Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hs nắm được đặc điểm một số hệ thống sông lớn và giải thích nguyên nhân.
- Hiểu được Sự phân bố đa dạng của các cảnh quan và nguyên nhân của sự phân hồ đó.
- Hiểu được những thuận lợi, khó khăn điều kiện tự nhiên châu Á đối với việc phát triển kinh tế xã hội .
2. Kĩ năng
- Biết sử dụng bản đồ để tìm đặc điểm sông ngòi và cảnh quan Châu Á.
- Xác định bản đồ vị trí cảnh quan tự nhiên và các hệ thống sông lớn.
3. Thái độ: GD HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Bản đồ tự nhiên Châu Á, cảnh quan tự nhiên Châu Á.
- Trò: Chuẩn bị bài, xem bài và dụng cụ học tập
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (5P)
- Tại sao khí hậu châu Á phân hóa đa dạng?
- Em hãy nêu đặc điểm khí hậu gió mùa?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 25/08/2017 Tuần: 3; Tiết: 3 Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Hs nắm được đặc điểm một số hệ thống sông lớn và giải thích nguyên nhân. - Hiểu được Sự phân bố đa dạng của các cảnh quan và nguyên nhân của sự phân hồ đó. - Hiểu được những thuận lợi, khó khăn điều kiện tự nhiên châu Á đối với việc phát triển kinh tế xã hội . 2. Kĩ năng - Biết sử dụng bản đồ để tìm đặc điểm sông ngòi và cảnh quan Châu Á. - Xác định bản đồ vị trí cảnh quan tự nhiên và các hệ thống sông lớn. 3. Thái độ: GD HS có ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: - Thầy: Bản đồ tự nhiên Châu Á, cảnh quan tự nhiên Châu Á. - Trò: Chuẩn bị bài, xem bài và dụng cụ học tập III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1P) 2. Kiểm tra bài cũ: (5P) - Tại sao khí hậu châu Á phân hóa đa dạng? - Em hãy nêu đặc điểm khí hậu gió mùa? 3. Nội dung bài mới: (32P) Chúng ta đã biết địa hình, khí hậu Châu Á rất đa dạng. Vậy sông ngòi và cảnh quan tự nhiên Châu Á chịu ảnh hưởng của địa hình và khí hậu không? Đó là những câu hỏi mà chúng ta sẽ trả lời qua bài học hôm nay. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 : Đặc điểm sông ngòi. (10P) - Mạng lưới sông ngòi ở Châu Á như thế nào? - Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á và kiến thức đã học cho biết em hãy cho biết: các sông ngòi ở khu vực Bắc Á, Đông Á, bắt nguồn từ khu vực nào? Đổ vào biển và đại dương nào? - Sông Mê Kông (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào? - Sông ngòi ở châu Á phân bố ra sao? - Ở Bắc Á thì mạng lưới sông ngòi như thế nào? - Cho Hs quan sát hình 1.2 và 2.1 Em hãy cho biết sông Ô Bi chảy theo hướng nào và qua các đới khí hậu nào? - Tại sao về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô Bi lại có lũ băng lớn? - Còn khu vực Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á thì sao? - Khu vực Tây Nam Á và Trung Á thì mạng lưới sông ngòi ra sao? - Sông ngòi Châu Á có giá trị kinh tế như thế nào - Có nhiều hệ thống sông lớn. - Các sông lớn của Bắc Á: Ô bi , I ê nít xây, Lê na, bắt nguồn tứ đồng bằng tây xi bia và sơn nguyên trung xi bia . - Đông Á: S. Hoàng Hà ,S. Trường Giang, S Mê Công, S. A Mua, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng và dãy Xai An. - Đổ vào Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương . - Sơn nguyên Tây Tạng - Không đều, chế độ nước rất phức tạp - Bắc Á mạng lưới sông dày, mùa đông đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tuyết tan. - Chảy theo hướng Bắc Nam, qua 2 đới khí hậu: ôn đới, cực và cận cực. - Tại vì băng tuyết tan, mặt nước lên nhanh và thường gây ra lũ lớn . - Mạng lưới sông dày có nhiều sông lớn, nước lên xuống theo mùa . - Tây Nam Á và Trung Á: rất ít sông, nguồn cung cấp nước cho sông là nước băng tan, lượng nước giảm dần về hạ lưu. - Trong sản xuất, đời sống, văn hóa - du lịch 1. Đặc điểm sông ngòi: - Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-Công, Ấn, Hằng) nhưng phân bố không đều. - Chế độ nước khá phức tạp: + Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. + Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa. + Tây và Trung Á: ít sông nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết, băng tan. - Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Hoạt động 2: Các đới cảnh quan tự nhiên (12P). Dựa vào H.3.1: - Châu Á có những đới cảnh quan tự nhiên nào? - Kinh tuyến 800Đ tính từ bắc xuống có các đới cảnh quan nào? => tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa khô hạn? - Tại sao châu Á có nhiều cảnh quan? - Rừng lá kim có diện tích và phân bố ở đâu? - Còn rừng cận nhiệt và nhiệt đới thì như thế nào? - Liên hệ giáo dục học sinh ngày nay cảnh quan nguyên sinh như thế nào? - Gồm có 10 đới cảnh quan tự nhiên . - Quan sát H 3.1 trả lời. - Rừng hổn hộp và rừng lá rộng, rừng cận nhiệt đới, rừng cận nhiệt đới ẩm, xa van và cây bụi, hoang mạc và bán hoang mạc, thảo nguyên rừng lá kim . - Do điạ hình và khí hậu rất đa dạng. - Diện tích lớn phân bố ở xi bia có nhiều gổ quý , động vật quý . - Giàu bậc nhất thế giới nhiều loại gỗ quý và động vật hiếm. - Con người khai phá và biến thành đồng ruộng ,khu dân cư khu công nghiệp . 2. Các đới cảnh quan tự nhiên - Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại: + Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới. + Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. + Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao. - Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hoá đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu Hoạt động 3: Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á. (10P) - Dựa vào vốn hiểu biết và bản đồ tự nhiên Châu Á cho biết những thuận lợi khó khăn của tự nhiên đối với sản xuất và đời sống? - Gv: Châu Á có nhiều thuận lợi mà thiên nhiên ưu đãi. Tuy nhiên cũng gây không ít khó khăn. Thuận lợi: + Nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, trữ lượng lớn (dầu khí, than, sắt) + Thiên nhiên đa dạng. Khó khăn: + Địa hình núi cao hiểm trở. + Khí hậu khắc nghiệt. 3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á: a) Thuận lợi: - Nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, trữ lượng lớn (dầu khí, than, sắt) - Thiên nhiên đa dạng. b) Khó khăn: - Địa hình núi cao hiểm trở. - Khí hậu khắc nghiệt. - Thiên tai bất thường . 4. Củng cố: (5P) - Sông Mê Kông (Cửu Long) trải qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào? - Sông ngòi Châu Á có giá trị kinh tế như thế nào? - Tại sau châu Á có nhiều cảnh quan? 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2P) Học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, ôn lại kiến thức lớp 7 “Môi trường nhiệt đới gió mùa”. IV . RÚT KINH NGHIỆM : GV:................................................... HS: Châu thới, ngày tháng 8 năm 2017 Kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_tiet_3_song_ngoi_va_canh_quan_chau_a_na.doc