Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 49: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (Tiếp theo) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu: 

     1. Kiến thức:

           - Trình bày được tiềm năng phát triển ngành khai thác khoáng sản biển đặc biệt là dầu khí, ngành giao thông biển. Tình hình phát triển kinh tế 2 ngành trên những giải pháp và xu hướng phát triển.

           Thấy được tài nguyên biển đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển.

    2. Kĩ năng:

           - Biết những giải pháp để bảo vệ tài nguyên môi trường biển.

- Nhận biết được sự ô nhiễm các vùng biển qua tranh ảnh và trên thực tế.

           - Phân tích được mqh giữa phát triển kt biển với việc bảo vệ tài nguyên và MT biển.

    3. Thái độ:

           - Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo.

- Có tình yêu quê hương, đất nước; thấy được sự cần thiết và mong muốn góp phần BVMT biển – đảo của nước ta.

           - Không đồng tình với các hành vi làm suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm MT biển – đảo.

doc 3 trang Khánh Hội 20/05/2023 480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 49: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (Tiếp theo) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 49: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (Tiếp theo) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 49: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (Tiếp theo) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 14/3/2018
Tuần: 30
Tiết CT: 49
BÀI 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO (tiếp theo)
I. Mục tiêu:	
 1. Kiến thức:
	- Trình bày được tiềm năng phát triển ngành khai thác khoáng sản biển đặc biệt là dầu khí, ngành giao thông biển. Tình hình phát triển kinh tế 2 ngành trên những giải pháp và xu hướng phát triển.
	Thấy được tài nguyên biển đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển.
 2. Kĩ năng:
	- Biết những giải pháp để bảo vệ tài nguyên môi trường biển.
- Nhận biết được sự ô nhiễm các vùng biển qua tranh ảnh và trên thực tế.
	- Phân tích được mqh giữa phát triển kt biển với việc bảo vệ tài nguyên và MT biển.
 3. Thái độ:
	- Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo.
- Có tình yêu quê hương, đất nước; thấy được sự cần thiết và mong muốn góp phần BVMT biển – đảo của nước ta.
	- Không đồng tình với các hành vi làm suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm MT biển – đảo.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Bản đồ kinh tế chung VN, tranh ảnh về biển đảo nước ta.
 - HS: sgk + Soạn bài 39 (theo nội dung câu hỏi sgk).
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Nêu đặc điểm của vùng biển Việt Nam, kể một số đảo và quần đảo lớn của nước ta. 
3. Nội dung bài mới: (30’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 2 (tt): (15’)
- Cho HS: Quan sát lược đồ hình 39.2 SGK, hãy:
- Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng ven biển nước ta mà em biết?
- Các loại khoáng sản đó phân bố ở đâu? 
- Trình bày tiềm năng về sự phát triển các hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta?
- Kể tên các mỏ dầu, thùng dầu đầu tiên được khai thác vào năm nào? 
- Tại sao nghề muối phát triển ở ven biển Nam Trung Bộ?
- Xu hướng phát triển của ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển.
GV cho HS quan sát lược đồ, kết hợp nội dung SGK, hãy:
- Trình bày những tiềm năng và sự phát triển giao thông vận tải biển ở nước ta.
- Giáo dục quốc phòng – an ninh: xác định một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển nước ta?
- Cho biết tình hình giao thông vận tải biển ở nước ta?
- Việc phát triển giao thông vận tải có ý nghĩa to lớn ntn đối với ngành ngoại thương nước ta? 
- Xu hướng phát triển các ngành GTVT?
- Quan sát H 39.2
- Dầu khí, cát, titan....
- Thềm lục địa phía Nam.
- Trữ lượng lớn, phân bố tập trung....
- 10/ 1969 Phát hiện Tiền Hải - TB - giếng khoan 61 
- 26/6/1986. Tại mỏ Bạch Hổ.
- vì vùng có nhiệt độ khí hậu cao, độ mặn nước biển cao do ít có sông ngòi đổ vào.
- Phát triển hoá dầu, chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp.....
HS quan sát lược đồ.
Đọc nội dung SGK.
- Gần tuyến đường giao thông quốc tế.....
 - Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn
- Phát triển mạnh.
- Tạo điều kiện để nước ta quan hệ buôn bán với nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các hải cảng.
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển:
- Biển nước ta có nhiều khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt, ti tan, muối.
- Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- CN hóa dầu đang được hình thành và phát triển.
- CN chế biến khí bước đầu đã phát triển.
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển.
- Nước ta nằm gần đường biển quốc tế, ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông là điều kiện để XD các hải cảng.
- Hiện cả nước có hơn 90 cảng biển lớn, nhỏ.
- Đội tàu biển quốc gia, các cụm đóng tàu đang phát triển theo hướng hiện đại.
- DV hàng hải cũng được phát triển toàn diện nhằm đáp ứng phát triển kinh tế và quốc phòng.
Hoạt động 3: Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo (15’)
- Thực trạng tài nguyên biển nước ta ntn?
- THGDMT: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên ô nhiễm môi trường biển - đảo nước ta. Sự giảm sút này gây hậu quả gì? 
- Chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo nước ta ?
GV: cho HS đọc các phương hướng chính ở sgk.
- Diện tích rừng ven biển suy giảm...
- Khai thác tài nguyên không hợp lí....
- Tài nguyên biển cạn kiệt, chất lượng các khu du lịch giảm sút.
- Bảo vệ rừng, trồng rừng.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản...
III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo.
1. Sự giảm sút về tài nguyên MT biển đảo.
- Thực trạng: 
+ DT rừng ngập mặn giảm.
+ Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể.
+ Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Nguyên nhân:
+ Ô nhiễm MT biển.
+ Đánh bắt, khai thai thác quá mức.
- Hậu quả: 
+ Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển.
+ Ảnh hưởng xấu tới chất lượng du lịch biển.
2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường.
 Nước ta đã tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực BVMT biển và đã đề ra những kế hoạch hành động quốc gia về BVTN và MT biển.
4. Củng cố: (5’)
	- Đọc phần ghi nhớ SGK
	- GV hệ thống lại kiến thức bài giảng (Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển và vấn đề bảo vệ môi trường biển - đảo).
	5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4’) 
 	- Soạn bài 40 (theo nội dung câu hỏi sgk)
	- Trình bày được tiềm năng phát triển các ngành kinh tế biển đặc biệt là ngành công nghiệp dầu khí.
IV. Rút kinh nghiệm:
GVHS
Châu thới, ngày tháng năm 2018
Kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_49_phat_trien_tong_hop_kinh_te_va.doc