Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Đặc điểm về tốc độ phát triển và sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á. Nông nghiệp với ngành chủ đạo là trồng trọt vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nhiều nước. Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng ở một số nước. Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.

- Những đặc điểm của nền kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á do sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển kinh tế, ngành nông nghiệp vẫn đóng góp tỉ lệ đáng kể trong tổng sản phẩm trong nước.

2. Kĩ năng

Phân tích số liệu, lược đồ để nhận biết mức độ tăng trưởng của nền kinh tế khu vực Đông Nam Á.

3 Thái độ:

Giáo dục học sinh có ý thức phát triển  nền kinh tế của nước nhà . 

II. Chuẩn bị

- Thầy: Bản đồ các nước Châu Á, lược đồ kinh tế các nước Đông Nam Á.

- Trò Chuẩn bị bài,học bài và dụng cụ học tập .

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1P)       kiểm tra sĩ số          

2 . Kiểm tra bài cũ : (5P)                                

- Em hãy cho biết đặc điểm dân cư các nước đông Nam Á.?

- Em hãy cho biết đặc điểm xã hội  các nước đông Nam Á.?

doc 7 trang Khánh Hội 20/05/2023 480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 21 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn :	02 /01 /2018	
Tuần dạy: 21; Tiết: 22
Bài 16 : ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Đặc điểm về tốc độ phát triển và sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á. Nông nghiệp với ngành chủ đạo là trồng trọt vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nhiều nước. Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng ở một số nước. Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.
- Những đặc điểm của nền kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á do sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển kinh tế, ngành nông nghiệp vẫn đóng góp tỉ lệ đáng kể trong tổng sản phẩm trong nước.
2. Kĩ năng
Phân tích số liệu, lược đồ để nhận biết mức độ tăng trưởng của nền kinh tế khu vực Đông Nam Á.
3 Thái độ:
Giáo dục học sinh có ý thức phát triển nền kinh tế của nước nhà . 
II. Chuẩn bị
- Thầy: Bản đồ các nước Châu Á, lược đồ kinh tế các nước Đông Nam Á.
- Trò Chuẩn bị bài,học bài và dụng cụ học tập .
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1P) 	kiểm tra sĩ số 	
2 . Kiểm tra bài cũ : (5P) 	 
- Em hãy cho biết đặc điểm dân cư các nước đông Nam Á.?
- Em hãy cho biết đặc điểm xã hội các nước đông Nam Á.?
	3. Nội dung bài mới: (31) 	
	 GV yêu cầu học sinh nhắc lai tên 4 con rồng châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Xin ga po) chỉ vị trí của chúng trên trên bản đồ các nước trên thế giới Xin Ga Po nằm ở Đông Nam Á và là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao, vậy nước khát trong khu vực có mức tăng trưởng kinh tế như thế nào, qua phân tích số liệu, tư liệu của bài học sinh có thể biết và hiểu được sự phát triển kinh tế của các nước này . 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1 . Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc (16)
- Dựa vào kiến thức đã học cho biết thực trạng chung của nền kinh tế – xã hội các nước Đông Nam Á khi còn là thuộc địa của các nước đế quốc, thực dân ?
- Dựa vào nội dung SGK, kết hợp với hiểu biết hãy cho biết: các nước Đông Nam Á có những thuận lợi gì cho sự tăng trưởng kinh tế?
- Dựa vào bảng 16.1 GV cho học sinh thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau, Biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong các giai đoạn:
Gđ 1. 1990 – 1996
- Nước nào có mức tăng đều?
- Nước nào tăng không đều? 
G đ 2. Trong năm 1998
Nước nào kinh tế phát triển kém năm trước ?
Gđ 3. 1999 – 2000
- Những nước nào đạt mức tăng <6%?
- Những nước nào đạt mức tăng >6%?
- So sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới( năm 90 là 3% năm )
- Tại sao mức tăng trường kinh tế của các nước ĐNÁ giảm vào 1997-1998? 
GV Thái Lan là nước có số nợ 62 tỉ .Việt Nam do nền kinh tế chưa có quan hệ rộng với nước ngòai ít bị ảnh hưởng khủng hoảng
* Xoáy sâu: Mục 1 Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc
 .- Vì sao các nước ĐNÁ tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?
 * GDMT Mục 1: Biết quá trình phát triển kinh tế chưa đi đôi với việc BVMT của nhiều nước Đông Nam Á đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực
 - Nghèo, chậm phát triển
 - Điều kiện tự nhiên: tài nguyên, khóang sản nông phẩm vùng nhiệt đới
- Điều kiện xã hội: khu vực đông dân, nguồn lao động nhiều, rẻ thị trường tiêu thụ lớn, tranh thủ vốn đầu tư nước ngòai
- HS thảo luận trả lời nhóm khác nhận xét bổ xung
1- Malaixia, Philippin, Việt Nam. Tăng điều 
 - Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo tăng không điều
2- Inđônêxia, Malaixia
Philippin, Thái Lan. Nước kinh tế kém phát triển 
3 - Inđônêxia, Philippin, Thái Lan.tăng dưới 6%
- Malaixia, Việt Nam, Xingapo.Trên 6 %
- HS Cao hơn của thế giới ngoại trừ Pi lip pin là bằng.
- Cuộc khủng hoảng tài chính từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều nước 
- Chưa vững chắc dễ bị tác động từ nước ngòai.
- Môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế
1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc
- Đông Nam Á là khu vực có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế.
- Trong thời gian qua Đông Nam Á đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Điển hình như Xingapo, Mailaixia.
- Kinh tế khu vực phát triển chưa vững chắc dễ bị tác động từ nước ngòai.
- Môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế.
* Hoạt động 2: Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi (15P)
- Hiện nay các nước trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hóa bằng hình thức nào ?
- Dựa vào bảng 16.2 cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng, giảm như thế nào?
GV lập bảng yêu cầu học sinh điền kết quả tính vào bảng:
- Qua bảng so sánh số liệu các khu vực kinh tế của 4 nước trong các năm 1980 và 2000 hãy nhận xét sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các quốc gia?
- Dựa vào H16.1 và kiến thức đã học, em hãy: Nhận xét sự phân bố của cây lương thực, cây công nghiệp?
- Dựa vào hình 16.1 em hãy nhận xét sự phân bố của các ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm.
- Bằng cách phát triển ngành sản xuất công nghiệp hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và để xuất khẩu .
- Yêu cầu học sinh điền kết quả tính vào bảng:
 TỶ 
 trọng 
 ngành 
Quốc gia 
Nông nghiệp 
Công nghiệp 
Dịch vụ 
Campu chia
giảm18,5%
Tăng 9,3%
Tăng 9,2
Lào 
Giảm 8,3%
Tăng 8,3%
O,tăng ,giảm
Pi lip pin
Giảm 9,1%
Giảm 7,7%
Tăng 16,8%
Thái lan 
Giảm12,7%
Tăng 13,1%
Tắng,4%
 - Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các quốc gia có sự thay đổi rõ rệt, phản ánh quá trình công nghiệp hố các nước: phần đóng góp nông nghiệp vào GDP giảm, của công nghiệp và dịch vụ tăng
- Cây lương thực lúa gạo tập trung ở đồng bằng châu thổ, ven biển, do khí hậu nóng ẩm ,chủ động nguồn nước tưới .
- Cây công nghiệp :cà phê ,cao su ,mía trồng trên cao nguyên do đất đai và kĩ thuật canh tác lâu đời hơn khí hậu nóng khô .
- Luyện kim : VN, T. Lan , Mi an ma ,pilippin , In đô nê xi a ,xây dựng gần biển .
- Chế tao máy có ở hầu hết các nước vá tập trung gần biển.
 - Hóa chất lọc dầu tập trung ở bán đảo Mã lai, Bru nây, In đô nê xia 
2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi
- Hiện nay các nước trong khu vực đang tiến hành cơng nghiệp hóa bằng cách phát triển ngành sản xuất cơng nghiệp hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và để xuất khẩu .
- Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các quốc gia có sự thay đổi rõ rệt, phản ánh quá trình công nghiệp hóa các nước: phần đóng góp nông nghiệp vào GDP giảm, của công nghiệp và dịch vụ tăng.
- Các ngành sản xuất tập trung chủ yếu các vùng đồng bằng và ven biển.
4. Củng cố: (5P)	
Điền vào các ô trống sau các tiêu chí thể hiện nền kinh tế phát triển bền vững:
Phát triển kinh tế bền vững
- Tại sao mức tăng trường kinh tế của các nước ĐNÁ giảm vào 1997-1998?
- Dựa vào nội dung SGK, kết hợp với hiểu biết hãy cho biết: các nước Đông Nam Á có những thuận lợi gì cho sự tăng trưởng kinh tế ?
5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3’)
 - Các em về nhà học bài và làm bài tập 2 tính sản lượng lúa ĐNÁ và thế giới 
 Sản lượng lúa ĐNÁ X 100 =?%
 Sản lượng lúa thế giới
- Tìm hiểu hiệp hội các nước Asean.
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài, đọc chuẩn bị trước bài 17: hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
IV . RÚT KINH NGHIỆM: 
Thầy ... 
Trò:..
Ngày soạn: 02/ 01/ 2018	
Tuần dạy : 21; Tiết: 23
Bài 17: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội.
- Mục tiêu hoạt động và thành tích đạt được trong kinh tế do sự hợp tác của các nước.
- Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi gia nhập Hiệp hội.
2. Kĩ năng
Phát triển kĩ năng phân tích số liệu, tư liệu, ảnh để biết sự phát triển và hoạt động. 
3. Thái độ :
 Giáo dục học sinh tính đoàn kết .
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Bản đồ các nước Đông Nam Á . Sơ đồ tam giác tăng trưởng kinh tế Xi gô ri 
- Trò: Chuẩn bị bài, học bài và dụng cụ học tập .
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp : (1P)	kiểm tra sĩ số 	
2. Kiểm tra bài cũ: (5P) 	 
 - Em hãy nêu đặc điểm nền kinh tế của các nước Đông Nam Á ?
 - Em hãy cho biết Đông Nam Á có cơ cấu kinh tế thay đổi như thế nào ?
	3. Nội dung bài mới: (31) 	
	 Biểu tượng mang hình ảnh “ bó lúa với mười rẽ lúa ” của hiệp hội các nước Đng Nam Á có ý nghĩa thật gần gủi mà sâu sắc với dân cư ở khu vực có chung nềnh văn minh minh lúa nước lâu đời, trong môi trường nhiệt đới gió mùa. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một tổ chức hợp tác cùng phát triển kinh tế xã hội. Cùng nhau bảo vệ sự ổn định an ninh hòa bình của khu vực Đông Nam Á 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (11)
- Quan sát H17.1 cho biết: Năm nước đầu tiên gia nhập và Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Các nước này thành lập năm nào ? 
- Những nước nào tham gia sau Việt Nam?
- Nước nào chưa tham gia ?
- Mục tiêu Hiệp hội các nước Đông Nam Á thay đổi qua thời gian như thế nào ?
- Hãy cho biết nguyên tắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á 
* Xoáy sâu: Mục 1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
- Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, pilippin.
- Thành lập 8/ 8/ 1967.
- Mianma, Lào,Campuchia
- Đông ti mo
- Mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á thay đổi theo thời gian
- Nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau
1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
- Thành lập 8/ 8/ 1967.
- Mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á thay đổi theo thời gian.
- Đến năm 1999 Hiệp hội có 10 nước thành viên hợp tác để cùng phát triển xây dựng một cộng đồng hồ hợp ổn định trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau.
* Hoạt động 2: Hợp tác để phát triển kinh tế xã hội (10P)
- Cho biết những điều kiện thuận lợi để hợp tác kinh tế của các nước Đông Nam Á?
- Biểu hiện của sự hợp tác để phát triển kinh tế giữa các nước Asean?
- Dựa vào H 17.2 kết hợp hiểu biết em hãy cho biết ba nước trong tam giác tăng trưởng kinh tế Xi-gô-ri đã đạt kết quả của sự hợp tác phát triển kinh tế như thế nào ?
- Vị trí gần gũi đường giao thông về cơ bản là thuận lợi.
- Truyền thống văn hóa sản xuất có nhiều nét tương đồng
- Có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc
- Bốn biểu hiện cơ bản SGK 
- Kết quả phát triển kinh tế 10 năm lập tam giác Xi-gô-ri.
2. Hợp tác để phát triển kinh tế xã hội
- Các nước Đông Nam Á có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, văn hóa xã hội để hợp tác phát triển kinh tế.
- Sự hợp tác đã đem lại nhiều kết quả trong kinh tế, văn hóa xã hội mỗi nước.
- Sự nỗ lực phát triển kinh tế của từng quốc gia và kết quả của sự hợp tác các nước trong khu vực đã tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế.
* Hoạt động 3: Việt Nam trong Asean (10P) 
GV cho học sinh đọc đoạn chữ nghiêng trong mục 3 SGK cho biết: 
- Lợi ích của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các nước Asean là gì ?
* GV liên hệ thực tế ở đất nước ta nêu thêm 1 vài ví dụ về sự hợp tác này 
 Ví Dụ trong báo lao động 178/2002 ra ngày 10/07/09 có đăng tải thông tinh về hành lan đông tây cụ thể việt xây dượng tuyến đường miền Trunh Việt Nam với Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan về triển vọng mở rơng qung hệ với 3 nước khi có tuyến đường này .
- Những khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên Asean?
- Tốc độ mậu dịch tăng rõ 1990 đến nay 26,8%.
- Xuất khẩu gạo.
- Nhập xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử
 - Dự án hành lang đông tây
- Quan hệ trong thể thao văn hóa.
- Chênh lệch trình độ kinh tế, khác biệt chính trị, bất đồng ngôn ngữ
3. Việt Nam trong Asean
- Việt Nam tích cực tham gia mọi lĩnh vực hợp tác kinh tế xã hội, có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, văn hóa xã hội song còn nhiều khó khăn cần cố gắng xóa bỏ.
4. Củng cố: (5P)	
Điền vào bảng sau tên các nước Asean theo thứ tự năm gia nhập:
Năm gia nhập
Tên nước
Số lượng
- Những nước nào tham gia sau Việt Nam?
- Nước nào chưa tham gia ?
- Cho biết những điều kiện thuận lợi để hợp tác kinh tế của các nước Đông Nam Á? 
5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3’)
- Ôn lại bài 14, 16 để giờ sau thực hành.
- Tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội Lào và Campuchia.
IV . RÚT KINH NGHIỆM : GV:.................
HS:
Ngày tháng năm 2018
Tổ kí duyệt 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tuan_21_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_n.doc