Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

  - Trình bày được một số ngành kinh tế  tiêu biểu của vùng

  -  Nêu tên các trung tâm kinh tế chính.

  - Nhận biết được vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

2. Kỹ năng

  - Xác định trên bản đồ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ – Địa lí tự nhiên về vị trí, giới hạn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, các trung tâm công nghiệp của vùng.

  - Phân tích bản thống kê  về đặc điểm phát triển kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

3. Thái độ

Thấy được việc phát triển kinh tế cần phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường .

II. CHUẨN BỊ:

- GV: vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lí tự nhiên.

- HS: sgk + bài soạn.

doc 7 trang Khánh Hội 20/05/2023 580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 13/11/2018
Tuần: 15
Tiết CT: 29
Bài 26: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
 - Trình bày được một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng
 - Nêu tên các trung tâm kinh tế chính.
 - Nhận biết được vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
2. Kỹ năng
 - Xác định trên bản đồ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ – Địa lí tự nhiên về vị trí, giới hạn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, các trung tâm công nghiệp của vùng.
 - Phân tích bản thống kê về đặc điểm phát triển kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
3. Thái độ
Thấy được việc phát triển kinh tế cần phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường .
II. CHUẨN BỊ:
- GV: vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lí tự nhiên.
- HS: sgk + bài soạn.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi của tự nhiên đối với kinh tế- xã hội.
+ Trình bày được đặc điểm dân, xã hội; những thuận lợi khó khăn của dân cư đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng.
3. Nội dung bài mới: (30’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ (20’)
Gv: Yêu cầu Học sinh hoạt động cá nhân.
Gv: Yêu cầu Học sinh quan sát bảng 26.1
- Nêu nhận xét về sự phát triển nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
- Vì sao chăn nuôi bò và khai thác tiềm năng thủy hải sản là thế mạnh của vùng?
Gv: Đàn bò 1,1 triệu con (chiếm 20% đàn bò cả nước; chương trình Sinh hóa được mở rộng).
Gv: Cho biết tình hình sản xuất lương thực của vùng (nêu những khó khăn, những mặt thuận lợi).
Gv: Treo bản đồ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và yêu câu Học sinh quan sát.
- Xác định các tỉnh có nhiều bãi cá, bãi tôm.
- Vì sao vùng biển của vùng lại nổi bật về tiềm năng nghề làm muối.
Gv: Yêu cầu Học quan sát bảng 26.2
- Hãy nêu nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng với cả nước?
- Nêu tên các ngành công ngành công nghiệp trọng điểm của vùng.
Gv: Dựa vào hiểu biết bản thân, nêu những dự án quan trọng đang được triển khai để đầu phát triển kinh tế công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Gv: Yêu cầu Học sinh hoạt động cá nhân.
- Nhờ vào những điều kiện nào mà hoạt động giao thông vận tải phát triển.
Gv: Treo bản đồ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và yêu cầu Hs quan sát.
- Xác định các tuyến đường Đông - Tây, Bắc - Nam, đường sắt Bắc - Nam.
- Nêu ý nghĩa của các tuyến đường giao thông?
- Tại sao nói du lịch là thế mạnh của của vùng?
- Hs quan sát bản đồ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
=>Nhận xét phát triển nông nghiệp của vùng.
- Vùng chăn nuôi bò do có diện tích chăn nuôi thả rộng; khí hậu nóng, khô phù hợp, vùng trồng nhiều mía (thức ăn) -> có đàn bò lớn nhất cả nước.
- Khai thác thuỷ sản do có bờ biển dài, sâu (thềm lục địa hẹp nhất nước) nhiều bãi tôm, cá có 2/4 ngư trường trọng điểm, có vùng nước trôi ở cực NTBộ.
=>Hs quan sát bản đồ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
=>Xác định các tỉnh có bãi cá, bãi tôm.
- Có nhiều đồng muối, khả năng khai thác lớn.
- Hs quan sát bảng 26.2
=>Nêu nhận xét tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.
=>Kể tên các ngành công nghiệp 
=>Vận dụng kiến thức để trả lời cầu hỏi Giáo viên
=>Hs hoạt động cá nhân
- Vị trí địa lý thuận lợi...
=>Quan sát bản đồ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
=>Xác định các tuyến đường Đông - Tây, Bắc – Nam.
- Có tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn, lịch sử...
IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. NÔNG NGHIỆP
- Ngư nghiệp và chăn nuôi bò là thế mạnh của vùng.
+ Ngư nghiệp gồm nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản chiếm 27,4% giá trị thủy sản cả nước.
+ Chăn nuôi bò (20% đàn bò cả nước) phát triển ở vùng núi phía tây.
- Khó khăn: quỹ đất nông nghiệp hạn chế. Sản lượng lương thực kém phát triển, lương thực bình quân đầu người thấp hơn Tb cả nước.
2. CÔNG NGHIỆP 
- Cơ cấu đa dạng.
- Sản xuất công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng có tốc độ tăng trưởng cao.
- Công nghiệp cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, khai thác khá phát triển.
3. DỊCH VỤ
- Nhờ vào điều kiện địa lí thuận lợi mà hoạt động giao thôngvận tải diển ra sôi nổi.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh về du lịch
Hoạt động 2: V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ` VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG (10’)
Gv: Yêu cầu Hs quan sát H26.1 xác định vị trí của các trung tâm kinh tế của vùng và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Vì sao các trung tâm kinh tế này được xem là cửa ngõ của Tây Nguyên?
- Kể tên các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vai trò của vùng kinh tế trọng điềm này?
=>Hs quan sát H26.1
=>Xác định các trung tâm kinh tế của vùng
- Có các cảng lớn....
- Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang
V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 
- Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang là các trung tâm kinh tế lớn của vùng.
-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung không chỉ có tầm quan trọng đối với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mà còn ảnh hưởng đến đến các vùng lân cận.
4. Củng cố: (5’)
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào?
- Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
=>Du lịch các công trình kiến trúc cổ: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam)
=>Du lịch sinh thái : Núi Chúa.
=>Du lịch các bãi tắm:Non Nước (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Qui Nhơn (Bình Định), Đại Lãnh (Phú Yên), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Bình Thuận)
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4’)
- Xác định các Cảng biển chính của BTB& DHNTB theo thứ tự từ bắc xuống nam. 
- Các bãi cá bãi tôm chính của hai vùng theo chiều bắc nam.
- Các cơ sở sản xuất muối sa huỳnh ,cà ná.
- Những bãi tấm có giá trị du lịch nỗi tiếng ở BTB & DHNTB: Sầm Sơn, Cửa Lò. Thiên Cầm. Lăng Cô. Non Nước. Sa Huỳnh. Nha Trang. Mũi Né
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
GV:
HS:....................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 13/11/2018
Tuần: 15
Tiết CT: 30
Bài 27: THỰC HÀNH
KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 Biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (gọi chung là vùng duyên hải miền Trung), bao gồm các hoạt động của các cảng, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nghề muối và chế thủy hải sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển.
 2. Kỹ năng:
Tiếp tục hoàn thiện phương pháp bản đồ, phân tích bản số liệu thống kê, liên kết không gian với kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
 3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bản đồ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lí tự nhiên và kinh tế.
- HS: sgk + bài soạn.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào? 
 - Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
 3. Nội dung bài mới: (30’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 1(15’)
Gv: yêu cầu Hs hoạt động nhóm.
Gv: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả 
Gv chốt ý 
- Nhận xét tiềm năng phát triển kt biển ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
=> Hs hoạt động nhóm
+ Nhóm 1: Xác định các cảng biển, cơ sở sản xuất muối.
+ Nhóm 2: Xác định các bãi tắm để phát triển du lịch
+ Nhóm 3: Xác định các bãi cá, bãi tôm
=>đại diện nhóm trình bày kết quả
- Cảng biển: Cửa Lò, Đồng Hới, Chân Mây, đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Các cơ sở sản xuất muối: Sa Huỳnh, Cà Ná.
- Bãi biển: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô...
 - Tiềm năng kinh tế biển bao gồm các vấn đề sau.
 + Kinh tế cảng.
 + Đánh bắt hải sản.
 + Sản xuât muối.
 + Du lịch, tham quan, nghỉ ngơi, an dưỡng...
 + 2 quần đảo vừa có ý nghĩa về an ninh quốc phòng vừa có ý nghĩa kinh tế.... 
Bài tập 1: 
Nhận xét: - Vùng Duyên hải miền Trung (Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ) có tiềm năng phát triển kinh tế biển: du lịch biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, hoạt động các cảng biển, nghề muối, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản đông lạnh để xuất khẩu.
- Tiềm năng kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bô cao hơn Bắc Trung Bộ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 2 (15’)
Gv: Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân.
- Hãy tính tỉ lệ sản lượng thủy sản (nuôi trồng, khai thác) của Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.
Gv: Yêu cầu cá nhân học sinh trình bày kết quả
- So sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác cả hai vùng.
- Vì sao có sự chênh lệch thủy sản nuôi trồng và khai thác cả hai vùng.
=>Hs tính tỉ lệ thủy sản cả hai vùng
=>đại diện học sinh trình bày kết quả
=>So sánh sản lượng thủy sản của cả hai vùng.
=>Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi Giáo viên.
- Do Duyên hải Nam trung Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, có nhiều bãi cá, tôm tạo điều kiện cho ngành khai thác phát triển. Có nhiều đầm phá tạo điều kiện cho ngành nuôi trồng phát triển.
Bài tập 2
a. Tính tỉ lệ
b. Nhận xét:
- Nuôi trồng Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng thấp hơn Bắc Trung Bộ nhưng sản lượng khai thác chiếm cao hơn.
- Sự chênh lệch về sản lượng của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ là do Duyên hải Nam trung Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, có nhiều bãi cá, tôm tạo điều kiện cho ngành khai thác phát triển. Có nhiều đầm phá tạo điều kiện cho ngành nuôi trồng phát triển.
4. Củng cố: (5’)
 	- Hãy nêu nhận xét tiềm năng kinh tế biển của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ?
 	- Vì sao có sự chênh lệch về hải sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4’)
- Quan sát hình 28.1 hãy xác định vị trí giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
- Vị trí tiếp giáp so với Tây Nguyên co ùđặc điểm đặc biệt gì?
- Quan sát hình 28.1 kết hợp kiến thức đã học cho biết từ Bắc – Nam có những cao nguyên nào? nguồn gốc hình thành?
- Quan sát hình 28.1 hãy cho biết Tây nguyên có thể phất triển những ngành kinh tế? 
- Dựa vào hình 28.1 tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên? chảy qua vùng địa hình nào? về đâu?
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
GV
HS
Châu thới, ngày tháng năm 2018
Ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tuan_15_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc