Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 16 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế -xã hội
- Nhận biệt đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với phát triển kinh tế- xã hội.
- Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế của vùng.
2. Kỹ năng:
- Xác định trên bản đồ vùng Tây Nguyên – Địa lí Tự nhiên về vị trí, giới hạn lạnh thổ của vùng.
- Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng Tây Nguyên để nhận biết được đặc điểm tự nhiên.
3. Thái độ:
Biết được việc phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bản đồ vùng Tây Nguyên – Địa lí Tự nhiên.
- HS: sgk + bài soạn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 16 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
![Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 16 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 16 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-dia-li-lop-9-tuan-16-nam-hoc-2017-2018-truong-thcs-n_WPSt92tBlT.jpg)
Ngày soạn: 21/11/2017 Tuần: 16 Tiết CT: 31 Bài 28: VÙNG TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế -xã hội - Nhận biệt đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với phát triển kinh tế- xã hội. - Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế của vùng. 2. Kỹ năng: - Xác định trên bản đồ vùng Tây Nguyên – Địa lí Tự nhiên về vị trí, giới hạn lạnh thổ của vùng. - Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng Tây Nguyên để nhận biết được đặc điểm tự nhiên. 3. Thái độ: Biết được việc phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bản đồ vùng Tây Nguyên – Địa lí Tự nhiên. - HS: sgk + bài soạn. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: (35’) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ (5/) Gv: Treo bản đồ Vùng Tây Nguyên và yêu cầu Hs quan sát. - Xác định vị trí địa lí và giới hạn của vùng Tây Nguyên? - Nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế của vùng? =>Hs quan sát bản đồ vùng Tây Nguyên. =>Xác định vị trí địa lí và giới hạn của Tây Nguyên =>Nêu ý nghĩa của chúng đối việc phát triển kinh tế. I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ: - Vị trí: Đông giáp Duyên hải Nam Trung Bộ. + Tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Camphuchia. + Nam giáp Đông Nam Bộ -> là vùng duy nhất không giáp biển. -Ý nghĩa: gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển và là thị trường tiêu thụ sản phẩm, có mối quan hệ với Duyên hải Nam Trung Bộ, mở rộng quan hệ với Lào và Cam-pu-chia. II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (20/) - Treo Bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên. - Hướng dẫn học sinh quan sát H28.1 kết hợp với các kiến thức đã học cho biết - Từ Bắc xuống Nam có những cao nguyên nào? Nguồn gốc hình thành? - Dựa vào H28.1 tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên ? Chảy qua vùng địa hình nào về đâu? - Các sông ngòi Tây Nguyên có giá trị gì? - Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông này? - Nêu đặc điểm khí hậu của vùng? - Quan sát H 28.1. - vùng có những tài nguyên quan trọng nào. Nhận xét sự phân bố các vùng đất badan, các mỏ bô xít. - Cho biết những thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. - Tiềm năng du lịch sinh thái (Đà Lạt, Lang Biang, Biển Hồ..) - Tự nhiên đem lại những khó khăn gì trong quá trình phát triển ở đây? - Để bảo vệ tự nhiên và phát triển kinh tế vùng cần phải làm gì? - Tài nguyên thiên nhiên ưu đãi, song con người là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng? -> THGDMT: Việc phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.Vì vậy việc bảo vệ môi trường tự nhiên khai thác hợp lí nguồn tài nguyên, bảo vệ rừng là nhiệm vụ quan trọng của vùng. - 6 cao nguyên xếp tầng kề sát nhau. - Hình thành do sự phun trào mắc ma ở giao đoạn Tân kiến tạo. - S. Đồng Nai, S. Hinh, S. Xê Xan, S. Xrê Pôk.... - Chảy về các vùng lân cận. - Có giá trị lớn về thuỷ điện. - Bảo vệ rừng đầu nguồn là bảo vệ nguồn năng lượng, nguồn nước cho chính Tây Nguyên, cho các vùng lân cận để phát triển cây lương thực, cây CN và nước sinh hoạt cho dân cư; là BVMT sinh thái cho vùng lãnh thổ rộng lớn phía nam đất nước và 1 phần lưu vực sông Mê Công. - Khí hậu cận xđ... - quan sát H28.1 - Mỏ bô xit, đất badan. - 5 thế mạnh: Đất, rừng, thuỷ năng, khoáng sản, du lịch. - Mùa khô gây thiếu nước. - Nạn phá rừng...đát đai thoái hoá. - Trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn... =>Hs tập trung lắng nghe Giáo viên lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN: - Đặc điểm: Có địa hình cao nguyên xếp tầng: CN Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh. Có các dòng sông chảy về lãnh thổ lân cận: S. Đồng Nai, S. Hinh, S. Xê Xan, S. Xrê Pôk.... - Nhiều tài nguyên thiên nhiên. - Thuận lợi: có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành (đất badan nhiều nhất cả nước, rừng tự nhiên còn khá nhiều, khí hậu cận xích đạo, trữ năng thủy điện khá lớn, khoáng sản với bôxit có trữ lượng lớn) - Khó khăn: thiếu nước vào mùa khô. III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI (10/) - Tây Nguyên có những dân tộc nào? - Nhận xét về đặc điểm phân bố dân cư . - Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế của vùng? - Quan sát Bảng 28 .2. - Nêu nhận xét tình hình dân cư - xã hội của vùng? - Nêu một số giải pháp nhằm nâng cao mức sống của người dân? -30 % là các dân tộc ít người: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na - Phân bố không đều. Dân cư thưa thớt. - Đời sống còn nhiều khó khăn. - Sự phân hoá giầu nghèo rất sâu sắc. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đâu tư phát triển kinh tế. - Xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân. - bảo vệ rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI - Đặc điểm: Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, là vùng thưa dân nhất nước ta . Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, các nông, lâm trường. - Thuận lợi: nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch. - Khó khăn: thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao. 4. Củng cố: (5’) - Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Tây Nguyên. Nêu những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với việc phát triển kinh tế. - Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của Tây Nguyên. Nêu những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với việc phát triển kinh tế. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4’) + Học bài - Làm bài tập 1,2,3 Sgk trang 105. + Chuẩn bị bài 29: Vùng Tây Nguyên (tt) - Trả lời những câu hỏi in nghiêng trong SGK IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV HS. ************************************* Ngày soạn: 21/11/2017 Tuần: 16 Tiết CT: 32 Bài 29: VÙNG TÂY NGUYÊN (TT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng. - Nêu tên các trung tâm kinh tế lớn với chức năng chủ yếu củ từng trung tâm 2. Kỹ năng - Xác định được vị trí các trung tâm kinh tế, sự phân bố của một số cây công nghiệp (cà phê, cao su, chè) - Phân tích bản đồ Kinh tế Tây Nguyên về tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất xuất của vùng. 3. Thái độ Thấy được cần có sự huy hoạch trong việc trồng cây công nghiệp để không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bản đồ vùng Tây Nguyên - Địa lí tự nhiên. - HS: sgk + bài soạn. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1’) Báo cáo sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Tây Nguyên. Nêu những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với việc phát triển kinh tế. - Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của Tây Nguyên. Nêu những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với việc phát triển kinh tế. 3. Nội dung bài mới: (30’) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ (20/) - Dựa vào H29.2 hãy nhận xét: - Tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước ? - Vì sao cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này? - Ngoài cây cà phê Tây Nguyên còn trồng các cây công nghiệp nào? - Sự phát triển mở rộng diện tích cây cà phê có ảnh hưởng gì đến tài nguyên rừng, tài nguyên nước? - Vấn đề đặt ra với nghề trồng cà phê ở Tây nguyên là gì ? - Ngoài phát triển cây công nghiệp vùng còn có các loại hình sản xuất nông nghiệp nào? - Quan sát bảng 29.1. - Hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên ? - Tại sao sản xuất nông nghiệp ở 2 tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng có gị trị cao nhất trong vùng ? - Nhận xét tình hình phát triển lâm nghiệp của vùng? - Cho biết hiện trạng rừng ở Tây Nguyên. - Chuẩn kiến thức. Mở rộng - Vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường. - Dựa vào bảng 29.2 . - Tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước ? - Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên ? - Kể tên các dự án phát triển công nghiệp của vùng? - Sự phát triển ngành thuỷ điện có vai trò như thế nào đối với Tây Nguyên ? - Kể tên các nhà máy thuỷ điện của Tây Nguyên? - Xác định trên lược đồ. - Nhận xét hoạt động xuất nhập khẩu của vùng? - Hoạt động du lịch của vùng diễn ra như thế nào? - Xác định các điểm du lịch nổi tiếng của vùng ? - Quan sát H29.2 - Nhiều. - Khí hậu, đất thích hợp. Có thị trường xuất khẩu... - Chè, cao su, điều.... - Diện tích rừng bị thu hẹp, mực nước ngầm giảm... - Nâng cao chất lượng giống cây trồng. Tăng cường công nghệ chế biến .... - Thâm canh lúa, cây lương thực khác nhau - Chăn nuôi gia súc lớn - Trồng hoa, rau quả ôn đới - Quan sát bảng 29.1 - Tổng giá trị sản xuất còn nhỏ. Tốc độ tăng lớn. - Do điều kiện tự nhiên thuận lợi. - Lâm nghiệp phát triển mạnh, kết họp khai thác với trồng khoán bảo vệ rừng. - Độ che phủ cao... - 191,7 % ( 2002). Tốc độ cao. - Công nghiệp chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP nhưng hiện đang có những bước phát triển tích cực - Dự án phát triển thuỷ điện trên sông Xê Xan và Xrê Pôk. - Khai thác được thế mạnh của vùng. phục vụ cho ngành chế biến, sản xuất cây CN.,... - Y-a-ly trên sông xê- xan. - Xác định trên lược đồ. - Tây Nguyên xuất khẩu nông sản đứng thứ hai cả nước, cà phê là mặt hàng xuât khẩu chủ lực. - Du lịch sinh thái, du lịch văn hoá phát triển mạnh. IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Nông nghiệp: - Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn. - Diện tích và sản lượng cà phê ở nước ta tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên. - Sản xuất nông nghiệp ở hai tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng có giá trị cao nhất vùng - Lâm nghiệp phát triển mạnh, kết họp khai thác với trồng khoán bảo vệ rừng. - Độ che phủ rừng cao hơn trung bình cả nước 2. Công nghiệp: - Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế. - Sản xuất công nghiệp đang có sự chuyển biến, tốc độ tăng trưởng cao. - Các ngành: Thuỷ điện, khai thác và chế biến gỗ, chế biến cà phê, xuất nhập khẩu phát triển. 3. Dịch vụ: - Tây Nguyên xuất khẩu nông sản đứng thứ hai cả nước, cà phê là mặt hàng xuât khẩu chủ lực. - Du lịch sinh thái, du lịch văn hoá phát triển mạnh. Đà lạt là thành phố du lịch nổi tiếng. V. Các trung tâm kinh tế (10/) - Nêu tên các trung tâm kinh tế lớn với các chức năng chủ yếu của từng trung tâm? - Dựa vào các hình 29.2 và 14.1 em hãy xác định: + Vị trí các thành phố –Trung tâm kinh tế ? + Những quốc lộ nối Tây Nguyên với thành phố Hồ Chí Minh và vùng duyên hải Nam Trung Bộ? - Plâycu: Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thương mại và du lich - Buôn Mê Thuột: công nghiệp, đào tạo và nghiên cứu khoa học - Đà Lạt :du lịch sinh thái, nghỉ dưỡnghoa, rau quả - Quan sát. V. Các trung tâm kinh tế: Các thành phố: PLây Ku, Buôn Ma thuột, Đà lạt là 3 trung tâm kinh tế ở Tây Nguyên. 4. Củng cố: (5’) - Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển nông, lâm nghiệp? - Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4’) - Học bài – Làm bài tập 3 Sgk trang 111 - Chuẩn bị : Thực hành So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV HS Châu thới, ngày tháng năm 2017 Ký duyệt
File đính kèm:
giao_an_dia_li_lop_9_tuan_16_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc