Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Tập hợp và sử dụng các tư liệu, để tìm hiểu địa lí một quốc gia.
- Trình bày lại kết quả làm việc bằng văn bản.
2. Kĩ năng
Đọc phân tích bản đồ địa lí, nhận xét các bảng số liệu thống kê, các tranh ảnh…
3. Thái độ :
Giáo dục học sinh tính cần cù xiêng năng
II. Chuẩn bị
- Thầy: Bản đồ các nước Đông Nam Á. lược đồ tự nhiên kinh tế Lào ,Cam pu chia
- Trò: Chuẩn bị bài. Học bài và dụng cu học tâp
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: (1P) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : (5P)
- Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào ?
- Sự hợp tác phát triển kinh tế xã hội của các nước ĐNÁ ?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn : 04 /01 /2018 Tuần dạy : 22; Tiết: 23 Bài 18 : THỰC HÀNH: TÌM HIỂU LÀO VÀ CAMPUCHIA I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Tập hợp và sử dụng các tư liệu, để tìm hiểu địa lí một quốc gia. - Trình bày lại kết quả làm việc bằng văn bản. 2. Kĩ năng Đọc phân tích bản đồ địa lí, nhận xét các bảng số liệu thống kê, các tranh ảnh 3. Thái độ : Giáo dục học sinh tính cần cù xiêng năng II. Chuẩn bị - Thầy: Bản đồ các nước Đông Nam Á. lược đồ tự nhiên kinh tế Lào ,Cam pu chia - Trò: Chuẩn bị bài. Học bài và dụng cu học tâp III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp: (1P) Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : (5P) - Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào ? - Sự hợp tác phát triển kinh tế xã hội của các nước ĐNÁ ? 3. Nội bài mới: (31P) Ở những bài trước chúng ta tìm hiểu về các nước Đông Nam Á hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu hai nước trong số 11 nước ở Đông Nam Á về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội của Lào và cam phu chia . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 (15P) Vị trí địa lí - GV phổ biến nội dung và yêu cầu của bài thực hành cần đạt - Chia lớp 4 nhóm - Thực hành theo nhóm - Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc - Nhóm khác nhận xét, bổ sung I. Vị trí địa lí Vị trí địa lí Campuchia Lào Diện tích, thuộc khu vực nào ? giáp nước nào ? biển nào ? - DT 181 000 Km2 . - Thuộc bán đảo đông dương . - Phía Đông Bắc giáp lào . - Phía Tây Bắc, bắc giáp Thái Lan - Tây Nam giáp vịnh Thái Lan - DT 236 800 Km2 . - Thuộc bán đảo đông dương . - Phía Đông giáp Việt Nam. - Phía Bắc giáp Trung Quốc . - Phía Tây Bắc giáp Thái Lan . - Phía Nam giáp Cam pu chia . Khả năng liên hệ với nước ngoài Bằng tất cả các loại hình giao thông . Bằng đường bộ, đường sông , đường hàng không. - Không giáp biển nhờ cảng miền trung Việt Nam . Hoạt động 2 (16P) Điều kiện tự nhiên - Dựa vào hình 18.1 và 18.2 kết hợp với hình 14 trình bày về Lào Hoặc Cam pu chia về địa hình khí hậu sông ngòi, hồ lớn, nhận xét thuận lợi khó khăn . * Xoáy sâu: Mục 2 Điều kiện tự nhiên - Thực hành theo nhóm - Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc - Nhóm khác nhận xét, bổ sung II. Điều kiện tự nhiên Các yếu tố Campuchia Lào Địa hình -75% đồng bằng núi cao ven biên giới dãy đăng rết, các đa môn cao nguyên phía Đông Bắc, Đông - 90% núi và cao nguyên - Các dãy núi cao tập trung phía Bắc, cao nguyên chảy từ Bắc - Nam Khí hậu -Khí hậu nhiệt đới gió mùa , gần xích đạo nóng quanh năm + Mùa mưa ( 4- 10 ) gió Tây Nam từ vịnh biển cho mưa + Mùa khô (11- 3 ) gió đông bắc khô lạnh . - Nhiệt đới gió mùa . + Mùa hạ gió Đông Bắc từ lục địa khô lạnh + Mùa đông gió Đông Bắc từ lục địa khô lạnh . Sông ngòi Sông Mê Công , sông xrê pốc , biển hồ . Sông Mê Công ( 1 đoạn chạy dài trên đất Lào ). Thuận lợi đối với nông nghiệp - Khí hậu nóng quanh năm có đều kiện tốt phát triển ngành trồng trọt - Sông ngồi hồ cung cấp nước, cá . - Đồng bằng chiếm diện tích lớn, đất màu mở - Khí hậu ấm áp quanh năm ( trừ vùng phía bắc ) - Sông Mê Công là nguồn nước thuận lợi . - Đồng bằng đất màu mở rừng còn nhiều . Khó khăn Mùa khô thiếu nước, mùa mưa gây lũ lụt . - Diện tích đất nông nghiệp ít . - Mùa khô thiếu nước . 4. Củng cố (5P) - Lào, Campuchia giáp nước nào, biển nào ? - Vị trí dãy núi, công nghiệp và đồng bằng lớn. 5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3’) Về nhà xem trước bài 22: Việt Nam đất nước con người. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Thầy. ........ Trò................................................................................................ Ngày soạn : 04/ 01 /2018 Tuần: 22; Tiết: 24 ÔN TẬP I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Hệ thống hóa các kiến thức đã học (bài 14,15, 16, 17, 18) 2. Kĩ năng - Xác định vị trí của Đất liền và Hải đảo - Đọc tên và thủ đô các nước - Đọc, phân tích bản đồ, tranh ảnh tư liệu. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức học tập . II. Chuẩn bị - Thầy: Bản đồ các nước khu vực Đông Nam Á, các nước trên thế giới. - Trò: học bài xem lại các bài 14,15, 16, 17, 18 và dụng cụ học tập . III. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp (1P) kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : (không) 3. Nội dung bài mới. (36P) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1. Đông Nam Á – Đất liền và Hải đảo (8P) - Treo lược đồ địa hình khu vực Đông Nam Á. - Y/C HS xác định vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á - Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực thuộc nước nào của Đông Nam Á ? - Cho biết Đông Nam Á là “Cầu nối” giữa hai đại dương và châu lục nào ? - Ý nghĩa của vị trí địa lí Đông Nam Á? - Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á? - Trình bày đặc điểm địa hình ĐNA và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này? - Nêu đặc điểm gió mùa, mùa hạ, mùa đông. Vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy? - Cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cử sông thuộc nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông thay đổi theo mùa? - Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở ĐNA? - HS xác định vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á - Đông Nam Á gồm phần đất liền là bán đảo Trung Ấn và phần hải đảo là quần đảo Mã Lai. - Điểm cực Bắc thuộc Mianma vĩ tuyến 2805’ B. - Điểm cực Tây thuộc Mianma, biên giới Băng la đét kinh tuyến 920 Đ. - Điểm cực Nam thuộc Inđônêxia, vĩ tuyến 1005’ N. - Điểm cực Đông trên kinh tuyến 1400 Đ biên giới Ni Ghi nê - Khu vực là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Giữa Châu Á với Châu Đại Dương - Điểm địa hình ĐNA: + Phần bán đảo Trung Ấn: chủ yếu núi và cao nguyên; hướng núi bắc – nam, tây bắc - đông nam; bị cắt xẻ mạnh bởi các thung lũng, sông; đồng bằng châu thổ ven biển + Phần quần đảo Mã Lai: chủ yếu là núi ; hướng đông-tây, đông nam-Tây bắc, núi lửa đồng bằng ven biển nhỏ hẹp - Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ:là vùng trồng lúa nước, cung cấp các nguồn lợi thủy sản, nơi tập trung dân cư đông đúc, thuận lợi cho phát triển giao thông. - Gió mùa, mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nử cầu Nam thổ theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo và đổi hướng thành gió Tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực. - Gió mùa, mùa đông:xuất phát từ vùng áp cao xibia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh. I. Đông Nam Á – Đất liền và Hải đảo 1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á 2. Đặc điểm tự nhiên a. Địa hình: Hoạt động 2: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á (7P) - Trình bày đặc điểm dân cư khu vực Đông nam Á? - Trình bày đặc điểm xã hội khu vực Đông nam Á? - HS Trình bày đặc điểm dân cư khu vực Đông nam Á - HS Trình bày đặc điểm xã hội khu vực Đông nam Á II. Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á 1. Đặc điểm dân cư - Đông Nam Á là khu vực có dân số đông 536 triệu dân (2002), có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào , - Ngôn ngữ được dùng phổ biến trong khu vực là: Tiếng Anh, Hoa, Mã Lai. - Dân cư Đông Nam Á tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và các đồng bằng châu thổ. 2. Đặc điểm xã hội - Các nước trong khu vực Đông Nam Á có cùng nền văn minh lúa nước, trong môi trường nhiệt đới gió mùa với vị trí cầu nối giữa đất liền và hải đảo nên phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt vừa có nét tương đồng và sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc. - Có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng giành độc lập dân tộc. Hoạt động 3: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á (7P) Vì sao các nước ĐNÁ tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc? - Cho biết khu vực ĐNÁ có các ngành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu? - Các nước tiến hành công nghiệp hóa do có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP của từng quốc gia. Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước - Các ngành công nghiệp chủ yếu: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, lọc dầu, thực phẩm. - Phân bố ở các vùng ven biển hoặc ở các đồng bằng châu thổ. III. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á 1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc 2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi Hoạt động 4: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (8P) - Những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN? - Thuận lợi : Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ. + Trong quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam với các nước ASEAN, tính chung từ 1990 tới nay, tốc độ tăng 26,8%. Hiện nay, buôn bán với ASEAN chiếm 32,4% tổng buôn bán quốc tế của nước ta. Mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta sang ASEAN là gạo; In-đô-nê-xi-a là thị trường gạo lớn nhất của nước ta trong Hiệp hội, tiếp đó là Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a + Hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN chủ yếu là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử + Việt Nam có sáng kiến xây dựng Dự án phát triển hành lang Đông-Tây tại lưu vực sông Mê Công gồm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia và Đông Bắc Thái Lan, nhằm xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước và các vùng trong Hiệp hội. + Khi thực hiện Dự án, những lợi thế về kinh tế của miền Trung nước ta sẽ được khai thác và đưa lại lợi ích cho nhân dân các dân tộc đang sinh sống ở khu vực . + Tham gia vào ASEAN, Việt Nam vừa có được cơ hội để phát triển đất nước - Khó khăn: gặp những thách thức rất lớn như sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữChúng ta đang có những giải pháp để vượt qua những thử thách này, góp phần vào quá trình tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực. IV. Hiệp hội các nước Đông Nam Á 1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á 2. Hợp tác để phát triển kinh tế xã hội 3. Việt Nam trong Asean Hoạt động 5: Tìm hiểu Lào và Campuchia (6P) - Xác định vì trí Lào và Campuchia trên lược đồ? - Nêu điều kiện tự nhiên của Lào và Campuchia? - HS xác định vì trí Lào và Campuchia trên lược đồ I. Tìm hiểu Lào và Campuchia 1. Vị trí địa lí 2. Điều kiện tự nhiên 4. Củng cố (5P) - Cho biết vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á? - Trình bày đặc điểm địa hình ĐNA và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này? - Trình bày đặc điểm dân cư khu vực Đông nam Á? - Trình bày đặc điểm xã hội khu vực Đông nam Á? - Những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN? 5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3’) - HS về nhà học bài và làm bài tập cuối bài. - xem trước Bài 22:Việt nam - đất nước, con người - Biết vị trí của Việt Nam trên thế giới. - Biết được Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á. IV . RÚT KINH NGHIỆM : Thầy. Trò...................................................................................................................... Châu Thới, ngày tháng 01 năm 2018 Tổ kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_tuan_22_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc