Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được 4 đặc điểm chung của TNVN.
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sông và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
- Biết liên hệ hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế-xã hội Việt Nam
2. Kĩ năng
Rèn luyện tư duy tổng hợp địa lí thông qua việc củng cố và tổng kết các kiến thức đã học về các hợp phần tự nhiên.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên .
II. Chuẩn bị:
- GV: Bản đồ đại lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam trong Đông Nam Á .
- HS: Học bài, xem và dụng cụ học tập
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp (1P) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (5P)
- Em hãy cho biết giá trị của tài nguyên sinh vật Việt Nam ?
- Để bảo vệ tài nguyên động vật chúng ta cần phải làm gì ?
GV nhận xét và định điểm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
![Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã](https://s1.giaoandientu.org/f1klt3onkawb57or/thumb/2023/05/28/giao-an-dia-li-lop-8-tuan-33-nam-hoc-2017-2018-truong-thcs-n_P2LlaCwIkH.jpg)
Ngày soạn : 03/4/2018 Tuần : 33; Tiết : 46 Bài 39: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích được 4 đặc điểm chung của TNVN. - Nêu được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sông và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. - Biết liên hệ hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế-xã hội Việt Nam 2. Kĩ năng Rèn luyện tư duy tổng hợp địa lí thông qua việc củng cố và tổng kết các kiến thức đã học về các hợp phần tự nhiên. 3. Thái độ Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên . II. Chuẩn bị: - GV: Bản đồ đại lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam trong Đông Nam Á . - HS: Học bài, xem và dụng cụ học tập III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp (1P) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5P) - Em hãy cho biết giá trị của tài nguyên sinh vật Việt Nam ? - Để bảo vệ tài nguyên động vật chúng ta cần phải làm gì ? GV nhận xét và định điểm. 3. Nội dung bài mới Thiên nhiên nước ta rất đa dạng phức tạp phân hóa mạnh mẽ trong không gian và trong các hợp phần tự nhiên, song có thể nêu lên một số tính chất chung nổi bậc của môi trường tự nhiên nước ta sao đây. GV ghi tựa bài lên bảng. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm (8P) * Xoáy sâu: tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm - Tại sao thiên nhiên Việt Nam mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa ẩm? - Thiên nhiên đới gió mùa ẩm biểu hiện qua các thành phần tự nhiên như thế nào? - Tính chất nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống như thế nào ? - Theo em ở vùng nào và vào mùa nào tính chất nóng ẩm bị sáo trộn nhiều nhất ? - Vị trí địa lí nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á . - Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Địa hình lớp vỏ phong hóa dày. Đất feralít. thuỷ văn hai mùa nước khác nhau. - Cây trồng phát triển quanh năm, hạn hán, bão lũ - Ở miền Bắc vào mùa đông . 1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm - Tính chất này biểu hiện trong mọi thành phần của cảnh quan thiên nhiên nước ta tập trung nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm mưa nhiều - Tuy nhiên có nơi, có mùa lại bị khô hạn, lạnh giá với những mức độ khác nhau Hoạt động 2: Việt Nam là một đất nước ven biển (8P) * Xoáy sâu: Tại sao thiên nhiên Việt Nam mang tính bán đảo rõ rệt ? - Ảnh hưởng của biển tới tòan bộ thiên nhiên Việt Nam như thế nào? - Tính 1 km2 đất liền tương ứng với bao nhiêu km2 mặt biển. - Là đất nước ven biển Việt Nam có thuận lợi gì trong phát triển kinh tế ? - Tại vì nước có vùng biển rộng lớn bao bọc phái đông và phía Nam phần đất liền ( 2 mặt giáp biển ) - Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc, duy trì tăng cường tính chất nóng ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam. - 1. 000 000 = 3,02 km2 331 212 - Thuận lợi: an dưỡng, du lịch. Khó khăn: khí hậu 2. Việt Nam là một đất nước ven biển - Biển đông rộng lớn, bao bọc phía Đông và phía Nam phần đất liền nước ta. Có ảnh hưởng đến toàn bộ thiên nhiên nước ta. - Sự tương tác của đất liền và biển đã tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa cho thiên nhiên nước ta. Hoạt động 3: Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi (8P) * Xoáy sâu: Đặc điểm nổi bật của tự nhiên nước ta là gì ? - Cho biết tác động của đồi núi tới tự nhiên nước ta như thế nào? - Miền núi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế ? - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích. - Tác động địa hình đồi núi ảnh hưởng của dòng nước dòng cát bùn, - Đất đai rộng lớn tài nguyên đa dạng ( Khóang sản, gỗ ,đồng cỏ ) - Khó khăn địa hình chia cắt , khí hậu khắc nghiệt, giao thông không thuận tiện, dân cư ít phân tán. 3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi - Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta. - Cảnh quan vùng núi thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao. Hoạt động 4: Thiên nhiên nước ta phân bố đa dạng, phức tạp (8P) * Xoáy sâu: Cảnh quan tự nhiên thay đổi từ Đông sang Tây như thế nào? - Cảnh quan tự nhiên thay đổi từ thấp lên cao như thế nào? - Cảnh quan tự nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam như thế nào? - Sự phân hóa đa dạng tạo thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội. - Tây Bắc Ấm hơn Đông Bắc do dãy Hòan Liên Sơn che chắn tác động của gió mùa Đông Bắc. Đông Tây Trường Sơn có thời tiết khác biệt do tác động của gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. - Miền núi đồng bằng có sự khác biệt về địa hình khí hậu thổ nhưỡng sinh vật rất rõ rệt. - Miền Bắc có mùa Đông Lạnh trồng được rao màu Á nhiệt đới, miền Nam nóng quanh năm mùa khô kéo dài và sâu Sắt . - Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện ( nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ) - Khó khăn: Việt Nam là vùng có nhiều thiên tai . Môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất cân bằng . Nhiều tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt . 4. Thiên nhiên nước ta phân bố đa dạng, phức tạp - Biểu hiện rõ trong lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ và trong từng thành phần tự nhiên. - Biểu hiện qua sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên thành các vùng miền . * Những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế – xã hội. - Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện ( nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ) - Khó khăn : Việt Nam là vùng có nhiều thiên tai. Môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất cân bằng. Nhiều tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt. 4. Củng cố: (4P) - Thiên nhiên đới gió mùa ẩm biểu hiện qua các thành phần tự nhiên như thế nào? - Tính chất nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống như thế nào ? - Tính 1 km2 đất liền tương ứng với bao nhiêu km2 mặt biển. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3’) - HS về nhà học bài trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài. - Đọc xem trước bài thực hành: bài 40 :Thực hành: đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp. Các em chú ý các vấn đề sao . - Lát cắt chạy qua các khu vực địa hình nào? - Lát cắt đi qua các loại đá nào? Phân bố ở đâu? - Lát cắt đi qua các loại đất nào? - Lát cắt đi qua mấy kiểu rừng ? IV. RÚT KINH NGHIỆM: Thầy ........................ Trò...................................................................................................................... Ngày soạn : 3/04/2018 Tuần : 33; Tiết : 47 Bài 40: THỰC HÀNH: ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỔNG HỢP I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân tích lát cắt thấy được cấu trúc đứng, cấu trúc ngang của một lát cắt tự nhiên tổng hợp. - Phân tích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các t/p TN: Địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thực vật - Biết đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp. 2. Kĩ năng Kĩ năng phân tích, đọc lát cắt 3. Thái độ Giáo dục học sinh có ý thức hình thành một quan điểm tổng hợp khi nhận thức nghiêng cứu về một vấn đề địa lí . II. Chuẩn bị - GV: Bản đồ khóang sản Việt Nam treo tường, Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, lát cắt tổng hợp SGK phóng to. - HS: Học bài, xem và dụng cụ học tập III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: (1P) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : (5P) - Miền núi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế xã hội ? - Thiên hiên nước ta phân hóa đa dạng và phức tạp như thế nào ? GV nhận xét và định điểm . 3. Nội dung bài mới: Đặc cơ bản của địa lí tự nhiên Việt Nam là một đất nước mang sắt thái thiên nhiên nhiệt đới gió mùa mang tính chất bán đảo với cảnh sắt thiên nhiên, với cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa rất đa dạng trong không gian. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa các hợp phần tự nhiên và phân hóa của lãnh thổ. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 Đề tài. (5P) GV Yêu cầu học sinh đọc đề bài - HS đọc trên hình 40 .1 1.Đề tài. Sgk Hoạt động 2 Yêu cầu và phương pháp làm bài (30P) - Lát cắt chạy từ đâu? Đến đâu ? - Xác định hướng cắt A,B? - Tính độ dài AB? - Muốn tính được ta phải đo và dựa vào tỉ lệ để tính . Căn cứ vào tỉ lệ của lát cắt là 1: 2 000 000 có nghĩa là một 1 cm trên bản đồ bằng 2 000 000 cm trên thực địa , bằng 20 000 m ,bằng 20 km khi đó ta đo từ A- B 17,5cm lấy 17,5 x 20 = 350 km - Lát cắt chạy qua các khu vực địa hình nào ? - Lát cắt đi qua các loại đá nào ? Phân bố ở đâu ? - Lát cắt đi qua các loại đất nào? - Lát cắt đi qua mấy kiểu rừng? GV cho học sinh thảo luận câu hỏi sau. - Em hãy tổng hợp các điều kiện tự nhiên theo khu vực. Mỗi nhóm tổng hợp một điều kiện tự nhiên theo khu vực địa lí. * Xoáy sâu: Địa hình - Hoàn Liên Sơn đến Thanh Hóa. - HS TB – ĐN 350 km - HS Núi, cao nguyên, đồng bằng. - Đá bốn loại. ... - Đất ba kiểu. ... - Thực vật ba kiểu rừng..... 2. Yêu cầu và phương pháp làm bài a. Xác định tuyến cắt A,B trên lược đồ Lát cắt chạy từ Hồng Liên Sơn đến Thanh Hố theo hướng TB – ĐN có độ dài 350 km - Lát cắt chạy qua các khu vực địa hình Núi, cao nguyên, đồng bằng. b. Dựa trên kí hiệu và bản chú giải của từng hợp phần tự nhiên cho biết trên lát cắt ( A- B và từ dưới lên trên ) - Đá có bốn loại - Đất có ba kiểu. - Thực vật ba kiểu rừng . c . Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đã vẽ trên lát cắt của 3 trạm khí tượng : Hồng , liên Sơn , Mộc Châu , Thanh Hố trình bày sự khác khí hậu trong khu vực . Khu ĐKTN Núi cao Hồng Liên Hồng liên Sơn Cao nguyên Mộc Châu Đồng bằng Thanh Hố Độ cao địa hình Núi TB cao > 2000 – 3000m Địa hình núi thấp <1000m Địa hình bồi tụ phù sa thấp và bằng phẳng. Các loại đá Mắc ma xâm nhập và phun trào. Trầm tích hữu cơ – đá vơi Trầm tích phù sa. Các loại đất Đất miền núi cao. Feralit trên đá vôi Đất phù sa trẻ. Khí hậu Lạnh quanh năm mưa nhiều. Cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp. Khí hậu nhiệt đới. Thảm thực vật Rừng Ôn đới trên núi. Rừng và đồng bằng cận nhiệt. Hệ sinh thái nông nghiệp. 4. Củng cố: (6P) Cho học sinh báo cáo lại nội dung thực hành 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3P) - Về nhà xem lại nội dung đã học, trả lời các câu hỏi cuối bài - Tìm hiểu trước bài 41. Miền Bắc và đông Bắc Bắc Bộ + Việt Nam được chia thành mấy miền tự nhiên ? + Em hãy cho biết ý nghĩa của vị trí địa lí ? Đặc biệt là đới khí hậu ? IV . RÚT KINH NGHIỆM : Thầy ........... Trò................................................................................................ Ngày tháng 04 năm 2018 Kí duyệt
File đính kèm:
giao_an_dia_li_lop_8_tuan_33_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc