Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 14: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được vị trí địa lí, các quốc gia, các vùng lãnh thổ thuộc Đông Á.

- Nắm được các đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông và cảnh quan tự nhiên của khu vực Đông Á.

2. Kĩ năng: Đọc, phân tích bản đồ, tranh ảnh tư liệu.

3. Thái độGiáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường và cảnh quan.

II. CHUẨN BỊ:

- Thầy: Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á, bản đồ tự nhiên Châu Á.

- Trò: Chuẩn bị bài , học bài và dụng cụ học tập .

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1P)                  

2. Kiểm tra bài cũ: (5P)                                 

           - Cho biết đặc điểm dân cư của khu vực  Nam Á? 

           - Các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào?

3. Nội dung bài mới: (32P)                                      

           Đông Á là khu vực rộng lớn nằm tiếp giáp với thái bình dương, có điều kiện tự nhiên rất đa dạng. Đây là khu vực được con người khai thác lâu đời nên cảnh quan tự nhiên biến đổi sâu sắc.             

doc 3 trang Khánh Hội 20/05/2023 80
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 14: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 14: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 14: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 07/11/2017	
Tuần: 14; Tiết: 14
Bài 12 : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được vị trí địa lí, các quốc gia, các vùng lãnh thổ thuộc Đông Á.
- Nắm được các đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông và cảnh quan tự nhiên của khu vực Đông Á.
2. Kĩ năng: Đọc, phân tích bản đồ, tranh ảnh tư liệu.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường và cảnh quan. 
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á, bản đồ tự nhiên Châu Á.
- Trò: Chuẩn bị bài , học bài và dụng cụ học tập .
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1P)	
2. Kiểm tra bài cũ: (5P)	
	- Cho biết đặc điểm dân cư của khu vực Nam Á? 
	- Các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào?
3. Nội dung bài mới: (32P)	
	Đông Á là khu vực rộng lớn nằm tiếp giáp với thái bình dương, có điều kiện tự nhiên rất đa dạng. Đây là khu vực được con người khai thác lâu đời nên cảnh quan tự nhiên biến đổi sâu sắc.	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á(10P)
GV treo lược đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á giới thiệu khu vực Đông Á vị trí, phạm vi
- Dựa vào H12.1 cho biết:
 Khu vực Đông Á bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào?
- Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á. Tiếp giáp với các quốc gia nào ? Tiếp giáp với các biển nào?
- Khu vực Đông Á gồm mấy bộ phận?
- Khu vực gồm có các quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản, cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc và Đài Loan.
 + Việt Nam, Mông Cổ, Liên Bang Nga, Ấn Độ, Cadăcxtan.
 + Bốn biển: Nhật Bản, Hồng Hải, Hoa Đông, biển Đông.
 - Khu vực gồm hai bộ phận: đất liền và hải đảo. Có đặc điểm tự nhiên khác nhau 
1. Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á
- Khu vực gồm có các quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản, cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc và Đài Loan.
- Khu vực gồm hai bộ phận: đất liền và hải đảo.
Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên (20P)
Y/C HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
- Địa hình phía đông và phía tây phần đất liền Đông Á?
- Địa hình hải đảo?
- Xác định 3 con sông lớn của khu vực Đông Á.
- Nêu điểm giống nhau của 2 sông lớn Hồng Hà và Trường Giang?
- Khu vực Đông Á nằm trong đới khí hậu nào ?
- Khí hậu có ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực như thế nào?
* Xoáy sâu: Mục 2
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét.
 Xác định các sông, bắt nguồn, hướng chảy, hạ lưu có đồng bằng phù sa
- Khí hậu gió mùa ẩm.
2. Đặc điểm tự nhiên
a. Địa hình và sông ngòi
- Phần đất liền:
 + Nửa phía tây phần đất liền có núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng.
 + Nửa phía đông phần đất liền là vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng.
- Phần hải đảo nằm trong "vòng đai lửa Thái Bình Dương". Đây là vùng núi trẻ thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh gây tai họa lớn cho nhân dân.
+ Có 3 sông lớn: Amua, Hòang Hà, Trường Giang.
b. Khí hậu và cảnh quan:
* Khí hậu
- Nửa phía đông phần đất liền và hải đảo có khí hậu gió mùa ẩm.
+ Mùa đông: gió mùa tây bắc, khô và lạnh.
+ Mùa hạ: gió mùa đông nam từ biển vào, mát, ẩm, mưa nhiều.
 * Cảnh quan rừng là chủ yếu.
- Nửa phía tây phần đất liền có khí hậu quanh năm khô hạn, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.
Bộ phận lãnh thổ
Đặc điểm địa hình
Đặc điểm khí hậu cảnh quan
Đất liền
Phía tây
- Núi cao hiểm trở: Thiên Sơn, Côn luân.
- Cao nguyên đồ sộ: Hồng Thổ
- Bồn địa cao rộng: Duy Ngô nhĩ, Tarim
- Khí hậu cận nhiệt lục địa quanh năm khô hạn.
- Cảnh quan thảo nguyên hoang mạc
Đất liền
Phía đông
- Vùng đồi núi thấp xen đồng bằng.
- Đồng bằng màu mỡ, rộng, phẳng: Tùng Hoa, Hoa Bắc, Hoa Trung.
- Phía đông và hải đảo có khí hậu gío mùa ẩm.
+ Mùa đông: gió mùa Tây Bắc rất lạnh khô.
+ Mùa hè: gió Đông Nam mưa nhiều.
- Cảnh quan rừng là chủ yếu.
Hải đảo
Vùng núi trẻ, núi lửa, động đất hoạt động mạnh (núi Phú Sĩ cao nhất).
4. Củng cố: (5P)	
- Dựa vào H12.1 cho biết: Khu vực Đông Á bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ?
- Tiếp giáp với các biển nào?
- Địa hình chính phần đất liền của vùng Đông Á như thế nào?
- Xác định 3 con sông lớn của khu vực Đông Á trên lược đố?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2P)	
- Học sinh về nhà học bài trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Đọc xem trước bài 13.Ở bài này các em chú ý các vấn đề sau .
+ Khu vực Đông Á có dân số như thế nào?
+ Sau chiến tranh thế giới thứ 2 nền kinh tế các nước Đông Á lâm vào tình trạng chung như thế nào?
+ Dựa vào bảng 13.1 hãy cho biết tình hình xuất khẩu , nhập khẩu của ba nước Đông Á? Nước nào có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu cao nhất trong ba nước đó?
+ Nhờ vào những đường lối chính sách gì mà nền kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi lớn lao .
IV. RÚT KINH NGHIỆM: Thầy............. Trò
Châu Thới, ngày tháng 11 năm 2017
	Kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_14_dac_diem_tu_nhien_khu_vuc_dong.doc