Đề cương ôn tập Bài 36+37 môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 

IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 

1. Nông nghiệp

- Chiếm tỉ trọng lớn, nhưng có xu hướng giảm trong cơ cấu GDP của vùng 

a. Trồng trọt: 

*Sản xuất lương thực:

 - Diện tích, sản lượng lúa chiếm > 50% cả nước.

- Bình quân lương thực: 1352,3 kg/người (2016), cao nhất cả nước. 

- Phân bố: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An… 

*Ý nghĩa: 

+ Là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước. 

+ Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực của cả nước. 

+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. 

*Cây ăn quả: là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. 

*Cây công nghiệp: dừa, mía, đậu tương, ... 

doc 6 trang Khánh Hội 17/05/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Bài 36+37 môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Bài 36+37 môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Đề cương ôn tập Bài 36+37 môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
Bài 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tiết 2)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 
1. Nông nghiệp. 
- Chiếm tỉ trọng lớn, nhưng có xu hướng giảm trong cơ cấu GDP của vùng 
a. Trồng trọt: 
*Sản xuất lương thực:
 - Diện tích, sản lượng lúa chiếm > 50% cả nước.
- Bình quân lương thực: 1352,3 kg/người (2016), cao nhất cả nước. 
- Phân bố: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An 
*Ý nghĩa: 
+ Là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước. 
+ Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực của cả nước. 
+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. 
*Cây ăn quả: là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. 
*Cây công nghiệp: dừa, mía, đậu tương, ... 
b. Thủy sản: 
- Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% so với cả nước. 
- Nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh. Đặc biệt là nuôi tôm, cá xuất khẩu. 
- Phân bố: Kiên Giang, Cà Mau, An Giang,... 
c. Chăn nuôi: 
- Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh. 
d. Lâm nghiệp: 
- Rừng tràm trên đất phèn (An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau), rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau. 
2. Công nghiệp.
 - Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của vùng còn thấp, và đứng thứ 3 cả nước.
- Các ngành chính: chế biến lương thực thực phẩm (quan trọng nhất), cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Phân bố: tại các thành phố và thị xã 
- Trung tâm công nghiệp lớn nhất: Cần Thơ 
3. Dịch vụ. 
- Có tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế. 
- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thuỷ, du lịch. Hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thuỷ sản đông lạnh, hoa quả. 
- Có thế mạnh phát triển du lịch sinh thái trên sông, miệt vườn, biển đảo 
V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ 
- TP. Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Tân An, Cà Mau. 
- Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất. - Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau). 
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP 
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN (SGK trang 133) 
Bài 1. Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước ? 
- Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước: 
- Địa hình bằng phẳng, thuận lợi để sản xuất lương thực với quy mô lớn. 
- Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảnng 3 triệu ha, chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước. 
- Đất phù sa được bồi đắp thường xuyên, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thích hợp cho việc trồng lúa. 
- Khí hậu nóng ẩm, thời tiết ít biến động, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa. 
- Sông ngòi kênh rạch chằng chịt, thuộc hệ thống sông Tiền sông Hậu cung cấp phù sa màu mỡ, nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông, cải tạo đất phèn, đất mặn. 
- Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhạy bén trong việc tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới về trồng lúa, có kinh nghiệm sản xuất lúa hàng hóa. 
- Nhu cầu lớn của thị trường trong nước và xuất khẩu. 
- Được nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại giống ...) , 
Bài 2. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long? Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long: 
- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn. 
- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm. 
- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa. 
- Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 
Bài 3. Dựa vào bảng 36.3: Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nhận xét.
Bảng 36.3. Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (nghìn tấn) 
 Năm
Vùng
 1995
2000
2002
Đồng bằng sông Cửu Long
819,2
1169,1
1354,5
Cả nước
1584,4
2250,5
2647,4
* Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (1995 -2002) 
*Nhận xét: 
- Nhìn chung sản lượng thủy cả nước và đồng bằng sông Cửu Long đều tăng liên tục. 
+ Sản lượng thủy sản cả nước tăng nhanh từ 1584,4 nghìn tấn (1995) lên 2647,4 nghìn tấn (2002), tăng gấp 1,67 lần. 
+ Sản lượng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long tăng từ 819,2 nghìn tấn (1995) lên 1354,5 nghìn tấn (2002), tăng gấp 1,65 lần. 
- Sản lượng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng thủy sản cả nước (trên 50%), năm 1995 thủy sản đồng bằng sông Cửu Long chiếm 51,7% so với cả nước và năm 2002 chiếm 51,2%. 
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long là 
A. Cần Thơ. B. Long Xuyên. 
C. Hà Tiên. D. Tân An.
Câu 2 . Trong cơ cấu công nghiệp của vùng ĐB sông Cửu Long ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất là : 
A. Sản xuất vật liệu xây dựng 
B. Chế biến lương thực thực phẩm 
C. Cơ khí nông nghiệp 
D. Dệt ,may 
Bài 37: THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
I. Bài tập 1: Dựa vào bảng 37.1 : Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ờ Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước (cả nước = 100%). Bảng 37.1. Tình hình sản xuất thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002 (nghìn tấn) (SGK)
Hướng dẫn 
a. Xử lí số liệu. Bảng 37.1. Tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước, năm 2002 (Đơn vị %) 
Vẽ biểu đồ: Biểu đồ cột chồng
II. Bài tập 2. Căn cứ vào biểu đồ và các bài 35, 36, hãy cho biết: 
a. Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản? (về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ.) 
b. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu? 
c. Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Nêu một số biện pháp khắc phục. 
Hướng dẫn 
a. Những thế mạnh để phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long: - Điều kiện tự nhiên: 
+ Có đường bờ biển dài, giáp vùng biển có ngư trường lớn Cà Mau - Kiên Giang, vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá với trữ lượng lớn (chiếm hơn 1/2 trữ lượng hải sản của cả nước), có nguồn lợi thủy sản nước ngọt phong phú 
+ Có diện tích mặt nước thích hợp để nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước (hơn 50 vạn ha): 
+ Ven biển có nhiều bãi triều, rừng ngập mặn, vùng cửa sông thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn (tôm sú, cua biển, sò huyết ....) 
+ Vùng nội địa có nhiều diện tích mặt nước của sông rạch, ao hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt (cá ba sa, cá tra, tôm càng xanh ...) 
+ Thời tiết khí hậu ổn định, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, ít khi có bão. Có nhiều giống thủy sản có giá trị cao (tôm càng xanh, cá tra ) - Điều kiện kinh tế - xã hội: 
+ Nguồn lao động có truyền thống, nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đông đảo, năng động, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường 
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật nghề cá ngày càng phát triển: . có nhiều cơ sở sản xuất giống và chế biến thủy sản . Có đội tàu thuyền đánh bắt thủy sản đông đảo. 
+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong nước (tại chỗ của hơn 17 triệu dân, Đông Nam Bộ.) và nước ngoài (EU, Bắc Mĩ, Nhật Bản ....) 
+ Được sự khuyến khích và chú trọng đầu tư của Nhà nước
 b. Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm và nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu vì. 
- Môi trường tự nhiên có nhiều lợi thế hơn các vùng khác trong nước: 
+ Diện tích mặt nước có thể sử dụng để nuôi tôm lớn nhất cả nước (rừng ngập mặn, vùng nước mặn ven biển, nước lợ cửa sông có diện tích lớn, nhiều diện tích trồng lúa kết hợp nuôi tôm)
 + Khí hậu thời tiết ít biến động, ít thiên tai, nhiệt độ nước ổn định. 
- Nuôi tôm đem lại thu nhập lớn, người dân sẵn sàng đầu tư, tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới để phát triển, có kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm, năng động.
 - Nhu cầu thị trường tăng mạnh. 
- Chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển của Nhà nước. 
c. Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Nêu một số biện pháp khắc phục. 
- Sự biến động thủy văn phức tạp.
- Diện tích rừng ngập mặn ngày càng thu hẹp
 - Môi trường ô nhiễm, dịch bệnh. 
- Nuôi trồng chủ yếu phát triển ở hình thức nhỏ, cá thể 
- Thiếu hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao. 
- Thiếu vốn đầu tư, 
- Thị trường không ổn định.
 *Giải pháp: 
+ Nâng cao trình độ lao động. 
+ Quy hoạch vùng nuôi trồng, tránh phát triển ồ ạt, tự phát, đảm bảo nguồn giống, thức ăn 
+ Tăng cường hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật 
+ Thu hút vốn đầu tư 
+ Tìm hiểu kĩ thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. 
+ Bảo vệ môi trường
 B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP 
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết hai tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long là 
A. Kiên Giang, Cà Mau. 	B. Kiên Giang, An Giang. 
C. An Giang, Đồng Tháp. 	D. Đồng Tháp, Cà Mau. 
Câu 2. Nhận xét nào sau đâu đúng về tình hình sản xuất thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long? 
A. Có sản lượng cá, tôm lớn nhất cả nước. 
B. Sông ngòi kênh rạch chằng chịt. 
C. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, ổn định, ít thiên tai. 
D. Vùng biển có nhiều bãi tôm bãi cá. 
Câu 3. Yếu tố nào sau đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long? 
A. ngư trường rộng lớn. 
B. có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất. 
C. có diện tích mặt nước lớn nhất. 
D. khí hậu cận xích đạo 
Câu 4. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho sản lượng hải sản khai thác của Đồng bằng sông Cửu Long luôn dẫn đầu cả nước là
 A. có trữ lượng hải sản lớn nhất. 
B. có diện tích mặt nước lớn nhất. 
C. người dân có kinh nghiệm. 
D. thị trường rộng lớn. 
HẾT

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_bai_3637_mon_dia_li_lop_9_truong_thcs_ly_thu.doc