Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

       1. Kiến thức:

- HS nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Biết 1 số loại tài nguyên của vùng, quan trọng nhất là đất; việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ đất khỏi bị ô nhiễm là 1 trong những vấn đề trọng tâm của vùng đồng bằng sông Hồng.

- Biết ảnh hưởng của mức độ tập trung dân cư đông đúc tới môi trường.

2. Kĩ năng:

- Xác định trên lược đồ  vị trí, giới hạn của vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và sự phát triển kinh tế của vùng.

     3. Thái độ: Giáo dục  lòng yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc

doc 11 trang Khánh Hội 20/05/2023 520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 22/10/2017
Tuần: 12
Tiết CT: 23 
Bài 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- HS nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Biết 1 số loại tài nguyên của vùng, quan trọng nhất là đất; việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ đất khỏi bị ô nhiễm là 1 trong những vấn đề trọng tâm của vùng đồng bằng sông Hồng.
- Biết ảnh hưởng của mức độ tập trung dân cư đông đúc tới môi trường.
2. Kĩ năng:
- Xác định trên lược đồ vị trí, giới hạn của vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và sự phát triển kinh tế của vùng.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc
 II. CHUẨN BỊ:
 	- GV: sgk + Bản đồ tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng
- HS: sgk + bài soạn.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài cũ: (không) 
Nội dung bài mới: (35’)
Trong phân công lao động giữa các vùng lãnh thổ trên cả nước ta, vùng đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong tiết học này chúng ta nghiên cứu về vị trí, ĐKTN và TNTN, đặc điểm dân cư - XH để hiểu được cơ sở tạo nên sự phát triển và vai trò đặc biệt của vùng đồng bằng sông Hồng đối với cả nước.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: (7’)
- Em hãy nêu qui mô diện tích và dân số của vùng ĐBSH.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và lược đồ hình 20.1 để xác định ranh giới (phạm vi lãnh thổ) vùng với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. 
- GV cho HS đọc tên các tỉnh ở vùng.
 - Quan sát hình 20.1, hãy xác định: Vị trí đảo Cát Bà, các đảo Cát bà, Bạch Long Vĩ?
- Dựa vào lược đồ để nhận xét chung về lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Cho biết ý nghĩa vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng?
GV chốt kiến thức
 Là vùng có vị trí thuận lợi, điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng
Đặc biệt có thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế – văn hoá khoa học, kĩ thuật lớn, một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
- Nhận xét bảng số liệu.
- Quan sát Hình 20.1, chỉ, đọc bản đồ.
- Xác định vị trí các đảo trên hình 20.1.
- Là vùng đồng bằng châu thổ rộng thứ 2 của cả nước.
- Thuận lợi cho lưu thông, trao đổi với các vùng khác và thế giới
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: Phía Bắc và tây giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Phía nam giáp Bắc Trung Bộ, Phía Đông - Vịnh Bắc Bộ. Là vùng đồng bằng châu thổ rộng thứ 2 của cả nước.
- Ý nghĩa: Thuận lợi cho lưu thông, trao đổi với các vùng khác và thế giới.
HĐ2: Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên (15’)
- Nêu đặc điểm tự nhiên của vùng.
- Cho HS TL nhóm: Dựa vào hình 20.1 và kiến thức đã học, nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư?
GV cần nhấn mạnh đặc điểm nổi bật là đồng bằng có đê điều, ô trũng do thuỷ chế sông Hồng thất thường.
 - Quan sát Hình 20.1, hãy kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở ĐBSH. 
- THGDMT: Đất là tài nguyên quý giá nhất của vùng việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ đất khỏi bị ô nhiễm là 1 trong những vấn đề trọng tâm của vùng đồng bằng sông Hồng.
- Cho HS TL nhóm: Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội?
*Lưu ý HS: do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên mùa đông đồng bằng sông Hồng rất lạnh.
- Quan sát lược đồ hình 20.1 Kể tên các loại khoáng sản của vùng ?
- Những nguồn tài nguyên biển nào đang được khai thác có hiệu quả? 
- Châu thổ do sông Hồng bồi đắp, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, nguồn nước dồi dào, chủ yếu là đất phù sa, có vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
- Bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích về phía biển. Cung cấp nước cho NN và sinh hoạt. Tuy nhiên phải đắp đê.
- Dựa vào lược đồ.
- TL: Điều kiện khí hậu thuỷ văn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mùa đông thích hợp với một số cây ưa lạnh. Đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính
- KK: Thời tiết diễn biến thất thường, bão lũ, sương giá
- Diện tích đất lầy thụt, phèn đất mặn cần được cải tạo. Quỹ đất nông nghiệp ít.
- Đại bộ phận đất canh tác ngoài đê đang bị bạc màu.
- Ô nhiễm môi trường do sử dụng phân hoá học
- Khoáng sản có giá trị đáng kể là các mỏ đá Tràng Kênh (Hải phòng), Hà Nam, Ninh Bình, sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên Thái Bình
- Những nguồn tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả như nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch
II. Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên:
- Đặc điểm: châu thổ do sông Hồng bồi đắp, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, nguồn nước dồi dào, chủ yếu là đất phù sa, có vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
- Thuận lợi: 
+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh lúa nước.
+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh.
+ Một số khoáng sản có giá trị kinh tế đáng kể (đá vôi, than nâu, khí tự nhiên)
+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.
- Khó khăn: Thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.
HĐ3: Đặc điểm dân cư, xã hội: (13’)
- Dựa vào số liệu hình 20.2, hãy tính xem mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng gấp bao nhiêu lần mật độ trung bình của cả nước, của các vùng Trung du và miền núi bắc bộ và Tây nguyên.
 - Mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế – xã hội?
- THGDMT: ảnh hưởng của mức độ tập trung dân cư đông đúc tới môi trường.
- Quan sát hình 20.3, nhận xét về kết cấu hạ tầng vùng Đồng bằng sông Hồng?
- Gấp 5 lần so với cả nước, 10 lần so với Trung du và miền núi Bắc Bộ, <15 lần so với Tây Nguyên
* Thuận lợi:
- Dân cư tập trung đông -> nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Trình độ thâm canh cao giỏi nghề thủ công, đội ngũ lao động có tri thức cao.
* Khó khăn: 
Dân cư tập trung đông ở nông thôn, bình quân đất nông nghiệp ít -> sức ép lớn cho giải quyết việc làm, y tế, giáo dục và môi trường.
- Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân, nông nghiệp trù phú, công nghiệp và đô thị diễn ra sôi động.
- Có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất nước (hệ thống đê điều), một số đô thị, di tích văn hoá hình thành lâu đời (Kinh thành Thăng Long thủ đô Hà Nội ngày nay; Thành phố cảng Hải Phòng..)
III. Đặc điểm dân cư, xã hội:
* Đặc điểm:
- Dân số đông. Mật độ dân số cao nhất nước: 1179 người/km2 (2002). 
- Nhiều lao động có kĩ thuật
* Thuận lợi:
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong xản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.
- Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước
- Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Hà Nội, Hải Phòng)
* Khó khăn: 
- Sức ép của dân số đối với việc phát triển kinh tế xã hội
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
4. Củng cố: (5’)
 - Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội ?
 - Nêu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4’)
 - Học bài + 
 - Hướng dẫn học sinh làm bt 3/75.
 - Chuẩn bị bài sau: Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
GV:HS
Ngày soạn: 22/10/2017
Tuần: 12
Tiết CT: 24
Bài 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm được:
- Tình hình phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng, các ngành công nghiệp và dịch vụ đang phát triển mạnh và tăng tỷ trọng, ngành nông nghiệp tuy giảm tỷ trọng nhưng đóng vai trò quan trọng.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.
- Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2. Kĩ năng:
 Sử dụng bản đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng để thấy rõ sự phân bố tài nguyên và các ngành kinh tế của vùng.
3. Thái độ:
 Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bản đồ kinh tế Đồng bằng sông Hồng.
- HS: sgk + bài soạn.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	 Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?
3. Nội dung bài mới: (30’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Họat động 1: Tình hình phát triển kinh tế (20’)
- Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành ra sao? 
- Căn cứ vào h 21.1 hãy nhận xét chuyển biến về tỉ trọng khu công nghiệp – xây dựng ở ĐBSH ?
 - Cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp thay đổi như thế nào từ năm 1995- 2000?. So sánh dịch vụ & nông-lâm -ngư nghiệp ?
 - Giá trị sản xuất công nghiệp thay đổi như thế nào? 
- Dựa vào h 21.2 cho biết địa bàn phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm?
 - Dựa vào SGK và kiến thức thực tế của bản thân cho biết các ngành công nghiệp trọng điểm của ĐBSH? Cho biết các sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng?
- Diện tích và tổng sản lượng lương thưc của vùng ĐBSH so với ĐBSCL ra sao ?
- Dựa vào h 21.1 hãy so sánh năng suất lúa của ĐBSH với ĐBSCL và cả nước?
- Nguyên nhân nào mà năng suất lúa ở ĐBSH luôn cao nhất?
 - Đồng bằng Sông Hồng đã biết khai thác đặc điểm của khí hậu của vùng để đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào?
GV: Khác với vùng ĐBSCL ở ĐBSH có những vùng thâm canh chuyên canh rau quả làm thực phẩm xuất khẩu nhiều nhất là vụ đông xuân, phân bố chủ yếu ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định.
- Hãy nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở đồng bằng sông hồng ?
- Qua kiến thức đã học và thức tế bản thân cho biết gắn liền với lương thực thì ngành chăn nuôi phát triển như thế nào ?.
 GDHS : về dịch cúm gia cầm H5N1 và các biện pháp phong chánh dịch bệnh, vận động gia đình không nuôi gà vịt khi chưa hết dịch, và không ăn gia súc chết hoặc bệnh. Hiện nay dịch cúm gia cầm phát triển thành H5N9 ở vịt xiêm . và bệnh lỡ mồn long món ở lợn.
 GV: Mở rộng ĐBSH còn phát triển cây công nghiệp chủ yếu là cây đay chiếm 55.1% diện tích cả nước. Cói chiếu 41.28% dtcn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
 - Dựa vào h 21.2 và sự hiểu biết, hãy xác định vị trí và nêu ý nghĩa kinh tế xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài?
- Dựa vào kiến thức đã học và thực tế của bản thân cho biết ĐBSH có điều kiện thuận lợi gì đểû phát triển du lịch ?.
 GV: Mở rộng ĐBSH nổi trội về kinh tế dịch vụ tín dụng ngân hàng bảo hiểm kho bạc sổ xố.và chuyển giao công nghệ ở đồng bằng sông hồng và cả nước.
- HS Công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá.
- HS công nghiệp tăng nhanh từ 26,6 %à36,0% , còn dịch vụ thì tăng chậm 42,7%à43,9% ,nông lâm ngư ngiệp thì giảm 30,7 %à20,1 %
 - HS Tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp từ năm 1995 –2002 thì sản lượng nông nghiệp giảm xuống 10.6%.
- Tỉ trọng công nghiệp xây dựng từ năm 1995 – 2001 tăng 9.4%
 Tỉ trọng dịch vụ từ năm 1995 –2002 tăng 1.2%.
Từ đó cho thấy sản xuất nông nghiệp đang giảm dần và thay vào đó là công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đang phát triển.
- HS Giá trị sản xuất công nghiệp cuả đồng bằng sông Hồng tăng mạnh từ 18.3 nghìn tỉ đồng (1995) lên 55.2 nghìn tỉ đồng chiếm 21% GDP công nghiệp cả nước
- HS Công nghiệp trọng điểm: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí.
- HS thấp hơn 
- HS Cao hơn ĐBSCL và cả nước .
- HS Là do vùng đồng ĐBSH có trình độ thâm canh cao trong việc sản xuất.
- HS ĐBSH đã khai thác về điều kiện một số cây ưa lạnh đem lại giá trị kinh tế cao như các cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua, và trồng hoa xen canh chính vì vậy vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.
- HS Thời tiết lạnh khô giải quyết đất nước tưới thích hợp cây ôn đới cận nhiệt , cây lương thực ngô khoai tây
- HS Chăn nuôi gia súc gia cầm. 2002 có 6.3 triệu con lợn, gia cầm hơn 30 triệu con 502 nghìn con bò.
- HS Là hai đầu mối quan trọng trao đổi hàng hóa qua các tuyến đường.
- HS Hà Nội Hải Phòng là hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước có nhiều điểm du lịch và danh lam thắng cảnh đẹp như: Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn Cát Bà
IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
1. Công nghiệp.
- Công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá.
- Giá trị sản xuất công nghiệp cuả Đồng Bằng Sông Hồng tăng mạnh.
 - Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội. Hải Phòng.
- Công nghiệp trọng điểm: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí. 
2. Nông nghiệp.
- Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực 
- Năng suất lúa đạt cao nhất cả nước do trinh độ thâm canh tăng năng suất tăng vụ.
- ĐBSH vụ đông trở thành vụ sản xuất chính đem lại hiệu quả kinh tế cao
- Chăn nuôi phát triển đặc biệt là chăn nuôi lợn ( là đàn lợn chiến tỉ trọng lớn nhất cả nước ) chăn nuôi bò ( đặc biệt là bò sữa) gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang phát triển .
3. Dịch vụ
- Giao thông vận tải phát triển đường sắt, biển, sông 
- Dịch vụ có tiềm năng lớn về kinh tế về du lịch sinh thái, văn hoá – lịch sử.
- Hà Nội Hải Phòng là hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước có nhiều điểm du lịch và danh lam thắng cảnh đẹp như : Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn Cát Bà
Hoạt động 2 : CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ (10’)
- Đồng bằng sông Hồng có các trung tâm kinh tế nào ?
- Xác định trên h 21.1 vị trí của các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ?
- Xác định các ngành kinh tế chủ yếu của Hà Nội Hải Phòng?
- Đọc tên các tỉnh & thành phố trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
- Cho biết vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động của hai vùng ĐBSH & TDMNBB? cho kinh tế cao.
 - HS Hà Nội, Hải Phòng
 - HS lên bảng xác định 
- HS xác định 
- HS có 8 tỉnh thành phố 
- HS chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa cả hai vùng ĐBSH& MNB
V . CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ.
 1/ Các trung tâm kinh tế.
 - Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất.
- Tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh 
2 / Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ .
 - Gồm 8 tỉnh thành phố : Hà Nội, Hưng Yêu, Hải Dương, Hải Phòng ,Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc 
- Vai trò vùng kinh kinh tế trọng điển Bắc Bộ tọa cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nguồn lao đông của cả hai vùng ĐBSH,TD& MNBB
4. Củng cố: (5’)	
 Sắp xếp các ý sao vào ô trống cho thích hợp hiện trạng điều kiện phát triển nông nghiệp của đồng bằng sông hồng hiện nay.
Các điều kiện tự nhiên
Thuận lợi
Khó khăn
1 /Khí hậu nhệt đới có mùa đông lạnh
X
2 /Bão, lũ, hạn, rét đâm, sương muối.
X
3/Nguồn nước phong phú, ít bị nhiễm phèn, nhiễm nặm
X
4 /Phần lớn diện tích đồng bằng không bị phù sa thường xuyên
X
5 /Hệ thống đê điều ngân lũ
X
6 /Đất phù sa màu mỡ
X
7 /Nguồn lao động dồi dào, có trình độ thâm canh cao
X
8 /Mật độ dân số đông
X
9 /Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm
X
10/Cơ sở vật chất kĩ thuật kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện.
X
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà. (4’)	 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 trang 79 
- Các em về nhà học bài và xem bài tiếp theo bài 22 thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về mói quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV... ..
HS.........................................................................................................................................................................................................................
Châu thới, ngày tháng năm 2017
Ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tuan_12_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc