Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 44: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

           - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng.

           - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.

2. Kĩ năng:

- Phân tích bản đồ địa lí kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.

- Biết xử lí số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước.

3. Thái độ: 

           - Có thái độ nghiêm túc khi học tập bộ môn.

II. Chuẩn bị:

           - GV: Lược đồ KT vùng ĐBSCL.

           - HS: sgk + Soạn bài 36 (theo nội dung câu hỏi sgk).

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1’)

 

doc 4 trang Khánh Hội 20/05/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 44: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 44: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 44: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 22/1/2019
Tuần: 25
Tiết CT: 44
Bài 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng.
	- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bản đồ địa lí kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.
- Biết xử lí số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước.
3. Thái độ: 
	- Có thái độ nghiêm túc khi học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Lược đồ KT vùng ĐBSCL.
	- HS: sgk + Soạn bài 36 (theo nội dung câu hỏi sgk).
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong việc phát triển kinh tế xã hội ở ĐBSCL?
- Nêu đặc điểm về dân cư – xã hội của vùng ĐBSCL?
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế (20’)
- Dựa vào bảng 36.1 - sgk, hãy tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của ĐBSCL so với cả nước và nêu ý nghĩa của việc SX lương thực của vùng?
- Bình quân lương thực theo đầu người của vùng so với TB cả nước?
GV: Nhờ các yếu tố về DT, SL, bình quân lương thực theo đầu người mà ĐBSCL trở thành vùng XK gạo chủ lực của nước ta.
- Ngoài lúa, vùng còn phát triển các loại cây trồng nào?
- Vùng đẩy mạnh chăn nuôi những loại con gì?
- Vì sao vùng có thế mạnh phát triển mạnh nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản?
- Em hãy cho biết các tỉnh phát triển mạnh nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản?
GV: Trong nghề trồng trọt, vùng có nghề trồng rừng phát triển mạnh.
- Ở đây chủ yếu phát triển loại rừng gì?
- THGDMT: Vùng ĐBSCL có đk thuận lợi để phát triển kt trên đất liền cũng như trên biển.
Cho biết 1 số vấn đề về MT đặt ra đ/v vùng là gì?
- So với ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp ở ĐBSCL phát triển như thế nào?
- Dựa vào bảng 36.2 và kiến thức đã học, em hãy cho biết vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả?
- Sản xuất công nghiệp của vùng được phân bố như thế nào?
- Dựa vào lược đồ 36.2, xác định các thành phố, thị xã phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?
- Các hoạt động dịch vụ nào ở ĐBSCL phát triển mạnh?
- Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng là gì?
- Dành cho HSG : vì sao vận tải thủy phát triển mạnh ở ĐBSCL, nêu ý nghĩa?
GV: du lịch ở đây chủ yếu là du lich sông nước, miệt vườn và hải đảo. Tuy nhiên hoạt động du lịch nói riêng và ngành dich vụ nói chung chất lượng và khả năng cạnh tranh còn thấp.
- DT trồng lúa chiếm 51,1%
- SL chiếm 51,5%
=> Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.
- Đạt 1066,3 kg/người, gấp 2,3 lần TB cả nước.
- Mía, rau đậu, cây ăn quả.
- Chăn nuôi vịt đàn, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Do ĐBSCL có nhiều sông nước, khí hậu ấm áp, nhiều nguồn thức ăn cho cá, tôm và thuỷ sản khác.
- Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.
- Rừng ngập mặn.
- Cải tạo đất mặn, đất phèn; phòng chống cháy rừng; bảo vệ sự đa dạng sinh học và MT sinh thái rừng ngập mặn.
- Còn thấp, chiếm khoảng 20% GDP toàn vùng.
- Thuận lợi về đất, khí hậu, sông ngòi, biển đảo...=> nông sản phong phú -> nguồn nguyên liệu cho CN chế biến càng dồi dào.
- Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh, Mỹ tho, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng...
- Xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch.
- Gạo (chiếm 80% lượng gạo xuất khẩu cả nước); thủy sản; hoa quả.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, thường bị ngập vào mùa lũ => trở thành loại hình GT chủ yếu của vùng.
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Nông nghiệp:
- Vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước.
- Lúa trồng chủ yếu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Tiền Giang. Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg/người, gấp 2,3 lần TB cả nước (2002).
- Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.
- Nhiều địa phương đang phát triển cây mía, rau đậu. 
- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
- Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.
- Nuôi trồng thủy sản chiếm hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước.
- Rừng ngập mặn giữ vị trí quan trọng
2. Công nghiệp:
- Bắt đầu phát triển.
- Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp
- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp, chiếm khoảng 20% GDP toàn vùng (2002).
- Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở các thị xã, thành phố.
3. Dịch vụ:
- Bắt đầu phát triển.
- Các ngành chủ yếu: Xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch.
- Vùng đang được đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả các ngành dịch vụ.
Hoạt động 2: Các trung tâm kinh tế (10’)
- Vùng có những trung tâm kinh tế nào lớn?
- TP Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long 
* GDMT: Tại sao chúng ta phải cải tạo đất mặn, đất phè, phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và MT sinh thái rừng ngập mặn.
- Cần Thơ (lớn nhất), Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.
- Nằm ở trung tâm của vùng, nằm trên sông Hậu, cách TP HCM không xa (200km)-> thuận lợi trong giao lưu KT-XH
- Đại học Cần Thơ là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọng nhất vùng.
- Cảng Cần Thơ là cảng nội địa và là cảng cửa ngõ của Tiểu vùng sông Mê kông.
- Là TP trực thuộc trung ương.
V. Các trung tâm kinh tế:
 Cần Thơ (lớn nhất), Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.
4. Củng cố: (5’)
- Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước?
- Phát triển mạnh CN chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa ntn đ/v SX NN ở ĐBSCL.
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4’) 
	- Học bài 36
	- Làm bài tập trong 3 sgk trang 133.
	- Soạn bài 37.
	+ Hiểu đầy đủ hơn ngoài thế mạnh lương thực, vùng còn thế mạnh về thủy sản, hải sản.
	+ Biết phân tích tình hình phát triển ngành thủy sản, hải sản ở vùng ĐBSCL.
IV. Rút kinh nghiệm:
GV.
HS
Châu thới, ngày tháng năm 2019
Ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_44_vung_dong_bang_song_cuu_long_ti.doc