Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu 

1. Kiến thức

- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình VN.

- Ba đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam.

- Vai trò và môi quan hệ của địa hình với các thành phần khác trong môi trương tự nhiên.

- Sự tác động của con người ngày càng sâu sắc làm biến đổi địa hình.

- Biết vai trò của địa hình đối với đời sống và sản xuất của con người ; một số tác động tích cực và tiêu cực của con người tới địa hình ở nước ta ; sự cần thiết phải bảo vệ địa hình.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét ( tích cực và tiêu cực ) của con người tới địa hình qua tranh ảnh và trên thực tế .

II. Chuẩn bị

- Thầy: Lược đồ địa hình  Việt Nam, lát cắc địa hình .

- TRò: Học bài, xem bài và dụng cụ học tập 

III. Các bước lên lớp

1. Ổn định lớp : (1P)                           Kiểm tra sĩ số         

2. Kiểm tra bài cũ: (6P)                                                                

   GV  trả và sữa bài kiểm tra một tiết  .

3. Nội dung bài mới: (31P)                                                                     

           Sự phát triển địa hình lãnh thổ nước ta là kết quả tác động của nhiều nhân tố và trải qua các giai đoạn phát triển lâu dài trong môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa. Do đó địa hình là thành phần cơ bản  và bền vững của cảnh quan địa hình Việt Nam có đặc điểm chung gì ? Mối quan hệ qua lại giữa con người Việt Nam và địa hình đã làm bề mặt địa hình thay đổi thế nào đó là nội dung cơ bản của bài học hôm nay.    

doc 7 trang Khánh Hội 20/05/2023 380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn : 20/02/2018	
Tuần: 27; Tiết: 34
Bài 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình VN.
- Ba đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam.
- Vai trò và môi quan hệ của địa hình với các thành phần khác trong môi trương tự nhiên.
- Sự tác động của con người ngày càng sâu sắc làm biến đổi địa hình.
- Biết vai trò của địa hình đối với đời sống và sản xuất của con người ; một số tác động tích cực và tiêu cực của con người tới địa hình ở nước ta ; sự cần thiết phải bảo vệ địa hình.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét ( tích cực và tiêu cực ) của con người tới địa hình qua tranh ảnh và trên thực tế .
II. Chuẩn bị
- Thầy: Lược đồ địa hình Việt Nam, lát cắc địa hình .
- TRò: Học bài, xem bài và dụng cụ học tập 
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp : (1P)	Kiểm tra sĩ số	
2. Kiểm tra bài cũ: (6P)	
 GV trả và sữa bài kiểm tra một tiết .
3. Nội dung bài mới: (31P)	
	Sự phát triển địa hình lãnh thổ nước ta là kết quả tác động của nhiều nhân tố và trải qua các giai đoạn phát triển lâu dài trong môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa. Do đó địa hình là thành phần cơ bản và bền vững của cảnh quan địa hình Việt Nam có đặc điểm chung gì ? Mối quan hệ qua lại giữa con người Việt Nam và địa hình đã làm bề mặt địa hình thay đổi thế nào đó là nội dung cơ bản của bài học hôm nay.	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam (11P)
- Dựa vào hình 28.1 Em hãy cho biết lãnh thổ Việt Nam có dạng địa hình nào ?
- Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất ?
- Gv chia nhóm cho các em thảo luận 5 phút. 
- Đồi núi có những thuận lợi và khó khăn gì ? 
- Em hãy tìm trên hình 28.1 đỉnh Phan-xi-păng và đỉnh Ngọc Linh (2598m)
 GV nói thêm: Đồi núi nước ta ... Vịnh Bắc Bộ
- Địa hình đồng bằng chiếm diện tích là bao nhiêu?
- GV treo lượcđồ hình 28.1 lên bảng cho học sinh xác định trên lược đồ một số nhánh núi khối núi lớn ngăn cách và phá vở tính liên tục của dãy đồng bằng ven biển nước ta .
* Xoáy sâu: Vì sao đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta? 
 GV địa hình đồi núi nước ta chiếm diện tích lớn nhưng nó hình thành như thế nào, để hiểu rõ nó chúng ta vào tiếp phần 2
- Đồi, núi, Đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa
- Đồi, núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ 
- Thảo luận trả lời nhóm khác nhận xét bổ sung .
 - Thuận lợi: Vùng đồi núi có thế mạnh riêng về kinh tế , khai thác khóang sản , XD hồ thủy điện trồng cây công nghiệp dài ngày , chăn nuôi gia súc lớn , phát triển du lịch sinh thái. 
- Khó khăn: Về đầu tư phát triển kinh tế, về giao thông vận tải . Do đó dồi núi nước ta vẫn còn là vùng kinh tế chậm phát triển ,đời sống vất vả hơn so với các vùng khác .
- HS lên bảng xác định 
- Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích.
- Xác định : Đèo Ngang, Bạch Mã 
- Vì đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85 %
 1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
- Địa hình Việt Nam đa dạng, nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ là bộ phận quan trọng nhất , chủ yếu là đồi núi thấp . 
- Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích.
Hoạt động 2: Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. (10P)	
- Trong lịch sử phát triển tự nhiên lãnh thổ Việt Nam được tạo lập vững trắc trong giai đoạn nào ?
- Đặc điểm địa hình giai đoạn này ?
- Đến thời Tân kiến tạo sự vận động tạo núi giai đoạn này làm cho địa hình nước như thế nào?
- Ngòai các bậc địa hình đồi núi đồng bằng, bờ biển nước ta còn có các bậc địa hình nào khác ?
- GV treo lược đồ hình 28.1 lên bảng cho học sinh xác định trên lược đồ các vùng núi cao, cao nguyên, các đồng bằng trẻ, phạm vi thềm lục địa.
- Em hãy nhận xét về sự phân bố và hướng nghiêng của chúng ?
GV Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và biến đổi như thế nào chúng ta vào tiếp phần 3
- Giai đoạn cổ kiến tạo 
- Bề mặt san bằng cổ.
- Địa hình nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
- Các bậc địa hình nhỏ các bề mặt sang bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông thềm biển.
- Xác định : Vùng núi Hồng Liên Sơn, các cao nguyên Đắc Lắc, Mơ Nông, Di Linh, ĐBSH, DHNTB, ĐBSCL .
- Sự phân bố các bậc địa hình: đồi núi cao, đồng bằng, thềm lục địa thấp dần từ nội địara biển, địa hình nước ta có hai hướng chính Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
2/ Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
- Sư vận động tạo núi ở giai đoạn Tân kiến tạo địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
- Sự phân bố của các bậc địa hình như đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa thấp dần từ nội địa ra tới biển. Địa hình nước ta có hai hướng chính Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung
Hoạt động 3: Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người (10P)	
- Địa hình nước ta bị biến đổi to lớn bởi những nhân tố chủ yếu nào ?
- Hiện tượng của dịch nước tác động tạo nên địa hình gì ?
- GV cung cấp kiến thức về các dạng địa hình nhân tạo trên Đất nước ta và nguồn gốc hình thành 
* GDMT: Biết vai trò của địa hình đối với đời sống, sản xuất của con người, một số tác động tích cực, tiêu cực của con người tới địa hình ở nước ta, sự cần thiết phải bảo vệ địa hình.
- Em hãy cho biết tên một số hang động nổi tiếng ở nước ta? 
- Em hãy cho biết rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì ?
 GV liên hệ giáo dục cho học sinh thấy việc chặt phá rừng ở một số tỉnh vùng trên 
- Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh gạch, hồ chứa nước
- Sự biến đổi của khí hậu, tác động của dịnh nước, tác động của con người.
- Nước mưa tan đá vôi tạo nên địa hình cácxtơ, mạch nước ngầm khoét sâu vào núi tạo nên những hang động lớn .
- Động phong nha kẻ Bàng, Động Hương tích, động Hoa Lư, Thạch động 
- Khi rừng bị chặt phá để lấy gỗ hoặc đốt làm nương gẫy, mưa lũ xóa mòn mạnh hơn nhanh chóng bóc đi lớp đất mặt tơi xốp ,địa hình trơ trụi, tạo nên núi lỡ, đất trược lũ lục .
 Bảo vệ rừng thì chúng ta chóng được các hiện tượng trên 
3/ Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
- Địa hình luôn biến đổi sâu sắc do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người
4. Củng cố: (4P)	
- Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất ?
- Em hãy nhận xét về sự phân bố và hướng nghiên của chúng ?
- Địa hình nước ta bị biến đổi to lớn bởi những nhân tố chủ yếu nào?
- Em hãy cho biết tên một số hang động nổi tiếng ở nước ta ?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3P)	
- HS về nhà đọc và xem trước bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình. Ở bài này các em chú ý các vấn đề sau .
- Xác định rõ phạm vi các vùng núi:
- Phạm vi phân bố, độ cao trung bình, đỉnh núi cao nhất vùng.
- Hướng núi chính, nham thạch và cảnh đẹp nổi tiếng.
- Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu, thời tiết.
- QS H 29.2, H29.3 so sánh theo yêu cầu: các dạng địa hình: tự nhiên nhân tạo. Độ nghiêng, chế độ ngập nước, vấn đề sử dụng, cải tạo.
IV . RÚT KINH NGHIỆM : 
GV:.
HS.............................................................................................................
Ngày soạn : 20/02/2018	
Tuần: 27; Tiết: 35
 Bài 29 : ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi.
- Đọc bản đồ địa hình VN.
- Sự phân hóa đa dạng của địa hình nước ta.
2. Kĩ năng:
Đọc bản đồ, kĩ năng so sánh các đặc điểm của các khu vực địa hình.
3. Thái độ: học sinh yêu thích thiên nhiên 
II. Chuẩn bị
- Thầy: Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Trò: Chuẩn bị bài.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp (1P) Kiễm tra sĩ số 	
2. Kiểm tra bài cũ	 (5P)	
- Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau diễn ra như thế nào ? 
- Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào ?
3. Nội dung bài mới 	
	Địa hình nước ta đa dạng và chia thành các khu địa hình khác nhau đồi núi đồng bằng bờ biển và thềm lục địa mỗi khu vực có những nét nổi bật về cấu trúc và kiến tạo địa hình như hướng, độ cao, độ dốc , tính chất của đất đá  Việc phát triển kinh tế XH trên mổi khu vực địa hình củng có nhửng thuận lợi và khókhăn .
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 Khu vực đồi núi (31P) 
 GV sử dụng bản đồ tự nhiện việt Nam treo tường sử giới thiệu khu đồi núi của việt nam sau đó nêu lên phạm vi 4 vùng núi lớn Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ, Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ, Vùng núi Trường Sơn Bắc, Vùng núi Trường Sơn Nam
 GV Phân 2 nhóm cho học sinh và thảo luận (5 phút) dựa vào SGK và bản đồ Việt Nam để lập bản so sánh địa hình hai vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ và Tây Bắc Bắc Bộ; Vùng núi Trường Sơn Bắc vàVùng núi Trường Sơn Nam với các tiêu chí sau:
+ Phạm vi phân bố, độ cao trung bình, đỉnh núi cao nhất vùng?
+ Hướng núi chính, nham thạch và cảnh đẹp nổi tiếng?
+ Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu, thời tiết?
 Nhóm 1, 2: Đông Bắc Bắc Bộ và Tây Bắc Bắc Bộ
Nhóm 3,4: Vùng núi Trường Sơn Bắc, Vùng núi Trường Sơn Nam
- GV gọi học sinh tìm trên hình 28 các cánh cung sông Gâm, Ngân sơn, Đông Triều .
 GV các cánh cung này quy tụ ở Tam Đảo có dạng nan quạt hoặt tay xòe mở rộng về hướng Bắc và Đông Bắc ở giữa các cánh cung là thung lũng .
- Vì sao Hoàn Liên Sơn được coi là nóc nhà của Việt Nam ?
- Em hãy quan sát hình 28.1 cho biết vị trí của Đèo Ngang, Đèo Lao Bảo, Đèo Hải Vân?
* Xoáy sâu: Em hãy cho biết đặc điểm của khu vực đồi núi nước ta?
- HS thảo luận nhóm (5 phút). Lần lượt các nhóm báo cáo
- Cả lớp nhận xét, bổ sung 
- HS lên bảng xác định 
- Vì dãy núi hoàn liên sơn cao chắn gió Đông Bắc Và gió Tây Nam gây hiệu ứng nhà kính phơn mạnh
+ Đèo Ngang nằm giữa tỉnh Hà Tỉnh và Quảng Bình .
+ Đèo Lao Bảo Nằm trên đường số 9 và biên giới Việt –Lào . 
 + Đèo Hải Vân Nằm giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng .
- Đồi núi nước ta chiến ¾ diện tích kéo dài liên tục từ Bắc vào nam và được chia thành 4 vùng ;
+ Vùng Đông Bắc Bắc Bộ 
+ Vùng Tây Bắc Bắc Bộ + + Vùng núi Trường Sơn Bắc 
+ Vùng núi Trường Sơn Nam 
 1 Khu vực đồi núi 
- Đồi núi nước ta chiến ¾ diện tích kéo dài liên tục từ Bắc vào nam và được chia thành 4 vùng ;
+ Vùng Đông Bắc Bắc Bộ 
+ Vùng Tây Bắc Bắc Bộ + + Vùng núi Trường Sơn Bắc 
+ Vùng núi Trường Sơn Nam 
4. Củng cố (5P)	
 Em hãy điền vào nội dung cho phù hợp 	
	. ¾ 
 Các khu vực địa hình nước ta 	. ¼ 
	. 3260 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3P)	
- HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị giờ sau xem Bài 29 : ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH (tt).Ở bài náy các em chú ý các vấn đề sao .
+ QS H 29.2, H29.3 Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng ,Đồng bằng sông Cửu Long ?
+ Vì sao đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp kém phì nhiêu ?
IV . RÚT KINH NGHIỆM 
GV:............................................................................................................................
HS:............................................................................................................................. 
Châu thới, ngày tháng 2 năm 2018
Kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tuan_27_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc