Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 28 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Việt Nam.
- Sự phân hóa đa dạng của địa hình nước ta.
- Đặc điểm về cấu trúc, phân bố của các khu vực địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Việt Nam.
2. Kĩ năng
Đọc bản đồ, kĩ năng so sánh các đặc điểm của các khu vực địa hình.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích thiên nhiên
II. Chuẩn bị
- Thầy: Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Trò: Chuẩn bị bài.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1p) Kiễm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
Vì sao Hoàng Liên Sơn được coi là nóc nhà của Việt Nam ?
3. Nội dung bài mới
Địa hình nước ta đa dạng và chia thành các khu địa hình khác nhau đồi núi đồng bằng bờ biển và thềm lục địa mỗi khu vực có những nét nổi bật về cấu trúc và kiến tạo địa hình như hướng, độ cao, độ dốc, tính chất của đất đá …Việc phát triển kinh tế XH trên mổi khu vực địa hình củng có những thuận lợi và khó khăn
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 28 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn : 27/02/2018 Tuần : 28; Tiết: 36 Bài 29 : ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH (tt) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Việt Nam. - Sự phân hóa đa dạng của địa hình nước ta. - Đặc điểm về cấu trúc, phân bố của các khu vực địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Việt Nam. 2. Kĩ năng Đọc bản đồ, kĩ năng so sánh các đặc điểm của các khu vực địa hình. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích thiên nhiên II. Chuẩn bị - Thầy: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Trò: Chuẩn bị bài. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp (1p) Kiễm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5p) Vì sao Hoàng Liên Sơn được coi là nóc nhà của Việt Nam ? 3. Nội dung bài mới Địa hình nước ta đa dạng và chia thành các khu địa hình khác nhau đồi núi đồng bằng bờ biển và thềm lục địa mỗi khu vực có những nét nổi bật về cấu trúc và kiến tạo địa hình như hướng, độ cao, độ dốc, tính chất của đất đá Việc phát triển kinh tế XH trên mổi khu vực địa hình củng có những thuận lợi và khó khăn Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung cơ bản Hoạt động 2 : Khu vực đồng bằng (20p) QS H 29.2, H29.3 Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long? * Xoáy sâu: Hướng dẫn HS Nêu được điểm giống và khác nhau giữa đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long? - HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. HS nêu được điểm giống và khác nhau giữa đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long? 2/ Khu vực đồng bằng a. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long - Là vùng sụt võng được phù sa sông Hồng bồi đắp. - Dạng một tam giác cân đỉnh là Việc Trì ở độ cao 15m đáy là đoạn bờ biển Hải Phòng , Ninh Bình . - Diện tích: 15 000 km2 - Hệ thống đê dài: 2700km chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng. - Đắp đê biển ngăn nước mặn, mở rộng diện tích canh tác lúa nuơi thủy sản . - Là vùng sụt võng được phù sa sông Cửu Long bồi đắp. - Thấp, ngập nước , độ cao trung bình 2 – 3m, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. - Diện tích: 40 000 km2 - Không có hệ thống đê lớn, 10.000 km2 bị ngập lũ hằng năm . - Sống chung với lũ, tăng cường thuỷ lợi, cải tạo đất tăng cường chọn giống cây trồng . - Vì sao đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp kém phì nhiêu ? - Phát triển hình thành lãnh thổ nhỏ, hẹp, bị chia cắt các dãy núi chạy ra biển thành 2 khu vực nhỏ đồi núi sát biển, sông ngắn dốc b. Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ - Diện tích: 15000 km2 - Nhỏ, hẹp, kém phì nhiêu. Hoạt động 3 Địa hình bờ biển và thềm lục địa. (15p) - GV cho học sinh quan sát hình bờ biển Việt Nam trên bảng đồ tự nhiên nước ta có mấy dạng địa hình chính? - Nêu đặc điểm địa hình bờ biển bồi tụ? - Nêu đặc điểm địa hình bờ biển mài mòn ? - Hãy xác định trên bản đồ vị trí của vịnh Hạ Long, Cam Ranh, bãi biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu, Hà Tiên. - Thềm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại các vùng biển nào ? - HS Có hai dạng bờ biển bồi tụ và bờ biền bao mòn - Có nhiều bãi bùn rộng rừng cây ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản - Bờ biển khúc khủy lõm lồi có nhiều vũng, vịnh nước sâu kính gió nhiều bãi cát sạch . - HS lên bảng xác định 3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa. Bờ biển dài 3260 km ( Từ móng cái đến Hà Tiên ) có hai dạng chính là bờ biển bồi tụ ( Vùng đồng bằng) và bờ biển mài mòn ( chân núi, hải đảo từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu ) có giá trị nuôi trồng thủy sản , xây dựng cảng biển , du lịch.... - Thềm lục địa mỡ rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ có nhiều dầu mỏ . 4. Củng cố: (5p) - Vì sao đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp kém phì nhiêu ? - Nêu đặc điểm địa hình bờ biển bồi tụ ? - Nêu đặc điểm địa hình bờ biển mài mòn ? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4p) - HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị giờ sau Thực hành: đọc bản đồ địa hình Việt Nam .Ở bài náy các em chú ý các vấn đề sao . - Căn cứ lược đồ hình Việt Nam 28.1 và átlát. Xác định vĩ tuyến 220 Bắc từ biên giới Việt Lào đền biên giới Việt Trung ta phải vựt qua các dãy núi nào ? IV . RÚT KINH NGHIỆM : GV. HS Ngày soạn : 27/02/2018 Tuần : 28; Tiết : 37 Bài 30 : THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Thấy được tính phức tạp, đa dạng của địa hình thể hiện ở sự phân hóa Bắc - Nam, Đông - Tây. - Nhận biết được các đơn vị địa hình cơ bản trên bản đồ . - Cấu trúc địa hình Việt Nam; sự phân hố địa hình từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ địa hình Việt Nam. 3. Thái độ Giáo dục học sinh yêu thích môn học II. Chuẩn bị -Thầy: Bản đồ địa hình Việt Nam bản đồ địa lí tự nhiên và Át lát địa lí Việt Nam . - Trò: Học bài, xem bài, dụng cụ học tập và Át lát địa lí Việt Nam . III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp (1p) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5p) - Em hãy nêu đặc điểm chính của Vùng núi trường Sơn Bắc ? - Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long GV nhận xét và định điểm 3. Nội dung bài mới Sau khi tìm hiểu đặc điểm địa hình Việt Nam và đặc điểm khu vực địa hình hôm nay các em sẽ thực hành đọc bản đồ về các dãy núi chính các sông lớn, các cao nguyên. Hoạt động của Thây Hoạt động của Trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Bài tập 1(10p) - Căn cứ lược đồ hình Việt Nam 28.1 và átlát. Xác định vĩ tuyến 220 Bắc từ biên giới Việt Lào đền biên giới Việt Trung ta phải vựơt qua các dãy núi nào ? - Dựa vào hình 33.1 và átlát. Xác định vĩ tuyến 220 Bắc từ biên giới Việt Lào đến biên giới Việt Trung ta phải vượt qua các con sông lớn nào? * Xoáy sâu: Hướng dẫn HS xác định các con sông lớn: Sông Đà, Hồng, Chảy, Lô, Gâm, Cầu, Kì Cùng. * GDQP-AN: Giới thiệu các mốc chủ quyền chủ yếu trên đất liền và biển đảo. - Pu Đen Đinh, Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Cánh cung sông Gâm, Cánh cung Ngân Sơn. - Sông Đà, Hồng, Chảy, Lô, Gâm, Cầu, Kì Cùng - HS xác định các con sông lớn: Sông Đà, Hồng, Chảy, Lô, Gâm, Cầu, Kì Cùng. Bài tập 1 Từ vĩ tuyến 220 Bắc từ biên giới Việt Lào đền biên giới Việt Trung ta phải vựt qua: - Các dãy núi: Pu Đen Đinh, Hòang Liên Sơn, Con Voi, Cánh cung sông Gâm, Cánh cung Ngân Sơn. - Các con sông lớn: Sông Đà, Hồng, Chảy, Lô, Gâm, Cầu, Kì Cùng. Hoạt động 2: Bài tập 2 (15p) - GV treo lát cắt địa hình dọc kinh tuyến 1080 từ Bạch Mã tới Phan Thiết cho các em quan sát, xác định các cao nguyên từ Bạch Mã tới bờ biển Phan Thiết bị kinh tuyến 1080 cắt - Địa danh nào cao nhất? Địa danh nào thấp nhất? - Em có nhận xét về địa hình nham thạch của các cao Nguyên này ? - HS lên bảng xác định Cao nguyên Kom Tum, Đăk LăK, Plây Cu, Lâm Viên - Cao nguyên Kom Tum cao trên 1400m đỉnh cao nhất ở đây là đỉnh Ngọc Linh 2589m - Cao nguyên Đăk LăK dưới 100om thấp hơn cao nguyên Kom Tum tới 400- 500m vùng hồ lăk thấp nhất vùng ờ đây cao 400m - Cao nguyên Plây Cu cao trên 1100m - Cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 900m - Tây Nguyên là khu vực nền cổ, bị nứt vỡ kèm theo phun trào mắc ma giai đoạn Tân kiến tạo.Dung nham núi lửa tạo nên các cao nguyên rộng lớn, xen kẽ với ba dan trẻ các đá cố tiền cam bri độ cao khác nhau nên được gọi là cao nguyên xép tầng, sườn dốc tạo nhiều dốc lớn trên những dòng sông thành những thác nước hùng vĩ như thác cam li, pren dông qua Bài tập 2 Đi dọc kinh tuyến 1080 (hình 30,1) đoạn từ Bạch Mã tới bờ biển Phan Thiết ta phải đi qua các cao nguyên - Cao nguyên Kom Tum cao trên 1400m đỉnh cao nhất ở đây là đỉnh Ngọc Linh 2589m - Cao nguyên Đăk LăK dưới 100om thấp hơn cao nguyên Kom Tum tới 400- 500m vùng hồ lăk thấp nhất vùng ở đây cao 400m - Cao nguyên Plây Cu cao trên 1100m - Cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 900m - Địa hình nham thạch của các cao Nguyên là khu vực nền cổ, bị nứt vỡ kèm theo phun trào mắc ma - Dung nham núi lửa tạo nên các cao nguyên rộng lớn - Độ cao khác nhau nên được gọi là cao nguyên xép tầng Hoạt động 3: Bài tập 3 (5p) - GV Sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam xác định quốc lộ 1A từ Lạng Sơn – Cà Mau ta phải vượt qua các đèo lớn nào ? - Các đèo này có ảnh hưởng tới tới giao thông Bắc Nam như thế nào cho ví dụ ? 1. Sài Hồ ( Lạng Sơn) 2. Ngang (Hà Tĩnh) 3.Hải Vân (Huế – Đà Nẵng) 4. Cù Mơng (Bình Định) 5. Cả (Phú Yên, Khánh Hồ) - HS Các đèo này có ảnh hưởng tới tới giao thông Bắc Nam vì các đèo này thường là những ranh giới các vùng khí hậu Ví dụ từ đèo Hải Vân trở ra là vùng có mùa đông lạnh. đèo Hải Vân cũng là ranh giới hai đới tự nhiên đới rừng gió mùa chí tuyến Bắc và đới rừng Á xích đạo ở phái nam các đèo này cũng ảnh hưởng tới giao thông vận tải giữa các vùng các tỉnh từ Bắc vào Nam Bài tập 3 Cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn – Cà Mau ta phải vượt qua các đèo lớn 1. Sài Hồ ( Lạng Sơn) 2. Ngang (Hà Tĩnh) 3.Hải Vân (Huế – Đà Nẵng) 4. Cù Mông (Bình Định) 5. Cả (Phú Yên, Khánh Hoà) 4. Củng cố: (5p) - Em hãy lên bảng xác định vĩ tuyến 220 Bắc từ biên giới Việt Lào đền biên giới Việt Trung ta phải vựơt qua các dãy núi nào ? - Em hãy lên bảng xác định các cao nguyên dọc kinh tuyến 1080 Đơng - Em hãy lên bảng xác định quốc lộ 1A từ Lạng Sơn – Cà Mau ta phải vượt qua các đèo lớn nào ? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (4p) - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về khí hậu Việt Nam. - Cảnh tuyết rơi Sapa. - HS đọc xem trước bài 31: Đặc điểm khí hậu việt nam. Ở bài này các em chú ý các câu hỏi sau? + Vì sao hai loại gió mùa trên lại có đặc điểm trái ngược nhau như vậy? + Vì sao các địa điểm sau thường cĩ mưa lớn như Bắc Giang, Hồng Liên Sơn, Huế, Hòn Ba ? + Những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho thời tiết khí hậu nước ta đa dạng và thất thường. + Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền nào? Vì Sao ? IV. RÚT KINH NGHIỆM: GV. HS Châu Thới, ngày tháng năm 2018 kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_tuan_28_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc