Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 29 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu: 

1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu VN.

- Đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam:

+ Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

+ Tính chất đa dạng và thất thường.

- Những nhân tố hình thành khí hậu nước ta:

+ Vị trí địa lí.

+ Hoan lưu gió mùa.

+ Địa hình.

2. Kĩ năng:

     Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh các số liệu khí hậu Việt Nam rút ra nhận xét.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức  rõ về sự thay đổi  các yếu tố khí hậu theo thời gian và không gian

II. Chuẩn bị

- Thầy: Bản đồ khí hậu Việt Nam, Bảng số liệu khí hậu phóng to 

- Trò: Học bài, xem bài và dụng cụ học tập 

doc 8 trang Khánh Hội 20/05/2023 40
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 29 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 29 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 29 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 7/03/2018
Tuần: 29; Tiết : 38
Bài 31: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu VN.
- Đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam:
+ Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Tính chất đa dạng và thất thường.
- Những nhân tố hình thành khí hậu nước ta:
+ Vị trí địa lí.
+ Hoan lưu gió mùa.
+ Địa hình.
2. Kĩ năng:
 Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh các số liệu khí hậu Việt Nam rút ra nhận xét.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức rõ về sự thay đổi các yếu tố khí hậu theo thời gian và không gian
II. Chuẩn bị
- Thầy: Bản đồ khí hậu Việt Nam, Bảng số liệu khí hậu phóng to 
- Trò: Học bài, xem bài và dụng cụ học tập 
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1P)	Kiểm tra sĩ số 	
2. Kiểm tra bài cũ	:	 Không	
3. Nội dung bài mới:	
	 Khí hậu là một trong những nhân tố quyết định cảnh quan tự nhiên Việt Nam cùng với địa hình khí hậu có tác động tới sự hình thành lớp phủ thổ những thực vật, sự sinh sống và cư trú các loại động vật đến chế độ thủy văn. Hơn nữa khí hậu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam. Vậy Khí hậu Việt Nam có những nhân tố nào có vai trò cơ bản trong sự hình thành khí hậu ở nước ta. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm (17P)	
- Nhắc lại vị trí địa lí nước ta? Nước ta nằm trong đới khí hậu nào?
- Dựa vào số liệu trong bảng 31.1, cho nhận xét gì về: Nhiệt độ trung bình của các tỉnh từ Bắc vào Nam?
- Vì sao nhiệt độ cao như vậy ?
- Dựa vào bảng 31.1 cho biết nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào từ nam ra bắc, giải thích vì sao ?
- Dựa vào bản đồ khí hậu Việt Nam em hãy cho biết nước ta chịu ảnh hưởng của những loại gió nào ?
- Gió nào làm cho các bạn học sinh miền Bắc phải mặc áo ấm đi học?
- Gió nào mang theo bão tố mưa to gió lớn?
 GV chính loại gió mùa tây Nam làm cho nươc ta không bị khô nóng như các nước cùng vĩ độ với Tây Á, Bắc Phi 
* Xoáy sâu: 
- Vì sao hai loại gió mùa trên lại có đặc điểm trái ngược nhau như vậy ?
- Vì sao thường có mưa lớn như Bắc Giang, Hoàng Liên Sơn, Huế, Hòn Ba?
- Nước ta nằm trong vị trí 8033/ B- 23023/ Bvà nằm trong đới khí hậu nhiệt đới của nữa cầu Bắc.
- Nhiệt độ của các tỉnh này trên 210C
- Vì ánh sáng cung cấp cho nươc ta một nguồn năng lượng lớn : Số giờ nắng trong năm cao . Số Kcalo/ m2: 1 triệu. Nhiệt độ trung bình năm: 210C
- Nhiệt độ không khí giảm dần từ Nam ra bắc vì ảnh hưởng của vị trí hình dạng lãnh thổ .
- Nước ta nằm trong khu vực gió mùa châu Á quanh năm chịu tác động của các khối khí chuyển động theo mùa .
- Gió mùa Đông bắc
- Gió mùa Tây Nam 
- Vì gió mùa Đông Bắc từ cao áp Xi-bi-a gió từ lục địa tới nên lạnh khô còn gió Tây nam từ biển thổi vào nên ẩm mang mưa lớn .
- Đó là các địa điểm nằm trên địa hình đón gió ẩm.
1/ Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
a. Tính chất nhiệt đới
- Quanh năm nhận lượng nhiệt dồi dào.
+ Số giờ nắng trong năm cao.
+ Số Kcalo/ m2: 1 triệu.
- Nhiệt độ trung bình năm: 210C.
b. Tính chất gió mùa ẩm
- Gió mùa đã mang tới cho nước ta một lượng mưa lớn (1500mm- 2000mm)/năm và độ ẩm không khí rất cao 80%.
Hoạt động 2: Tính chất đa dạng và thất thường (18P)	
- Dựa vào SGK cho biết sự phân hóa khí hậu theo không gian và thời gian như thế nào?
- Đó là những miền khí hậu nào ?
- GV cho học sinh thảo luận 5 phút các vùng miền trên có đặc điểm và phạm vi lãnh thổ như thế nào ?
- Hình thành các miền và vùng khí hậu khác nhau 
- Miền khí hậu Phía Bắc, Đông Trường Sơn, Phía Nam, Biển Đông
- HS Học sinh thảo luận trả lời nhóm khác nhận xét bổ sung
2/ Tính chất đa dạng và thất thường
a. Tính đa dạng của khí hậu.
- Tính chất đa dạng của khí hậu thể hiện ở sự phân hóa không gian ( các miền, vùng, kiểu khí hậu) và thời gian ( các mùa ) 
Miền khí hậu
Phạm vi
Đặc điểm
Phía Bắc
Từ dãy Bạch Mã trở ra
- Mùa đông lạnh tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt.
- Mùa hè: nóng, mưa nhiều.
Đông Trường Sơn
Từ Hoành Sơn-Mũi Dinh
Mùa mưa dịch sang mùa thu đông.
Phía Nam
Từ dãy Bạch Mã trở vào (bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên)
Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, có 1 mùa khô và 1 mùa mưa.
Biển Đông
Vùng biển Việt Nam
Mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
- Những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho thời tiết khí hậu nước ta đa dạng và thất thường ?
 GV thị trấn Sa pa ... trong một ngày 
- Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền nào ? Vì Sao ?
 GV liên hệ và giáo dục về khí hậu ở địa phương chúng ta .
* THGDMT: Biết một số ảnh hưởng của khí hậu đối với đời sống, sản xuất của người dân Việt Nam. Biết thời tiết, khí hậu Việt Nam trong những năm gần đây có những biết động phức tạp và nguyên nhân của nó. Biết một số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành.
- Vị trí địa lí, địa hình. Hoàn lưu gió mùa.
- Bắc Bộ và Trung Bộ vì chế độ nhiệt và chế độ mưa ở đây rất thất thường.
b. Tính chất thất thường của khí hậu
- Nhiệt độ trung bình thay đổi các năm, lượng mưa mỗi năm một khác.
- Năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão .
4. Củng cố:	(5P)	
- Dựa vào số liệu trong bảng 31.1, cho nhận xét gì về : nhiệt độ trung bình của các tỉnh từ Bắc vào Nam?
- Dựa vào bảng 31.1 cho biết nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào từ Nam ra Bắc, giải thích vì sao?
- Gió nào làm cho các bạn học sinh miền Bắc phải mặt áo ấm đi học ?
5 . Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4p) 	
- HS về nhà học bài trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Đọc xem trước bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta. Ở bài này các em chú ý các câu hỏi sao .
+ Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân và căn cứ vào hình 31.1SGK. Cho biết diễn biến khí hậu, thời tiết của ba miền khí hậu trong mùa đơng ở nước ta về (Hướng gió chính, nhiệt độ Tb tháng 1, lượng mưa tháng 1, dạng thời tiết thường gặp) 
+ Em hãy so sánh số liệu khí hậu thời tiết các miền ở mùa hè qua 3 trạm Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh về hướng gió, Nhiệt độ Tb tháng 7, lượng mưa tháng 7, dạng thời tiết thường gặp ?
IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV...............HS
Ngày soạn :	07 /3/2018	
Tuần : 29; Tiết: 39
Bài 32: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Trình bày những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa: mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam.
- Sự khác biệt về khí hậu và thời tiết của ba miền.
- Nêu được những thuận lợi - khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở Việt Nam.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ khí hậu, bảng thống kê.
3. Thái độ : Giáo dục học sinh có ý thức tìm hiểu về thời tiết, khí hậu. Có tinh thần tương thân tương ái 
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Bản đồ khí hậu Việt Nam.
- Trò: Học bài, xem bài và dụng cụ học tập 
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1P)	 Kiểm tra sỉ số 	
2. Kiểm tra bài cũ	: (5P)	
- Em hãy cho biết nước ta có tính chất gió mùa ẩm như thế nào ?
- Nước ta cĩ mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền ?
	GV nhận xét và định điểm
3. Nội dung bài mới:	
 	Các em biết hiện nay chúng ta đang ở mùa nào? Mùa đông hay mùa hạ, mùa mưa hay mùa khô, thời tiết những ngày sắp tới ra sao? Biết được những đều đó có lợi gì. Đó là những vấn đề mà bài học hôm nay sẽ nói tới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 mùa đông (10P)
- Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân và căn cứ vào hình 31.1SGK. Cho biết diễn biến khí hậu, thời tiết của ba miền khí hậu trong mùa đông ở nước ta về (Hướng gió chính, nhiệt độ Tb tháng 1, lượng mưa tháng 1, dạng thời tiết thường gặp)
- HS điền thông tin vào bản sau
1/ Gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 mùa đông
Miền khí hậu
Bắc Bộ
Trung Bộ
Nam Bộ
Trạm tiêu biểu
Hà Nội
Huế
TP. Hồ Chí Minh
Hướng gió chính
Gió mùa đông bắc
Gío mùa đông bắc
Tín phong đông bắc
Nhiệt độ Tb tháng 1
16,4
20
25,8
Lượng mưa tháng 1
18,6 mm
161,3 mm
13,8 mm
Dạng thời tiết thường gặp
Khô hanh, lạnh giá, mưa phùn.
Mưa lớn, mưa phùn
Nắng nóng, khô hạn.
GV dùng bảng phụ có biểu đồ khí hậu vẽ theo số liệu bảng 31.1 phân tích và kết luận sự khác nhau nhiệt độ và lượng mưa 
 Trong mùa này thời tiết và khí hậu trên các miền của nước ta khác rõ rệt 
 - Do gió mùa đông Bắc tràn về từng đợt làm cho nhiệt độ giảm xuống thấp ở mọi nơi trên đất nước ta .
 - Lượng mưa cũng phân bố không đều vì Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc còn Trung Bộ nằm ở giữa vị trí chuyển tiếp giữa các hoàng lưu khác nhau Nam Bộ nằm ngoài phạm vi gió mùa Đông Bắc .
- Qua bảng trên so sánh số liệu khí hậu của 3 trạm Em hãy nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa Đông ?
* GDMT: Biết một số biện pháp phòng chống thời tiết mùa đông?
- HS Mùa gió mùa đông Bắc tạo nên mùa Đông lạnh mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam.
- Mùa gió mùa đông Bắc tạo nên mùa Đông lạnh mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam.
Hoạt động 2: Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 mùa hạ (12P)
- Em hãy so sánh số liệu khí hậu thời tiết các miền ở mùa hè qua 3 trạm Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh về hướng gió, nhiệt độ Tb tháng 7, lượng mưa tháng 7, dạng thời tiết thường gặp
- HS tóm tắt điền vào bảng sau:
2/ Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 mùa hạ
Miền khí hậu
Bắc Bộ
Trung Bộ
Nam Bộ
Trạm tiêu biểu
Hà Nội
Huế
TP. Hồ Chí Minh
Trạm tiêu biểu
Hà Nội
Huế
TP. Hồ Chí Minh
Hướng gió chính
Đông nam
Tây và tây nam
Tây nam
Nhiệt độ Tb tháng 7
28,9
29,4
27,1
Lượng mưa tháng 7
288,2 mm
95,2 mm
293,7 mm
Dạng thời tiết thường gặp
Mưa rào, bão
Gió tây khô nóng, bão
Mưa rào, mưa dông
- Dựa vào bảng 31.1 em hãy nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa hè ?
- Em hãy nêu nhiệt độ cao nhất của 3 trạm Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh vào tháng 7?
 - Nguyên nhân làm cho nhiệt độ của 3 trạm khác biệt nhau ? (Lưu ý: đối với lớp yếu, kém không yêu cầu HS trả lời câu hỏi này)
* GDMT: Bằng kiến thức thực tế của bản thân em hãy cho biết mùa hạ có những dạng thời tiết đặc biệt nào ? Nêu tác hại ?
- Dựa vào bảng 32.1 em hãy cho biết mùa bão nước ta diễn biến như thế nào? 
(thời gian xuất hiện và kết thúc, địa điểm xuất hiện đầu tiên)
- Mùa gió Tây nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm mưa to, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước 
- Hà Nội ,28,90C
- Huế 29,40C
- TP. Hồ Chí 27,10C
- HS Do mỗi trạm có hướng gió khác nhau 
- HS Gió Tây mưa ngâu, bão 
- Tác hại : gây hạn hán, gâu mưa to gió lớn, vì gió giật rất mạnh ( gây hại lớn về người và của )
- HS Thời gian xuất hiện từ tháng 6 – 11 Xuất hiện đầu tiên từ Quảng Ninh đến Nghệ An 
- Mùa gió Tây nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm mưa to, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước 
- Mùa hạ có dạng có những dạng thời tiết đặc biệt gió Tây mưa ngâu, bão 
Hoạt động 3: Những thuận lợi và khó khăn do thời tiết khí hậu mang lại (8P)
* THGDMT: Bằng kiến thức thực tế của bản thân em hãy cho biết thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với sản xuất và đời sống của con người?
- Em hãy nêu một số biện pháp phòng chống thiên tai do khí hậu và thời tiết gây ra?
- HS Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với đời sống và sản xuất của người dân Việt Nam. Biết một số biện pháp phòng chống thiên tai do khí hậu và thời tiết gây ra.
3/ Những thuận lợi và khĩ khăn do thời tiết khí hậu mang lại
Thuận lợi
Khó khăn
- Khí hậu đáp ứng nhu cầu sinh thái của nhiều lồi thực vật, động vật có các nguồn gốc khác nhau.
- Rất thích hợp trồng 2, 3 vụ lúa với các giống thích hợp.
- Rét lạnh, rét hại, sương giá, sương muối về mùa đông.
- Hạn hán mùa đông ở Bắc Bộ.
- Nắng nóng khô hạn cuối đông ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Bão, mưa lũ, xói mòn, xâm thực đất.
- Sâu bệnh phát triển.
4. Củng cố:	(4P)	
- Em hãy so sánh số liệu khí hậu thời tiết các miền ở mùa hè qua 3 trạm Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh về hướng gió, nhiệt độ Tb tháng 7, lượng mưa tháng 7, dạng thời tiết thường gặp ?
Miền khí hậu
Bắc Bộ
Trung Bộ
Nam Bộ
Trạm tiêu biểu
Hà Nội
Huế
TP. Hồ Chí Minh
Hướng gió chính
Giómùa đông bắc
Gío mùa đông bắc
Tín phong đông bắc
Nhiệt độ Tb tháng 1
16,4
20
25,8
Lượng mưa tháng 1
18,6 mm
161,3 mm
13,8 mm
Dạng thời tiết thường gặp
Hanh khô, lạnh giá, mưa phùn.
Mưa lớn, mưa phùn
Nắng nóng, khô hạn.
- Dựa vào bảng 31.1 em hãy nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa hè ?
- Nguyên nhân làm cho nhiệt độ của 3 trạm khác biệt nhau ?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4p) 
- HS về nhà học bài trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Đọc xem trước bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam. 
Ở bài này các em chú ý các vấn đề sau .
+ Tại sao nước ta rất nhiều sông ngòi phần lớn là sông nhỏ, ngắn dốc ?
+ Vì sao tuyệt đại bộ phận chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung ?
+ Dựa vào hình 33.1 hãy sắp xếp các sông lớn theo hai hướng chính kể trên ?
+ Dựa vào bản 33.1 em hãy cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không và giải thích vì sao có sự khác biệt đó ?
IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV........... HS............................................................................................................................
Châu Thới, gày tháng năm 2018
Kí duyệt 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tuan_29_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc