Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 48: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo.
- Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, GTVT biển. Đặc biệt, thấy sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.
- Biết VN là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng, có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kt biển. Hiểu việc phát triển các ngành kt biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên và MT biển nhằm phát triển bền vững.
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ phạm vi và các bộ phận của vùng biển nước ta.
- Nhận biết được sự ô nhiễm các vùng biển qua tranh ảnh và trên thực tế.
- Phân tích được mqh giữa phát triển kt biển với việc bảo vệ tài nguyên và MT biển.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 48: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
![Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 48: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 48: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-dia-li-lop-9-tiet-48-phat-trien-tong-hop-kinh-te-va_x6rSJ7eVds.jpg)
Ngày soạn: 6/3/2018 Tuần: 29 Tiết CT: 48 Bài 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo. - Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, GTVT biển. Đặc biệt, thấy sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp. - Biết VN là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng, có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kt biển. Hiểu việc phát triển các ngành kt biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên và MT biển nhằm phát triển bền vững. 2. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ phạm vi và các bộ phận của vùng biển nước ta. - Nhận biết được sự ô nhiễm các vùng biển qua tranh ảnh và trên thực tế. - Phân tích được mqh giữa phát triển kt biển với việc bảo vệ tài nguyên và MT biển. 3. Thái độ: - Có tình yêu quê hương, đất nước; thấy được sự cần thiết và mong muốn góp phần BVMT biển – đảo của nước ta. - Không đồng tình với các hành vi làm suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm MT biển – đảo. II. Chuẩn bị: - GV: Bản đồ kinh tế chung VN, tranh ảnh về biển đảo nước ta. - HS: sgk + Soạn bài 38 (theo nội dung câu hỏi sgk). III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Nội dung bài mới: (35’) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản HĐ 1: Tìm hiểu biển và đảo VN (15’) - Đường bờ biển và diện tích vùng biển nước ta là bao nhiêu? - Xác định trên sơ đồ nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển ở nước ta? - Vùng biển VN gồm có nhiêu đảo? - Đảo tập trung nhiều nhất ở vùng nào? GV: Đảo VN phân ra đảo ven bờ và đảo xa bờ. - Hãy xác định một số đảo lớn ven bờ ? GV: Đảo ven bờ chiếm số lượng rất lớn. - Hãy xác định các đảo xa bờ? GV: - Trường Sa thuộc Tỉnh Khánh Hòa có khoảng 100 hòn đảo nằm trong vùng biển rộng khoảng 160.000 đến 180.000 km2. - Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng, có trên 30 hòn đảo, nằm trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2 - THGDMT: VN là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng, có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kt biển. Việc phát triển các ngành kt biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên và MT biển nhằm phát triển bền vững. - Đường bờ biển dài 3260 km, vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 - Bao gồm : Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa - Hơn 3000 đảo lớn, nhỏ. - Quảng Ninh – Hải Phòng (chiếm 83,7%); Khánh Hòa; Kiên Giang. - HS xác định - HS xác định. I. Biển và đảo VN: 1. Vùng biển nước ta: - Đường bờ biển dài 3260 km, vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 - Vùng biển VN là một bộ phận của Biển Đông. Cả nước có 29/63 tỉnh, thành phố giáp biển. 2. Các đảo và quần đảo: - Trong biển nước ta có hơn 3000 đảo lớn, nhỏ. - Các đảo ven bờ có S khá lớn và có số dân khá đông: Phú Quốc, Cát Bà - Các đảo xa bờ: Đảo Bạch Long Vĩ, Phú Quý và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa. HĐ 2: Phát triển tổng hợp kinh tế biển (25’) - Nêu tên các ngành kinh tế biển ở nước ta? * Thảo luận nhóm: - Dựa vào sơ đồ hình 38.3 – sgk và kiến thức đã học. Em hãy cho biết những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta? - Dựa vào Nội dung SGK hãy: Chứng minh rằng nước ta giàu có về hải sản? - Nêu các hình thức đánh bắt và khai thác cá biển ? GV : Đánh bắt gần bờ diễn ra mạnh trong khi ở xa bờ hải sản phong phú nhưng chỉ khai thác khoảng 1/5 mức cho phép. - Phương hướng phát triển của ngành thủy sản ? GV : Đánh bắt xa bờ đòi hỏi vốn lớn, đây là vấn đề khó khăn mà ngành thủy sản đang gặp phải. - Ngành nuôi trồng thủy sản đang gặp khó khăn gì? - Giáo dục quốc phòng và an ninh : Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ? - Trình bày tình hình phát triển ngành du lịch? - Hiện trạng phát triển du lịch biển nước ta hiện nay như thế nào? GV: Hạ Long, Nha Trang là những nơi trung tâm du lịch nổi tiếng của VN - Dành cho học sinh giỏi: Theo em, ngoài hoạt động tắm biển, vùng biển nước ta còn có thể phát triển các hoạt động du lịch nào khác? - 4 ngành - Tài nguyên phong phú đa dạng đặc biệt là hải sản, thuận lợi cho việc phát triển tổng hợp kinh tế biển. (- Vùng biển rộng, ấm, nhiều vũng vịnh -> khai thác, nuôi trồng thủy sản. - Nhiều bãi biển đẹp, có nhiều đảo -> du lịch. - Thềm lục địa rộng, nông với trữ lượng dầu khí lớn -> dầu khí. - Có nhiều vịnh kín, gần đường biển quốc tế -> GTVT biển.) - Có hơn 2000 loài cá... - Đánh bắt xa bờ và ven bờ. - Ưu tiên khai thác xa bờ và đẩy mạnh nuôi trồng trên biển, ven biển và các đảo. - Nguồn giống chất lượng chưa cao, thị trường bấp bênh, môi trường biển đang bị suy thoái - Khai thác hải sản ven bờ đã vượt quá mức cho phép - có 120 bãi cát rộng, dài... - Một số trung tâm du lịch biển phát triển phát triển mạnh thu hút nhiều du khách. - Xu hướng phát triển ngành lướt ván du thuyền ném bóng, thám hiểm đáy biển, thể thao bãi biển, đua ca nô II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển: 1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: - Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn (95,5% là cá), cho phép khai thác khoảng 1,9 triệu tấn/năm. - Sản lượng đánh bắt ven bờ cao gấp 2 lần mức cho phép đã gây cạn kiệt hải sản. - Ngành thủy sản đang ưu tiên phát triển khai thác xa bờ và đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên các vùng biển, đảo. 2. Du lịch biển - đảo: - Vùng biển VN có trên 120 bãi cát và nhiều đảo có tiềm năng du lịch. - Một số trung tâm du lịch biển phát triển phát triển mạnh thu hút nhiều du khách. - Hiện nay, ta chủ yếu mới khai thác hoạt động tắm biển, các hoạt động du lịch khác chưa khai thác nhiều. 4. Củng cố: (5’) - Cho học sinh nêu lại những thuận lợi và kho khăn khi phát triển tổng hợp kinh tế biển? - Liên hệ thực tế ở địa phương. 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4’) - Hướng dẫn HS làm bài tập 3 trang 139 SGK - Học bài 38. - Soạn bài 39 (theo nội dung câu hỏi sgk) + Trình bày được tiềm năng phát triển ngành khai thác khoáng sản biển đặc biệt là dầu khí, ngành giao thông biển. Tình hình phát triển kinh tế 2 ngành trên những giải pháp và xu hướng phát triển. + Thấy được tài nguyên biển đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển. IV. Rút kinh nghiệm: GV:HS: Châu thới, ngày tháng năm 2018 Ký duyệt
File đính kèm:
giao_an_dia_li_lop_9_tiet_48_phat_trien_tong_hop_kinh_te_va.doc