Đề cương ôn tập Bài 22 đến 28 môn Địa lí Lớp 8 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

1. Việt Nam trên bản đồ thế giới. 

- Việt Nam gắn với lục địa Á – Âu, nằm ở khu vực Đông Nam Á. 

- Biển Đông thuộc Việt Nam là 1 bộ phận của Thái Bình Dương. 

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. 

- Lãnh thổ Việt Nam gồm 3 bộ phận là vùng đất, vùng trời và vùng biển. - Việt Nam thể hiện đầy đủ các đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á. - Việt Nam đang mở rộng hợp tác toàn diện, tích cực với tất cả các nước. Việt Nam trở thành đối tác của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. 

doc 13 trang Khánh Hội 16/05/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Bài 22 đến 28 môn Địa lí Lớp 8 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Bài 22 đến 28 môn Địa lí Lớp 8 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Đề cương ôn tập Bài 22 đến 28 môn Địa lí Lớp 8 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
BÀI 22 – VIỆT NAM, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN. 
1. Việt Nam trên bản đồ thế giới. 
- Việt Nam gắn với lục địa Á – Âu, nằm ở khu vực Đông Nam Á. 
- Biển Đông thuộc Việt Nam là 1 bộ phận của Thái Bình Dương. 
- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. 
- Lãnh thổ Việt Nam gồm 3 bộ phận là vùng đất, vùng trời và vùng biển. - Việt Nam thể hiện đầy đủ các đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á. - Việt Nam đang mở rộng hợp tác toàn diện, tích cực với tất cả các nước. Việt Nam trở thành đối tác của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. 
2. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển. 
- Việt Nam bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng, để lại nhiều hậu quả nặng nề. 
- Xuất phát điểm của nền kinh tế rất thấp, phải khôi phục và phát triển kinh tế từ đầu. * Thành tựu công cuộc Đổi mới (năm 1986): 
- Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài. 
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. 
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
- Đạt được nhiều thành tựu trong xóa đói giảm nghèo. 
* Mục tiêu của chiến lược phát triển đất nước là: 
- Đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
 - Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho người dân.
 - Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
 3. Học Địa lí Việt Nam như thế nào. 
- Nội dung chương trình Địa lí Việt Nam: 
+ Địa lí tự nhiên Việt Nam (vị trí địa lí, các thành phần tự nhiên, các miền địa lí tự nhiên). 
+ Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (dân cư, lao động, các ngành và các vùng kinh tế). 
- Để học tốt Địa lí Việt Nam cần: 
+ Nắm chắc kiến thức địa lí đại cương và địa lí Đông Nam Á -> là nền tảng tìm hiểu địa lí Việt Nam. 
+ Tích cực sưu tầm các tài liệu, các thông tin liên quan đến bài học, liên hệ thực tế cuộc sống với nội dung bài học. 
+ Đọc kĩ, hiểu nội dung sách giáo khoa. 
+ Học cách sử dụng cuốn Atlat Địa lí Việt Nam. 
TỔNG KẾT 
- Đất nước Việt Nam thống nhất và toàn vẹn gồm 3 bộ phận lãnh thổ.
- Việt Nam từ 1 nước nghèo nàn lạc hậu sau chiến tranh đến nay đã được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội to lớn. 
- Mục tiêu đưa Việt Nam tranh 1 nước công nghiệp hiện đại. 
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ. 
Câu 1. Công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế được bắt đầu từ năm nào?
 A. 1975 B. 1986 C. 1995 D. 2007 
Câu 2. Lãnh thổ Việt Nam là 1 khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm: 
A. Vùng đất, vùng biển. 
B. Toàn bộ phần đất liền và các đảo. 
C. Vùng đất, vùng biển, vùng trời. 
D. Toàn bộ phần đất trên bán đảo Đông Dương. 
Câu 3. Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: 
A. Công nghiệp hóa. 
B. Toàn câu hóa. 
C. Đa phương hóa. 
D. Hợp tác hóa. 
Câu 4. Nhận xét không đúng về thành tựu của Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển? 
A. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. 
B. Việt Nam đã nâng cao được đời sống cho người dân. 
C. Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế. 
D. Việt Nam đã trở thành nước công nghiệp hiện đại. 
HẾT
BÀI 23: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN. 
1. Vị trí, giới hạn lãnh thổ.
- Điểm cực Bắc: 230 23’B 
1050 20’Đ
- Điểm cực Nam: 80 34’B 
 1040 40’Đ 
- Điểm cực Tây: 220 22’B 
 1020 10’Đ 
- Điểm cực Đông: 120 40’B 
 1090 24’Đ
a) Phần đất liền: 
- Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và Đông. 
- Diện tích tự nhiên 329247 km2 , nằm trong khu vực múi giờ số 7. 
- Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới. 
b) Phần biển: 
- Biển nước ta nằm ở phía Đông phần đất liền. 
- Diện tích khoảng 1 triệu km2 trong tổng diện tích gần 3,5 triệu km2 của biển Đông. 
- Gồm 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). c) Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên: 
- Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. 
- Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. 
- Cầu nối giữa đất liền - đại dương, giữa lục địa và hải đảo, giữa các đại dương lớn. 
- Nằm trong khu vực gió mùa và nơi di cư của các luồng sinh vật. 
2. Đặc điểm lãnh thổ. 
a) Phần đất liền. 
- Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, 
- Đường bờ biển dài 3260km, cong như hình chữ S. 
- Đường biên giới dài gần 4600km. 
- Hình dáng lãnh thổ tạo nên nhiều đặc điểm địa lí tự nhiên độc đáo. 
- Nước ta phát triển được đầy đủ các loại hình giao thông vận tải. 
b) Phần biển: 
- Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ. 
- Vùng biển rộng gấp 3 lần đất liền. 
- Vùng biển có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng.
 - Biển Đông cũng có nhiều thiên tai nguy hiểm. 
B. BÀI TẬP CỦNG CỐ. 
Câu 1. Điểm cực Bắc của Việt Nam nằm ở tỉnh nào? 
A. Điện Biên. 	B. Hà Giang. 
C. Lạng Sơn. 	D. Lào Cai. 
Câu 2. Đường bờ biển của Việt Nam có đặc điểm nào? 
A. Dài 3260km, từ Quảng Ninh – Kiên Giang. 
B. Dài 3260km, từ Quảng Ninh – Cà Mau. 
C. Dài 2360km, từ Quảng Ninh – Kiên Giang. 
D. Dài 2360km, từ Quảng Ninh – Cà Mau. 
Câu 3. Phía Bắc nước ta tiếp giáp với quốc gia nào? 
A. Trung Quốc. 	B. Lào. 
C. Cam-pu-chia.	 D. Thái Lan. 
Câu 4. Nhận xét không đúng về đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ của Việt Nam là 
A. Nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương. 
B. Tiếp giáp với biển Đông rộng lớn. 
C. Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, cong như hình chữ S. 
D. Biển Đông hoàn toàn thuộc sở hữu của Việt Nam. 
HẾT
BÀI 24 – VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam. 
a) Diện tích, giới hạn. 
- Là bộ phận của Thái Bình Dương. 
- Diện tích 3,447 triệu km2 , là một biển lớn, kín. 
- Nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á. 
- 2 vịnh biển lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. 
- Biển Đông thuộc Việt Nam khoảng 1 triệu km2 . 
b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển. 
* Đặc điểm khí hậu:
 - Nhiệt độ trung bình khoảng 230C, biên độ nhiệt nhỏ, mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền. 
- Mưa ít hơn trên đất liền, từ 1100 – 1300 mm/năm. 
- Chế độ gió chia 2 mùa: 
+) Từ tháng 10 – tháng 4: gió đông bắc. 
+) Từ tháng 5 – tháng 11: gió tây nam. 
* Đặc điểm hải văn:
 - Dòng biển tương ứng với 2 mùa gió: 
+) Dòng biển mùa đông hướng tây bắc - đông nam. 
+) Dòng biển mùa hạ hướng tây nam - đông bắc. 
- Dòng biển cùng các vùng nước trồi, nước chìm kéo theo sự di chuyển sinh vật biển. 
- Chế độ thủy triều phức tạp, độc đáo và điển hình trên thế giới: nhật triều, bán nhật triều. 
- Độ mặn bình quân 30 – 33 ‰ 
c) Môi trường biển. 
- Tài nguyên vùng biển đa dạng: thủy sản, khoáng sản, giao thông, du lịch. 
- Là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế biển. 
- Vùng biển giàu tiềm năng nhưng cũng nhiều thiên tai nguy hiểm. 
2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam. 
- Tài nguyên biển đang bị suy giảm do khai thác quá mức, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm. 
- Cần khai thác tiết kiệm, có quy hoạch và bảo vệ môi trường biển. 
TỔNG KẾT 
- Biển Đông là vùng biển nhiệt đới, lớn, kín gió. 
- Vùng biển rộng, đặc điểm tự nhiên độc đáo. 
- Giàu tài nguyên thiên nhiên và có giá trị về nhiều mặt. 
- Cần khai thác và bảo vệ tốt hơn vùng biển để góp phần vào quá trình phát triển đất nước. 
B. BÀI TẬP CỦNG CỐ. 
Câu 1. Biển Đông thuộc đại dương nào? 
A. Ấn Độ Dương. 	B. Thái Bình Dương. 
C. Đại Tây Dương. 	D. Bắc Băng Dương. 
Câu 2. Biển Đông thuộc Việt Nam tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? 
A. 7 	B. 8 	C. 9 	D. 10 
Câu 3. Đặc điểm nào không đúng với biển Đông? 
A. Vùng biển rộng. 
B. Đóng băng vào mùa đông. 
C. Tương đối kín gió. 
D. Có các dòng biển theo mùa. 
Câu 4. Tài nguyên nào không phải là tài nguyên của biển Đông? 
A. Thủy sản. 	B. Dầu mỏ, khí đốt. 
C. Titan, muối. 	D. Than đá 
----------------------- HẾT -------------------------
BÀI 25 – LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM
1. Giai đoạn Tiền Cambri. 
- Cách ngày nay 570 triệu năm. 
- Đại bộ phận nước ta còn là biển. 
- Hình thành các mảng nền cổ nằm rải rác: Việt Bắc, sông Mã, Kon Tum. 
- Sinh vật rất ít và đơn giản. 
- Khí quyển có rất ít Oxi 
* Đánh giá: 
- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam. 
- Diễn ra trên một phạm vi hẹp. 
- Các điều kiện địa lí còn rất cổ đại, sơ khai và đơn điệu 
2. Giai đoạn Cổ kiến tạo. 
- Gồm 2 đại là Cổ sinh và Trung sinh, kéo dài 500 triệu năm, cách ngày nay 65 triệu năm. 
- Là giai đoạn biến đổi mạnh mẽ tự nhiên Việt Nam 
- Có nhiều vận động tạo núi lớn: 
+) Cổ sinh: Calêđôni, Hecxini 
+)Trung sinh: Inđôxini, Kimeri 
- Phần lớn lãnh thổ trở thành đất liền 
- Tạo thành nhiều núi đá vôi và than đá ở miền Bắc. 
- Sinh vật phát triển mạnh, các loại cây hạt trần, khủng long 
- Tạo nhiều khoáng sản có giá trị. 
* Đánh giá: 
- Diễn ra trong thời gian khá dài. 
- Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta. 
- Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí đã rất phát triển. 
3. Giai đoạn Tân kiến tạo.
 - Cách ngày nay 65 triệu năm và đang tiếp tục. 
- Vận động tạo núi Anpơ – Himalaya diễn ra mạnh mẽ: 
+) Nâng cao vùng núi cổ, trẻ hóa sông ngòi 
+) Hình thành cao nguyên badan, đồng bằng phù sa 
+) Mở rộng biển Đông, hình thành khoáng sản 
- Vào thời kì băng hà đệ tứ xảy ra hiện tượng biển tiến, biển thoái 
- Xuất hiện loài người 
- Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện 
- Thiên nhiên mang sắc thái nhiệt đới ẩm gió mùa 
* Đánh giá: 
- Là giai đoạn ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta. 
- Chịu tác động mạnh mẽ của vận động Tân kiến tạo 
- Hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm Việt Nam có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay 
TỔNG KẾT: 
- Quá trình hình thành lãnh thổ trải qua 3 giai đoạn: 
+) Tiền Cambri tạo lập nền móng lãnh thổ 
+) Cổ kiến tạo mở rộng và ổn định lãnh thổ 
+) Tân kiến tao biến đổi và hoàn thiện các đặc điểm tự nhiên 
- Tạo ra sự đa dạng của tự nhiên và các loại khoáng sản phong phú. 
HẾT
BÀI 26: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN. 
1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản. 
- Hiện nay đã thăm dò được 5000 điểm quặng với gần 60 loại khoáng sản. 
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản song các loại có trữ lượng vừa và nhỏ. 
- Các loại khoáng sản chính: than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crom, đồng, thiếc, bô xít 
2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta. 
- Tiền Cambri: than chì, đồng, sắt, đá quý ở Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kon Tum 
- Cổ kiến tạo: nhiều loại gồm apatit, than, sắt, thiếc, titan, vàng 
- Tân kiến tạo: dầu khí, than bùn, than nâu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, thềm lục địa phía Nam 
3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản. 
- Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi. 
- Thực trang khai thác còn lãng phí và có nguy cơ cạn kiệt nên cần khai thác tiết kiệm, sử dụng hợp lí, tái chế có hiệu quả tài nguyên. 
- Thực hiện tốt Luật khoáng sản, ngăn chặn khai thác trái phép. 
- Khai thác, chế biến cần đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. 
TỔNG KẾT: 
- Việt Nam là quốc gia giàu khoáng sản do vị trí địa lí đặc biệt song các mỏ quy mô vừa và nhỏ. 
- Một số loại khoáng sản chiến lược như than, dầu mỏ, khí đốt, bô xít, sắt, crom, thiếc, đá vôi 
- Cần khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này. 
B. BÀI TẬP CỦNG CỐ. 
Câu 1. Tỉnh nhiều than nhất Việt Nam là? 
A. Sơn La 	B. Quảng Nam 
C. Quảng Ninh 	D. Thái Nguyên 
Câu 2. Đặc điểm không phải của khoáng sản Việt Nam ? 
A. Chủ yếu là các khoáng sản quý và hiếm. 
B. Phần lớn là các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.
 C. Gồm nhiều điểm quặng và tụ khoáng. 
D. Chủng loại phong phú và đa dạng. 
Câu 3. Các mỏ dầu khí, than bùn được hình thành vào giai đoạn lịch sử phát triển nào? A. Tiền Cambri 
B. Cổ kiến tạo 
C. Trung sinh và Tân kiến tạo 
D. Tân kiến tạo 
Câu 4. Khoáng sản là loại tài nguyên: 
A. Có thể phục hồi 
B. Không thể phục hồi 
C. Không hao kiệt 
D. Có hao kiệt nhưng có thể phục hồi. 
HẾT
BÀI 28. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
II. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
1. Câu hỏi và bài tập
Câu 1. Nêu các biểu hiện chứng tỏ đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
Câu 2. Tại sao nói địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc khác nhau ?
Câu 3. Tại sao nói địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người ?
2. Hướng dẫn làm bài
Câu 1. Các biểu hiện chứng tỏ đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam :
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
+ Chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình thấp dưới 1.000m chiếm tới 85% diện tích lãnh thổ.
+ Núi cao trên 2.000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan – xi – păng cao 3.143m.
- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách tạo thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta.
Câu 2. Nói địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc khác nhau, vì :
- Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, tạo nên những bề mặt san bằng cổ, thấp và thoải.
- Đến Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi – ma – lay – a đã làm cho địa hình nước ta :
+ Nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau : núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa...
+ Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, trùng với hướng tây bắc – đông nam và được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn.
+ Trong từng bậc địa hình lớn như đồi núi, bờ biển, còn có các bậc thềm sông, thềm biển...
- Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam và vòng cung. Ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
Câu 3. Nói địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người, vì :
- Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm :
+ Đất, đá bị phong hóa mạnh mẽ.
+ Các khối núi bị xói mòn, cắt xẻ, xâm thực.
+ Đá vôi hòa tan tạo nên địa hình cácxtơ nhiệt đới độc đáo với nhiều hang động rộng lớn, kì vĩ... Trên bề mặt địa hình thường có rừng cây che phủ rậm rạp.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con nguời : các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như : các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch, hồ chứa nước...
III. LUYỆN TẬP
1. Bài tập
Câu 1. Trình bày các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Nêu tên đỉnh núi cao nhất Việt Nam và đỉnh núi cao nhất ở phía nam nước ta.
Câu 2. Kể tên các cao nguyên badan, các đồng bằng trẽ, mô tả hình dạng thềm lục địa nước ta. Miền đồng bằng nước ta bị chia cắt bởi các dãy núi nào ?
Câu 3. Tại sao cần phải bảo vệ rừng ? Nêu các nhân tố chủ yếu hình thành và biến đổi địa hình nước ta.
Câu 4. Nêu tóm tắt về đặc điểm địa hình Việt Nam.
2. Gợi ý làm bài
Câu 1. Các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam :
- Địa hình nước ta đa dạng, nhiều kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi : Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp ; địa hình đồng bằng chỉ chiếm ¼ lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền trung.
- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp : Vận động tạo núi Hi – ma – lay – si – a trong giai đoạn Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau : đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa... Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển, trùng với hướng tây bắc – đông nam.
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
+ Có nhiều hiện tượng xâm thực, xói mòn, cắt xẻ địa hình.
+ Nước mưa hòa tan tạo nên địa hình cácxtơ nhiệt đới độc đáo với nhiều hang động nổi tiếng.
+ Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều (các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê đập, kênh rạch, hồ chứa nước...).
Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là đỉnh Phan – xi – păng (3.143m).
Đỉnh núi cao nhất ở phía nam nước ta là đỉnh Ngọc Linh (2.598).
Câu 2. Các cao nguyên badan ở nước ta : cao nguyên Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lak, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh.
Các đồng bằng trẻ ở nước ta : đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.
Hình dạng thềm lục địa nước ta : mở rộng hai đầu Bắc Bộ và Nam Bộ, thu hẹp ở miền Trung.
Miền đồng bằng nước ta bị chia cắt bởi các nhánh núi : Hoành Sơn, Bạch Mã, một số nhánh núi từ Trường Sơn Nam đâm ra biển, nơi có các đèo Cù Mông, đèo Cả...
Câu 3. Cần phải bảo vệ rừng, vì :
- Khi rừng bị chặt phá thì mưa lũ gây ra hiện tượng xói lở, trượt đất, đất đai bị xói mòn, lũ quét, lũ bùn, lũ đá...
- Lợi ích của bảo vệ rừng : bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn, xâm thực, bảo vệ đất, bảo vệ sự đa dạng sinh vật...
Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu sau :
- Hoạt động kiến tạo, đặc biệt là hoạt động Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta có diện mạo như hiện nay.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, hoạt động của sinh vật.
- Hoạt động của con người.
Câu 4. Tóm tắt về đặc điểm địa hình Việt Nam :
- Địa hình Việt Nam đa dạng, nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi là bộ phận quan trọng nhất.
- Địa hình nước ta do Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo tạo dựng nên. Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Địa hình nước ta có hướng chủ yếu:
A. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung
B. Tây Đông.
C. Tây Bắc - Đông Nam.
D. Vòng cung,
Câu 5: Các sông nào sau đây không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?
A. Sông Tiền, sông Hậu.
B. Sông Thu Bồn, sông Đại.
C. Sông Hồng, sông Đà.
D. Sông Mã, sông Cả.
Câu 9: Ở nước ta, phần đất liền có địa hình thấp dưới 1000m chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích lãnh thổ?
A. 85%
B. 65%
C. 95%
D. 75%
Câu 10: Khối núi cao nhất ở Việt Nam là:
A. Pu Si Cung
B. Pu Tha Ca.
C. Phan-xi-păng.
D. Tây Côn Lĩnh.
----------------------------------------------------------------
BÀI 29. ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
1. Câu hỏi và bài tập
Câu 1. Trình bày đặc điểm của vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc nước ta.
Câu 2. Trình bày đặc điểm vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam của nước ta.
Câu 3. Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
Câu 4. Trình bày đặc điểm khu vực địa hình đồng bằng của nước ta.
Câu 5. Địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta có đặc điểm như thế nào ?
2. Hướng dẫn làm bài
Câu 1. Đặc điểm của vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc nước ta :
- Vùng núi Đông Bắc :
+ Vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.
+ Nét nổi bật của vùng là những cánh cung lớn và vùng đồi (trung du) phát triển rộng. Phổ biến ở đây là địa hình cácxtơ (nổi tiếng là Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể...).
- Vùng núi Tây Bắc :
+ Vùng núi cao, nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
+ Nét nổi bật của vùng là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam.
+ Ngoài ra, Tây Bắc còn có những đồng bằng trù phú, nằm giữa vùng núi cao như Than Uyên, Mường Thanh, Nghĩa Lộ...
Câu 2. Đặc điểm vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam của nước ta :
- Vùng núi Trường Sơn Bắc :
+ Từ phía nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã, dài khoảng 600km.
+ Vùng đồi núi thấp, chạy theo hướng tây bắc – đông nam, có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông Trường Sơn hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ (Hoành Sơn, Bạch Mã...).
- Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.
+ Vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
+ Dãy Trường Sơn Nam lưng quay ra biển, ôm lấy các cao nguyên Tây Nguyên. Sườn Đông đổ dốc xuống đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ, sườn Tây thoải xuống các cao nguyên.
+ Phía tây Trường Sơn Nam là các cao nguyên rộng lớn (Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Di Linh), mặt phủ đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1.000m.
Câu 3. Đặc điểm địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ :
- Phần lớn là những thềm phù sa cổ, có nơi cao tới 200m.
- Mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
Câu 4. Đặc điểm khu vực địa hình đồng bằng của nước ta :
- Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn :
+ Đồng bằng sông Cửu Long : diện tích khoảng 40.000 km2, cao trung bình 2 – 3m so với mực nước biển. Trên mặt đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá.
+ Đồng bằng sông Hồng : diện tích khoảng 15.000 km2, có hệ thống đê lớn chống lũ vững chắc, dài trên 2.700km.
- Các đồng bằng duyên hải miền Trung :
+ Gồm các đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, với tổng diện tích khoảng 15.000 km2.
+ Trong số đó, rộng nhất là đồng bằng Thanh Hóa (3.100 km2).
Câu 5. Đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta :
- Bờ biển nước ta dài 3.260km, chạy dài từ Móng Cái đến Hà Tiên. Địa hình bờ biển có hai dạng chính : bờ biển hội tụ và bờ biển mài mòn.
+ Bờ biển hội tụ : Bờ biển tại các châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển.
+ Bờ biển mài mòn : Bờ biển tại các vùng chân núi và hải đảo, như đoạn từ bờ biển Đà Nẵng đến Vũng Tàu rất khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch.
- Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100m.
1. Bài tập
Câu 1. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2. Kể tên các khu vực địa hình nước ta. Nêu các miền tập trung nhiêu địa hình đá vôi, địa hình cao nguyên badan. Tại sao các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp và kém phì nhiêu ?
Câu 3. Nêu tóm tắt đặc điểm các khu vực địa hình nước ta.
2. Gợi ý làm bài
Câu 1. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long :
- Giống nhau : Cả hai đều là đồng bằng châu thổ do phù sa sông bồi đắp tạo thành, là vùng nông nghiệp trọng điểm, dân cư tập trung đông đúc.
- Khác nhau :
+ Đồng bằng sông Hồng :
Diện tích 15.000 km2, địa hình cao hơn
Có hệ thống đê sông chống lũ dài, chia đồng bằng thành các ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3 – 7m, không được bồi đắp tự nhiên nữa.
Giữa đồng bằng nhỏ lên một số đồi núi thấp, ra sát biển còn có các cồn cát duyên hải.
+ Đồng bằng sông Cửu Long :
Diện tích rộng 40.000 km2, địa hình thấp hơn (chỉ cao trung bình 2 – 3 m so với mực nước biển).
Trên mặt đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Có các vùng trũng rộng lớn bị ngập sâu vào mùa lũ (Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá).
Phía tây nam, ở Cà Mau có diện tích rừng sú vẹt, rừng tràm rộng ; về phía biển có các cồn cát duyên hải.
Câu 2. Các khu vực địa hình nước ta : Địa hình nước ta chia thành ba khu vực :
Khu vực đồi núi.
Khu vực đồng bằng.
Khu vực bờ biển và thềm lục địa.
Ở nước ta :
- Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền Bắc (Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ).
- Địa hình cao nguyên badan tập trung nhiều ở Tây Nguyên.
Các đồng bằng duyên hải miền Trung nằm ở chân núi Trường Sơn, bị các dãy núi lan ra sát biển chia cắt thành các đồng bằng nhỏ hẹp. Trong sự hình thành các đồng bằng này, vai trò bồi đắp phù sa của sông không đáng kể, nên đất đai kém phì nhiêu.
Câu 3. Tóm tắt về đặc điểm các khu vực địa hình nước ta :
Địa hình nước ta được chia thành các khu vực : đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích đất liền, kéo dài liên tục từ bắc vào nam và được chia thành 4 vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích phần đất liền. Rộng nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
- Bờ biển dài 3.260km và có hai dạng chính là bờ biển bồi tụ đồng bằng và bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
B. Trắc nghiệm
Câu 1: Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Đông Bắc là
   A. Tây bắc-đông nam
   B. Vòng cung
   C. Tây-đông
   D. Đông bắc-tây nam
Câu 2: Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Tây Bắc là
   A. Tây bắc-đông nam
   B. Vòng cung
   C. Tây-đông
   D. Đông bắc-tây nam
Câu 3: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai con sông:
   A. Sông Hồng và sông Mã
   B. Sông Hồng và sông Cả
   C. Sông Đà và sông Mã
   D. Sông Đà và sông Cả
Câu 4: Đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Bắc:
   A. Vùng đồi núi thấp nổi bật là các cánh cung lớn.
   B. Vùng núi cao và những cao nguyên đá vôi nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam.
   C. Vùng núi thấp có hai sường không đối xứng, sườn phía đông hẹp và dốc.
   D. Vùng đồi núi và các cao nguyên badan xếp tầng rộng lớn.
Câu 5: Địa hình cacxto tập trung nhiều ở miền nào:
   A. Miền Bắc
   B. Miền Trung
   C. Miền Nam
   D. Tây Nguyên
Câu 6: Đồng bằng lớn nhất nước ta:
   A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng
   B. Đồng bằng duyên hải miền Trung
   C. Đồng bằng giữa núi vùng Tây Bắc
   D. Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long
Câu 7: Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là:
   A. Cao trung bình 2-3m, vào mùa lũ có nhiều ô trũng rộng lớn bị ngập nước.
   B. Là những cánh đồng nhỏ trù phú nằm giữa vùng núi cao.
   C. Các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê trở thành những ô trũng.
   D. Được chia thành nhiều đồng bằng nhỏ.
Câu 8: Bờ biển nước ta dài bao nhiêu km?
   A. 2260 km
   B. 3260 km
   C. 2360 km
   D. 3620 km
Câu 9: Đăc điểm bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu:
   A. Rất khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch.
   B. Có nhiều bãi bùn rộng.
   C. Là kiểu bờ biển bồi tụ.
   D. Diện tích rững ngập mặn phát triển.
Câu 10 : Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển:
   A. Vùng biển Bắc Bộ và Trung Bộ
   B. Vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ.
   C. Vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ.
   D. Vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_bai_22_den_28_mon_dia_li_lop_8_truong_thcs_l.doc