Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

   So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm. Giải thích vì sao có sự giống và khác nhau về cây công nghiệp lâu năm của hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

2. Kỹ năng

   Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích thống kê về tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm của hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.

3. Thái độ

   Có ý thức vận dụng kiến thức vào việc làm bài thực hành

II. CHUẨN BỊ:

- GV: sgk + giáo án.

- HS: sgk + bài soạn.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

   1. Ổn định lớp: (1’)

   2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

           - Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển nông, lâm nghiệp ?

           - Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?

doc 7 trang Khánh Hội 20/05/2023 580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 17 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 28/11/2018
Tuần: 17
Tiết CT: 33
Bài 30: THỰC HÀNH
SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm. Giải thích vì sao có sự giống và khác nhau về cây công nghiệp lâu năm của hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
2. Kỹ năng
 Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích thống kê về tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm của hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
3. Thái độ
 Có ý thức vận dụng kiến thức vào việc làm bài thực hành
II. CHUẨN BỊ:
- GV: sgk + giáo án.
- HS: sgk + bài soạn.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 	- Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển nông, lâm nghiệp ?
 	- Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?
 3. Nội dung bài mới: (30’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Bài tập 1 (15’)
Gv: Cho HS quan sát bảng 30.1
- Cho biết những cây công nghiệp nào được trồng ở cả hai vùng?
- Những cây công nghiệp nào chỉ trồng ở Tây Nguyên mà không trồng được ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
- So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở 2 vùng.
Mở rộng : 
- Các nước nhập nhiều cà phê của nước ta: Nhật, Đức.
- Các nước nhập nhiều chè của nước ta: Nhật, Hàn Quốc, Tây Á, EU......(Thương hiệu chè Việt)
- Đọc bảng số liệu
- Chè và cà phê là những cây CN lâu năm đề được trồng ở cả 2 vùng.
- Điều, hồ tiêu, cao su
1. Bài tập 1:
- Cây công nghiệp được trồng ở Tây Nguyên: Điều, hồ tiêu, cao su.
- Cây công nghiệp trồng được cả hai vùng: cà phê, chè
HĐ2: Bài tập 2 (15’)
- Viết báo cáo về tình hình sản xuất, phân bố, tiêu thụ sản phẩm cây chè hoặc cà phê.
- Gọi HS trình bày bài báo cáo.
- Gọi HS khác nhận xét, góp ý.
- GV chuẩn xác kiến thức.
- Viết bài báo cáo.
- Trình bày bài.
- Nhận xét - góp ý 
2. Bài tập: Viết báo cáo
- Cây cà phê là loại cây công nghiệp chủ lực. Cà phê thích hợp với khí hậu nóng
 phát triển trên đất badan. Cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên với diện tích 480,8 nghìn Ha, chiếm 85,1 % diện tích, sản lượng là 761,7 nghìn tấn, chiếm 90,6 % sản lượng cà phê cả nước.Cà fê được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu sang thị trường Châu âu,Nhật bản, Trung Quốc. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất thế giới.
- Cây chè có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt, thích hợp khí hậu mát lạnh, phát triển trên đất feralit, đươc trồng nhiều nhất ở trung du và miền núi Bắc Bộ.Với diện tích 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8 % diện tích chè cả nước, sản lượng là 211,3 nghìn tấn, chiếm 62,1 % sản lượng chè cả nước. Tây Nguyên có diện tích và sản lương chè đứng thứ hai. Chè được bán rộng rãi ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số nước trên thế giới nhhư Châu Phi, EU, Tây á, Nhật Bản,Hàn Quốc
4. Củng cố: (5’)
- Cho biết những cây công nghiệp lâu năm được trồng cả hai vùng, những cây công nghiệp lâu năm nào chỉ được trồng ở Tây Nguyên mà không được trồng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- So sánh sự chênh lệch vể diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở hai vùng.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4’) 
 - Xem bài.
 - Ôn tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
GV.
HS..
Ngày soạn: 28/11/2018
Tuần: 17
Tiết CT: 34
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 	Củng cố lại những kiến thức đã học ở học kì I: Địa lí dân cư, địa lí kinh tế.
2. Kỹ năng:
 	Củng cố kĩ năng hệ thống lại kiến thức, phân tích bản đồ tự nhiên, kinh tế xã hội
3. Thái độ:
 	Ý thức thấy được phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường .
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: sgk + giáo án.
 - HS: sgk + ôn lại các bài đã học.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (không)
 3. Nội dung bài mới: (35’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài mới
HĐ1 Địa lí dân cư (10’)
- Trình bày đặc điểm về mật độ dân số và phân bố dân cư ở nước ta.
- Nêu đặc điểm các loại hình quần cư.
- Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
- Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?
- Dựa vào nội dung bài 3
+ Khu vực nông thôn: thiếu việc làm là nét đặc trưng, tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng là 77,7% (2003). Nguyên nhân do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế. 
+ Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao, khoảng 6%. 
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
I. Địa lí dân cư
1. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
- Khu vực nông thôn: thiếu việc làm là nét đặc trưng, tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng là 77,7% (2003). Nguyên nhân do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế. 
- Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao, khoảng 6%. 
2. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống.
Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
HĐ2 Địa lí kinh tế (25’)
- Nền kinh tế của nước ta phát triển như thế nào ?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp ?
- Em hãy cho biết sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp ?
- Em hãy cho biết sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp ?
- Sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp như thế nào ?
- Ngành dịch vụ có vai trò như thế nào ? 
- Đặc điểm phát triển ngành dịch vụ ở nươc ta?
- Đặc điểm phân bố ngành dịch vụ ở nươc ta?
- Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào ? Loại hình nào chiếm ưu thế ? Vì sao ? 
- Em hãy cho biết những dịch vụ cơ bản của bưu chính thông thể hiện ở những dịch vụ nào ?
- HS Có sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu kinh tế.
- HS * Các nhân tố tự nhiên: Tài nguyên đất, tài nguyên khí hậu,tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật.
 * Các nhân tố kinh tế xã hội: Dân cư và lao động nông thôn, cơ sở vật chất kỉ thuật
 Hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp, chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường trong và ngoài nước.
- HS *Ngành trồng trọt cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả 
* Ngành chăn nuôi: Chăn nuôi trâu, bò, chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm 
- HS: sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.
- Rừng phòng hộ: Phân bố núi cao, ven biển.
- Rừng sản xuất :(rừng tự nhiên rừng trồng) ở núi thấp và trung du.
- Rừng đặc dụng: Phân bố ở môi trường tự nhiên.
 * Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.
- Sản xuất thuỷ sản phát triển mạnh mẽ. Tỉ trọng sản lượng khai thác lớn hơn tỉ trọng khai thác nuôi trồng.
- Nghề nuôi trồng thuỷ sản đang rất phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và khai thác tiềm năng to lớn của đất nước.
- Xuất khẩu thuỷ sản có bước phát triển vượt bậc
- HS Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm ( công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp nặng khác,chế biến lương thực thực phẩm,dệt may ).
- HS Cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra còn có vai trò tạo việt làm nâng cao đời sống nhân dân, tạo nguồn thu nhập lớn.
- HS Khu vực dịch vụ thu hút 25% lao động nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP (2002)
 - Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ đã phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội đều vươn ngang tầm khu vực và quốc tế.
- HS Hoạt động dịch vụ tập trung nhiều ở nơi đông dân cư và kinh tế phát triển.
-Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà nội là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất.
- HS đường sắt, đường sông, bộ, biển, ống, hàng không.
- Vận tải đường bộ có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàg hoá vận chuyển đảm đương nhu cầu trong nước.
- HS Những dịch vụ mới với chất lượng cao: chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm qua bưu điện.
II . Địa lí kinh tế 
-Nền kinh tế của nước ta Có sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ,cơ cấu kinh tế 
- Nông nghiệp nước ta phát triển trồng trọt và chăn nuôi
- Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm ( công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp nặng khác, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may)
 *Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống.
- Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất cho các ngành kinh tế.
- Tiêu thụ sản phẩm, tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, trong nước và ngoài nước.
- Tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sông nhân dân, tạo nguồn thu nhập lớn
- Giao thông vận tải nước ta có 6 loại hình: đường sắt,đường sông, bộ, biển, ống, hàng không.Trong đó vận tải đường bộ có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu vận chuyển đảm đương nhu cầu trong nước.
- Những dịch vụ của bưu chính viễn thông điện thoại, điện báo, In ter nét, báo chí, chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh .
4. Củng cố: (5’)
 Gọi HS nhắc lại nội dung ôn tập.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4’)
 - Học bài, tiết sau kiểm tra HK I.
 - Chuẩn bị nội dung phần kinh tế, vùng lãnh thổ
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
GV
HS.
Châu thới, ngày tháng năm 2018
Ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tuan_17_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc