Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 20 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của các khu vực: Đông Nam Á.
- Vị trí, lãnh thổ khu vực Đông Nam Á (gồm phần bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai) và ý nghĩa của vị trí đó.
- Đặc điểm tự nhiên của khu vực: Địa hình đồi núi là chính, đồng bằng màu mỡ, nằm trong vành đai khí hậu xích đạo và nhiệt đới gói mùa, sông ngòi có chế độ nước theo mùa, rừng rậm thường xanh chiếm phần lớn diện tích.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ để nhận xét vị trí khu vực Đông Nam Á.
3. Thái độ :
Giáo dục học sinh biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng tự nhiên .
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á.
- Trò: Chuẩn bị bài, học bài và dụng cụ học tập .
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 20 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tuần 20 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn : 27/12/2017 Tuần dạy : 20: Tiết: 20 Bài 14 : ĐÔNG NAM Á – ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của các khu vực: Đông Nam Á. - Vị trí, lãnh thổ khu vực Đông Nam Á (gồm phần bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai) và ý nghĩa của vị trí đó. - Đặc điểm tự nhiên của khu vực: Địa hình đồi núi là chính, đồng bằng màu mỡ, nằm trong vành đai khí hậu xích đạo và nhiệt đới gói mùa, sông ngòi có chế độ nước theo mùa, rừng rậm thường xanh chiếm phần lớn diện tích. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ để nhận xét vị trí khu vực Đông Nam Á. 3. Thái độ : Giáo dục học sinh biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng tự nhiên . II. Chuẩn bị: - Thầy: Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á. - Trò: Chuẩn bị bài, học bài và dụng cụ học tập . III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp : (1P) kiểm diện sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Nội dung bài mới: (35P) Chúng ta cũng đã tìm hiểu thiên nhiên và con người các khu vực Châu Á như Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á, còn phần đông Nam lục địa Á -Âu trên chỗ tiếp giáp giữa Thái Bình dương và Ấn Độ Dương xuất hiện môt hệ thống gồm các bán đảo, quần đảo, các biển vịnh biển xen kẻ nhau rất phức tạp, đó là khu vực nào của châu Á ? Vị trí lãnh thổ của khu vực có ảnh hưởng tới đặc điểm tự nhiên như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 : Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á (15P) - Vì sao bài đầu tiên về khu vực Đông Á lại có tên Đông Nam Á đất liền và hải đảo? - Quan sát H15.1 cho biết: Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực thuộc nước nào của Đông Nam Á ? (GV hướng dẫn HS xác định các điểm cực) - Cho biết Đông Nam Á là “Cầu nối” giữa hai đại dương và châu lục nào ? - Giữa các bán đảo và quần đảo của khu vực có hệ thống các biển nào ? - Gọi học sinh xác định trên lược đồ các biển và các đại dương . - Gv cho học sinh xác định các đảo lớn của khu vực trên lược đồ và cho biết đảo nào lớn nhất ? - Vị trí của khu vực này càng trở nên quan trọng hơn khi nào ? * Xoáy sâu: Tự nhiên, kinh tế. - Do lảnh thổ khu vực Đông Nam Á gồm phần đất liền và bán đảo Trung Ấn và phần hải đảo là quần đảo Mã Lai . - Điểm cực Bắc thuộc Mianma vĩ tuyến 2805’ B. - Điểm cực Tây thuộc Mianma, biên giới Băng la đét kinh tuyến 920 Đ. - Điểm cực Nam thuộc Inđônêxia, vĩ tuyến 1005’ N. - Điểm cực Đông trên kinh tuyến 1400 Đ biên giới Ni Ghi nê - Khu vực là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.Giữa Châu Á với Châu Đại Dương - Biển An Đa man biển đông, biển xu lu, biển xu la vê đi, Gia va, Ban đa - Xác định trên lược đồ trong đó đảo Ca li man tan là lớn nhất. - Khi các nước trong vùng châu Á thái bình dương phát triển mạnh mễ và có nhiều nước trên thế giới đến khu vực để đầu tư phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa . 1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á - Đông Nam Á gồm phần đất liền là bán đảo Trung Ấn và phần hải đảo là quần đảo Mã Lai. - Khu vực là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa châu Á với châu Đại Dương - Vị trí địa lí ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu, cảnh quan khu vực, có ý nghĩa lớn về kinh tế và quân sự. * Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên (20P) - Dựa vào H14.1, nội dung SGK mục 2, giải thích các đặc điểm tự nhiên của khu vực. - Mỗi nhóm thảo luận 1 trong 4 nội dung sau: 1. Địa hình: Nét đặc trưng của địa hình Đông Nam Á thể hiện như thế nào? 2. Khí hậu: - QS H14.1 nêu các hướng gió ở Đông Nam Á vào mùa hạ và mùa đông. - Nhận xét biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hai địa điểm tại H14.2 cho biết chúng thuộc đới, kiểu khí hậu nào? 3. Sông ngòi: - Đặc điểm sông ngòi trên bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai. - Giải thích nguyên nhân chế độ nước. 4. Đặc điểm cảnh quan. - GV chuẩn xác kiến thức theo bảng sau: - HS thảo luận trả lời nhóm khác nhận xét bổ xung . - Thảo luận 1 trong 4 nội dung sau: 1. Địa hình: nét đặc trưng của địa hình Đông Nam Á thể hiện như thế nào? 2. Khí hậu: - QS H14.1 nêu các hướng gió ở Đông Nam Á vào mùa hạ và mùa đông. - Nhận xét biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hai địa điểm tại H14.2 cho biết chúng thuộc đới, kiểu khí hậu nào? 3. Sông ngòi: - Đặc điểm sông ngòi trên bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai. - Giải thích nguyên nhân chế độ nước. 4. Đặc điểm cảnh quan. 2. Đặc điểm tự nhiên Đặc điểm Bán đảo Trung Ấn Quần đảo Mã Lai Địa hình - Chủ yếu núi cao hướng Bắc – Nam, Tây Bắc – Đông Nam các cao nguyên thấp. - Các thung lũng sâu chia cắt địa hình. - Đồng bằng phù sa màu mỡ, giá trị kinh tế lớn, dân đông. - Hệ thống núi vịng cung Đông – Tây, Đông Bắc – Tây Nam núi lớn. - Đồng bằng rất nhỏ hẹp ven biển. Khí hậu Nhiệt đới gío mùa, bão về mùa hạ, thu. Xích đạo và nhiệt đới gió mùa, bão nhiều. Sông ngòi Cĩ 5 sông lớn, hướng chảy Bắc – Nam nguồn cung cấp nước chính là nước mưa, nên chế độ nước theo mùa mưa, hàm lượng phù sa nhiều. Sông ngắn, dốc, chế độ nước điều hòa, ít giá trị giao thông, có giá trị thuỷ điện. Cảnh quan - Rừng nhiệt đới. - Rừng thưa rụng lá vào mùa khô. - Xavan. - Rừng rậm bốn mùa xanh tốt. 4. Củng cố: (5P) GV gọi 4 học sinh hoàn thiện nội dung bảng sau: Đặc điểm địa hình phần đất liền khác địa hình phần hải đảo như thế nào? Mùa Hướng gió Đặc điểm của gió Mùa đông Mùa hạ 5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3’) Các em về nhà xem lại bài , làm bài tập số 3 đồng thời xem tiếp bài 6. Ở bài này các em chú ý các câu hỏi sau: - Dùng số liệu bảng 15.1 hãy so sánh số dân ? Mật độ dân số trung bình, tỉ lệ tăng dân số hàng năm của khu vực Đông Nam Á so với châu Á và thế giới ? - Dựa vào H15.1 và bảng 15.2 hãy cho biết: Đông Nam Á có bao nhiêu nuớc ? Kể tên và thủ đô từng nước? - Quan sát H6.1 nhận xét sự phân bố dân cư các nước Đông Nam Á. IV . RÚT KINH NGHIỆM: GV............ HS......... Ngày soạn : 27/12/2017 Tuần dạy: 20; Tiết: 21 Bài 15 : ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực: Đông Nam Á - Đặc điểm về dân số và sự phân bố dân cư khu vực Đông Nam Á. - Đặc điểm dân cư gắn với đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp, lúa nước là cây công nghiệp chính. - Đặc điểm về văn hóa, tín ngưỡng, những nét chung, riêng trong sản xuất và sinh hoạt của người dân Đông Nam Á. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ, bản đồ, so sánh 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính vượt khó. II. Chuẩn bị: - GV: Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á. - HS: Chuẩn bị bài,học bài và dụng cụ học tập. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp : (1P) kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5P) - Em hãy cho biết vị trí và giới hạn của khu vực đông Nam Á ? - Em hãy trình bày đặc điểm địa hình phần đất liền và hải đảo của khu vực Đông Nam Á? 3. Nội dung bài mới: (31P) Đông Nam Á là cầu nối giữa hai châu lục hai đại dương với các đường giao thông ngang dọc trên biển và nằm giữa hai quốc gia có nền văn minh lâu đời. Vị trí đó ảnh hưởng tới đặc diểm dân cư ,xã hội của các nước trong khu vực . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cơ bản * Hoạt động 1 : Đặc điểm dân cư (15P) - Dùng số liệu bảng 15.1 - Hãy so sánh số dân ? Mật độ dân số trung bình, tỉ lệ tăng dân số hàng năm của khu vực Đông Nam Á so với Châu Á và thế giới ? - Dựa vào H15.1 và bảng 15.2 hãy cho biết: Đông Nam Á có bao nhiêu nuớc ? Kể tên và thủ đô từng nước ? - So sánh diện tích, dân số của nước ta với các nước trong khu vực ? - Những ngôn ngữ nào được dùng phổ biến trong các quốc gia Đông Nam Á ? - Điều này có ảnh hưởng gì tới việc giao lưu giữa các nước trong khu vực ? - Quan sát H6.1 nhận xét sự phân bố dân cư các nước Đông Nam Á. - Giải thích sự phân bố đó ? * Xoáy sâu: Mục 1. Đặc điểm dân cư - Chiếm 14,2% dân số châu Á, 8,6% dân số thế giới. - Mật độ trung bình gấp 2 lần so với thế giới. - Mật độ dân trung bình tương đương với châu Á. - Tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn châu Á và thế giới. - Dựa vào bảng 15.2 trả lời. - Diện tích Việt Nam tương đương Philippin và Malaixia. - Dân số gấp 3 lần Malaixia. - Mức gia tăng dân số Philippin cao hơn Việt Nam. - Ngôn ngữ được dùng phổ biến trong khu vực là: Tiếng Anh, Hoa, Mã Lai. - Ngôn ngữ bất đồng, khó khăn trong giao lưu kinh tế, văn hóa. - Dân cư phân bố không đều - Những nơi khí hậu thuận lợi dân cư đông. 1. Đặc điểm dân cư - Đông Nam Á là khu vực có dân số đông 536 triệu dân (2002), có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào , - Ngôn ngữ được dùng phổ biến trong khu vực là: Tiếng Anh, Hoa, Mã Lai. - Dân cư Đông Nam Á tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và các đồng bằng châu thổ. * Hoạt động 2 : Đặc điểm xã hội (16P) Mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung sau: - Những nét tương đồng và riêng biệt trong sản xuất và sinh hoạt của các nước Đông Nam Á ? - Cho biết Đông Nam Á có bao nhiêu tôn giáo ? Phân bố - Nơi hành lễ các tôn giáo như thế nào ? - Nêu những nét chung và riêng trong văn hóa các nước trong khu vực? - Vì sao lại có những nét tương đồng trong sinh hoạt sản xuất của người dân các nước Đông Nam Á. - Vì sao khu vực Đông Nam Á bị nhiều đế quốc thực dân xâm chiếm ? - Trong triến tranh thế giới thứ 2 Đông nam Á bị các đế quốc nào xâm chiếm ? - Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo ra thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước ? - Nền văn minh lúa nước trong môi trường nhiệt đới gió mùa - 4 tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo và các tín ngưỡng địa phương . + Phật giáo : Thái Lan, lào, Cam punchia, Mi an ma, Việt Nam . + Hồi giáo :Ma lay xia, In đô nê xia, Bru nây, Xin ga po. + Thiên chúa giáo : Phi líp pin, rãi rác ở In đô nê xia và Việt Nam . + Ấn độ giáo : rãi rác ở Thái Lan, Cam punchia, In đô nê xia - Do vị trí cầu nối, nguồn tài nguyên phong phú, cùng nền văn minh lúa nước, môi trường nhiệt đới gió mùa - Giàu tài nguyên thiên nhiên. Sản xuất nhiều nông phẩm nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao, phù hợp nhu cầu các nước Tây Âu. - Bị phát xích Nhật xâm chiếm. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 các nước đã giành độc lập - Thuận lợi cho sự hợp tác tồn diện cùng phát triển đất nước và trong khu vực - khó khăn: ngôn ngữ các nước khác nhau khó khăn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa. 2. Đặc điểm xã hội - Các nước trong khu vực Đông Nam Á có cùng nền văn minh lúa nước, trong môi trường nhiệt đới gió mùa với vị trí cầu nối giữa đất liền và hải đảo nên phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt vừa có nét tương đồng và sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc. - Có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng giành độc lập dân tộc. * Tất cả các nét tương đồng trên là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác tòan diện cùng phát triển đất nước và trong khu vực. 4. Củng cố: (5P) Điền vào bảng sau tên các nước và thủ đô của các nước khu vực Đông Nam Á. Tên nước Thủ đô Tên nước Thủ đô 5. Hướng dẫn hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (3’) - Học sinh về nhà học bài, ôn tập: những đặc điểm tự nhiên và dân cư có thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế. - Đọc xem trước bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á . Ở bài này các em chú ý các câu hỏi sao - Dựa vào kiến thức đã học cho biết thực trạng chung của nền kinh tế – xã hội các nước Đông Nam Á khi còn là thuộc địa của các nước đế quốc, thực dân ? - Vì sao các nước ĐNÁ tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc? IV. RÚT KINH NGHIỆM : GV:...................................... ...................................................................................................................... HS: : Chấu thới, ngày tháng 12 năm 2017 kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_tiet_20_dong_nam_a_dat_lien_va_hai_dao.doc