm)
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế năng động . Trên lãnh thổ hình thành 7 vùng kinh tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. (1 điểm)
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế: Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. (1 điểm)
* Một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta:
- Những khó khăn và thách thức: 
+ Sự phân hóa giàu nghèo và tình trạng vẫn còn xã nghèo, vùng nghèo. (0.25điểm)
+ Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm. (0.25điểm)
+ Những bất cập trong phát triển văn hóa, y tế, giáo dục. (0.25điểm)
+ Vấn đề việc làm, xóa đói giảm nghèo. (0.25điểm)
+ Những khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. (0.5điểm)
Câu 3: (5 điểm)
* Các nhân tố tự nhiên:
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. (0.5điểm)
+ Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành CN trọng điểm. (0.5điểm)
+ Tài nguyên khoáng sản: gồm nhiên liệu, kim loại, phi kim, vật liệu xây dựng tạo điều kiện phát triển các ngành công năng lượng, hóa chất, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng. (0.5điểm)
+ Nguồn thủy năng dồi dào của các sông, suối là cơ sở tự nhiên cho phát triển công nghiệp năng lượng. (0.5điểm)
+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển các ngành nông, lâm, ngư, nghiệp, từ đó cung cấp nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. (1 điểm)
- Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo thế mạnh khác nhau cho từng vùng. (1điểm)
* Các nhân tố kinh tế - xã hội: 
- Dân cư và lao động: nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, thị trường rộng lớn. (0.5điểm)
- Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng đang được cải thiện, song vẫn còn hạn chế. Cơ sở vật chất -kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng. (0.5điểm)
- Có nhiều chính sách phát triển công nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đổi mới quản lí, kinh tế đối ngoại. (0.5điểm)
- Thị trường ngày càng mở rộng, song đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập. 
(0.5điểm)
Câu 4: (5 điểm)
- Vẽ biểu đồ miền: đúng, đẹp, cân đối, có tên biểu đồ, ghi chú đầy đủ. ( 3 điểm)
- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm liên tục từ trên 40% năm 1991 xuống còn 23% năm 2002, làm cho vị trí ngành này giảm từ đứng đầu xuống thứ ba. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng liên tục, từ 24% (1991) lên 39% (2002), điều này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra ở nước ta. (1 điểm)
- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh, phản ánh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta đang có biến chuyển rõ rệt. (1 điểm)
---Hết---

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_vong_truong_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_20.doc