Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 12: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực:  Nam Á.

- Xác định vị trí các nước trong khu vực, nhận biết được ba miền địa hình: Miền núi phía Bắc, đồng bằng ở giữa và phía Nam là sơn nguyên.

- Giải thích được khu vực Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, tính nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt dân cư trong ba khu vực.

- Phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu nhất là đối với sự phân bố lượng mưa trong khu vực .

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận biết phân tích các yếu tố tự nhiên trên bản đồ, rút ra mối quan hệ hữu cơ giữa chúng.

3. Thái độ

   Giáo dục có ý thức bảo vệ môi trường khí hậu và sông ngòi.

II. CHUẨN BỊ:

- Thầy: Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á, lược đồ phân bố mưa ở Nam Á.

- Trò: Chuẩn bị bài, học bài và dụng cụ học tập

doc 8 trang Khánh Hội 20/05/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 12: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 12: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 12: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày soạn: 22/10/2017
Tuần: 12; Tiết: 12
Bài 10 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực: Nam Á.
- Xác định vị trí các nước trong khu vực, nhận biết được ba miền địa hình: Miền núi phía Bắc, đồng bằng ở giữa và phía Nam là sơn nguyên.
- Giải thích được khu vực Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, tính nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt dân cư trong ba khu vực.
- Phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu nhất là đối với sự phân bố lượng mưa trong khu vực .
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận biết phân tích các yếu tố tự nhiên trên bản đồ, rút ra mối quan hệ hữu cơ giữa chúng.
3. Thái độ
 Giáo dục có ý thức bảo vệ môi trường khí hậu và sông ngòi.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á, lược đồ phân bố mưa ở Nam Á.
- Trò: Chuẩn bị bài, học bài và dụng cụ học tập
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:	
2. Kiểm tra bài cũ: (15P)	
ĐỀ 1: 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM)
* Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng: (Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Khu vực Tây Nam Á nằm ngã ba của 3 châu lục: 
	 A. Châu Á, Châu Âu, Châu Phi	B. Châu Á, Châu Âu, Châu Mĩ
 C. Châu Á, Châu Âu, Châu Đai Dương	D. Châu Á, Châu Âu, Bắc Mĩ 
Câu 2: Tây Nam Á thuộc đới khí hậu nào?
 A. Đới nóng.	B. Đới nóng và cận nhiệt.
 C. Đới ôn hòa	D. Đới lạnh
Câu 3: Đồng bằng nào sau đây ở Tây Nam Á? 
 A. Châu thổ sông Mê Công	B. Châu thổ sông Nin	 
 C. Lưỡng Hà 	D. Hoa Bắc
Câu 4: Tài nguyên nổi bật ở tây nam Á là:
 A. Thủy điện 	B. Quặng sắt
 C. Than đá	D. Dầu mỏ
Câu 5: Tây Nam Á có dân số khoảng:
 A. 286 triệu người	B. 386 triệu người 
 C. 486 triệu người	D. 586 triệu người 
Câu 6: Tây Nam Á có diện tích:
 A. Trên 8 triệu km2	B. Trên 7 triệu km2
 C. Trên 9 triệu km2	D. Trên 10 triệu km2
Câu 7: Tây Nam Á tiếp giáp với vịnh nào?
 A. Vịnh Ben-gan	B. Vịnh Thái Lan 
C. Vịnh Pec-xích	D. Vịnh Bắc Bộ
Câu 8: Khu vực Tây Nam Á nằm trong khoảng vĩ độ nào?
 A. 120Đ – 420Đ 	B. 260Đ – 730Đ
 C. 120B – 730B	D. 120B – 420B 
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM)
 Câu 9: Em hãy cho biết đặc điểm kinh tế - chính trị của khu vực Tây Nam Á?
. ĐỀ 2: 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM)
* Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng: (Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Khu vực Tây Nam Á nằm trong khoảng vĩ độ nào?
 A. 120B – 420B 	B. 260Đ – 730Đ
 C. 120B – 730B	D. 120Đ – 420Đ 
Câu 2: Tây Nam Á tiếp giáp với vịnh nào?
 A. Vịnh Ben-gan	 B. Vịnh Pec-xích
 C. Vịnh Thái Lan	D. Vịnh Bắc Bộ
Câu 3: Đồng bằng nào sau đây ở Tây Nam Á? 
 A. Lưỡng Hà 	B. Châu thổ sông Nin	 
 C. Châu thổ sông Mê Công	D. Hoa Bắc
Câu 4: Tài nguyên nổi bật ở tây nam Á là:
 A. Thủy điện 	B. Quặng sắt
 C. Than đá	D. Dầu mỏ
Câu 5: Tây Nam Á có dân số khoảng:
 A. 386 triệu người	B. 286 triệu người 
 C. 486 triệu người	D. 586 triệu người 
Câu 6: Tây Nam Á có diện tích:
 A. Trên 8 triệu km2	B. Trên 9 triệu km2
 C. Trên 7 triệu km2	D. Trên 10 triệu km2
Câu 7: Tây Nam Á thuộc đới khí hậu nào?
 A. Đới nóng.	B. Đới lạnh
 C. Đới ôn hòa	D. Đới nóng và cận nhiệt.
Câu 8: Khu vực Tây Nam Á nằm ngã ba của 3 châu lục: 
	 A. Châu Á, Châu Âu, Châu Đại Dương	B. Châu Á, Châu Âu, Châu Mĩ
 C. Châu Á, Châu Âu, Châu Phi	D. Châu Á, Châu Âu, Bắc Mĩ
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM)
 Câu 9: Em hãy cho biết đặc điểm kinh tế - chính trị của khu vực Tây Nam Á?
ĐỀ 3: 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM)
* Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng: (Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Tài nguyên nổi bật ở tây nam Á là:
 A. Thủy điện 	B. Quặng sắt
 C. Than đá	D. Dầu mỏ
Câu 2: Tây Nam Á thuộc đới khí hậu nào?
 A. Đới nóng.	B. Đới nóng và cận nhiệt.
 C. Đới ôn hòa	D. Đới lạnh
Câu 3: Đồng bằng nào sau đây ở Tây Nam Á? 
 A. Hoa Bắc	B. Châu thổ sông Nin	 
 C. Châu thổ sông Mê Công	D. Lưỡng Hà 
Câu 4: Khu vực Tây Nam Á nằm ngã ba của 3 châu lục: 
	 A. Châu Á, Châu Âu, Châu Đai Dương 	B. Châu Á, Châu Âu, Châu Mĩ
 C. Châu Á, Châu Âu, Châu Phi	D. Châu Á, Châu Âu, Bắc Mĩ
Câu 5: Khu vực Tây Nam Á nằm trong khoảng vĩ độ nào?
 A. 120B – 420B 	B. 260Đ – 730Đ
 	 C. 120B – 730B	D. 120Đ – 420Đ
Câu 6: Tây Nam Á có diện tích:
 A. Trên 8 triệu km2	B. Trên 7 triệu km2
 C. Trên 9 triệu km2	D. Trên 10 triệu km2
Câu 7: Tây Nam Á tiếp giáp với vịnh nào?
 A. Vịnh Ben-gan	 B. Vịnh Thái Lan 
C. Vịnh Pec-xích	 D. Vịnh Bắc Bộ
Câu 8: Tây Nam Á có dân số khoảng:
 A. 286 triệu người	B. 386 triệu người 
 C. 486 triệu người	D. 586 triệu người 
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM)
 Câu 9: Em hãy cho biết đặc điểm kinh tế - chính trị của khu vực Tây Nam Á?
ĐỀ 4: 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM)
* Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng: (Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Tây Nam Á tiếp giáp với vịnh nào?
 A. Vịnh Ben-gan	B. Vịnh Pec-xích
 C. Vịnh Thái Lan	D. Vịnh Bắc Bộ
Câu 2: Tây Nam Á thuộc đới khí hậu nào?
 A. Đới nóng.	B. Đới lạnh 
 C. Đới ôn hòa	D. Đới nóng và cận nhiệt.
 Câu 3: Khu vực Tây Nam Á nằm trong khoảng vĩ độ nào?
 A. 120B – 420B 	B. 260Đ – 730Đ
 C. 120B – 730B	D. 120Đ – 420Đ
Câu 4: Tài nguyên nổi bật ở tây nam Á là:
 A. Thủy điện 	B. Quặng sắt
 C. Than đá	D. Dầu mỏ
Câu 5: Tây Nam Á có dân số khoảng:
 A. 286 triệu người	B. 386 triệu người 
 C. 486 triệu người	D. 586 triệu người 
Câu 6: Tây Nam Á có diện tích:
 A. Trên 8 triệu km2	B. Trên 9 triệu km2
 C. Trên 7 triệu km2	D. Trên 10 triệu km2
Câu 7: Khu vực Tây Nam Á nằm ngã ba của 3 châu lục: 
	 A. Châu Á, Châu Âu, Châu Mĩ	B. Châu Á, Châu Âu, Châu Phi 
 C. Châu Á, Châu Âu, Châu Đai Dương	D. Châu Á, Châu Âu, Bắc Mĩ
Câu 8: Đồng bằng nào sau đây ở Tây Nam Á? 
 A. Châu thổ sông Mê Công	B. Châu thổ sông Nin	 
 C. Lưỡng Hà 	D. Hoa Bắc
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM)
 Câu 9: Em hãy cho biết đặc điểm kinh tế - chính trị của khu vực Tây Nam Á?
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 15 PHÚT
MÔN: ĐỊA 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM)
Mỗi câu đúng (0,5 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Đề 1
A
B
C
D
A
B
C
D
Đề 2
A
B
A
D
B
C
D
C
Đề 3
D
B
D
C
A
B
C
A
Đề 4
B
D
A
D
A
C
B
C
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 ĐIỂM)
Đặc điểm kinh tế - chính trị.
- Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế các nước Tây Nam Á.	 (2,5 điểm)
- Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. 	(1 điểm)
- Tình hình chính trị - xã hội không ổn định do còn nhiều mâu thuẫn về lãnh thổ, tôn giáo, sắc tộc... 	(2,5 điểm)	
3. Nội dung bài mới: (29P)	
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khu vự Nam Á rất phong phú đa dạng ở đây có hệ thống núi Hymalaya hùng vĩ, sơn nguyên Đê can và đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn, cảnh quan thiên nhiên chủ yếu là rừng nhiệt đới và xa van thuận lợi cho phát triển kinh tế ra sao?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và địa hình (15P)
- Quan sát lược đồ hãy xác định khu vực Nam Á nằm ở vị trí nào của lục địa Á - Âu?
- Quan sát H.10.1 Em hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á ? 
+ Xác định Nam Á nằm trong khoảng kinh độ, vĩ độ bao nhiêu?
+ Nam Á tiếp giáp với Vịnh, Biển, khu vực nào?
+ Nam Á gồm có các quốc gia nào? 
+ Nước nào có diện tích lớn nhất? Nước nào có diện tích nhỏ nhất?
- Kể tên các miền địa hình từ Bắc xuống Nam ?
- Nêu rõ đặc điểm địa hình mỗi miền? 
- Dãy Hymalaya là vùng núi cao trẻ nhất thế giới có tới 70 đỉnh cao > 7000m và 14 đỉnh cao > 8000m,đỉnhChômôlungma 
cao 8848m 
- Dãy Hy ma lay a là ranh giới giữa khu vực nào ? Có tác dụng gì ?
- Nằm ở rìa phía Nam của lục địa Á - Âu
- HS Quan sát H.10.1và nghiên cứ thông tin mục 1 SGK, hoạt động nhóm (4p) Tổ 1,2 
- Em hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á ? 
- Lần lượt các tổ lên báo cáo và xác định trên lược đồ:
+ Trong khoảng từ 90 B đến 370 B và 620 Đ đến 980 Đ
- Tiếp giáp:
+ vịnh Bengan
+ biển A rập 
+ Khu vùc Tây Nam Á, Trung Á, Dông Á, ĐNA
- Nam Á gồm có các quốc gia: Pakixtan, Neepan, Butan, Băngladet, Ấn độ, Manđivơ.
- Ấn Độ: 3,28 triệu km2
- Manđivơ: 298 km2
- Khu vực Nam Á được chia thành 3 miền địa hình:
+ Phía Bắc: núi cao 
+ Đồng bằng ở giữa
+ Phía Nam: sơn nguyên .
Tổ 3,4
+ Phía Bắc: miền núi Hymalya cao, đồ sộ hướng Tây Bắc – Đông Nam dài 2600 km, rộng 320 – 400 km.
+ Nằm giữa: đồng bằng bồi tụ thấp rộng Ấn – Hằng dài hơn 3.000 km, rộng trung bình 250 – 350 km.
+ Phía Nam: Sơn nguyên Đê Can với hai rìa được nâng cao thành hai dãy Gát Tây, Gát Đông cao trung bình 1300 m.
- Là ranh giới khí hậu giữa khí hậu khu vực Trung Á và Nam Á. Có tác dụng cản khối khí lạnh từ Trung Á tràn xuống.
1. Vị trí địa lí và địa hình:
- Vị trí: Là bộ phận nằm rìa phía nam của châu Á.
- Nằm trong khoảng vĩ độ: 90B – 370B, kinh độ: 62 0Đ – 98 0Đ
- Tiếp giáp:
+ vịnh Bengan
+ biển A rập 
+ Khu vùc Tây Nam Á, Trung Á, Dông Á, ĐNA
- Địa hình: Nam Á được chia thành 3 khu vực: 
+ Phía Bắc: Hệ thống núi Hy-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài 2600 km, rộng 320 – 400 km.
+ Nằm giữa: đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, dài hơn 3.000 km, rộng từ 250 – 350 km.
+ Phía Nam: Sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng với hai rìa phía tây và phía đông được nâng cao thành hai dãy Gát Tây và Gát Đông cao trung bình 1300 m.
Hoạt động 2 : Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên (14P)
* Xoáy sâu: mục 2
- Quan sát lược đồ khí hậu châu Á H 2.1 và H 10.2 cho biết Nam Á nằm chủ yếu trong đới khí hậu nào?
- Ngoài kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, Nam Á còn có kiểu khí hậu nào khác?
+ Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu, lượng mưa của nam Á như thế nào? 
- Đọc nhận xét số liệu khí hậu 3 địa điểm Muntan, Sarapunđi, Munbai ở H10.2. Giải thích đặc điểm lượng mưa của 3 địa điểm trên ? 
- Giải thích sự phân bố mưa không đều ở Nam Á?
+ Mum-bai. Do ảnh hưởng của dãy gát tây nên sườn chắn gió Tây Nam. Mưa nhiều ở phía tây.
 + Mun-tan. Do nằm ở đới khí hậu khô, hoạt động của gió mùa gặp dãy Himalaya chắn nên chuyển hướng thành gió Tây-Tây bắc từ sơn nguyên I Ran thổi tới rất khô và nóng, lượng mưa rất ít.
+ Sarapunđi. Do nằm ở hành lang hứng gió Tây Nam từ biển thổi vào gặp bức tường thành Himalaya ngăn cản gió Tây Nam tiếp tục đổ xuống đồng bằng ven chân núi gây mưa lớn
- Em có nhận xét gì về sự phân bố lượng mưa trong khu vực?
- Nhịp điệu gió mùa có ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất kinh tế của người dân trong vùng như thế nào?
+ Mùa hạ: có gió Tây nam mưa nhiều ở sườn bắc thường có bão lũ
+ Mùa đông có gió mùa đông bắc khô, lạnh
+ Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pakixtan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô gây hạn hán, ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vưc
- Em hãy nêu những giải pháp để khắc phục những khó khăn trên?
- Tại sao cùng vĩ độ với miền Bắc Việt Nam mà khu vực Nam Á có mùa đông ấm hơn?
- Dựa vào H10.1 cho biết các sông chính trong khu vực Nam Á ?
GV: Sông Hằng dài 2.510 km và cung cấp 40% lượng nước cho Ấn Độ, sông Hằng là con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. Tuy nhiên, con sông này đang dần chết mòn bởi hơn 200 con đập lớn nhỏ được xây dựng ở thượng nguồn đã rút cạn nước sông, làm bùng lên một cuộc khủng hoảng nước tại hàng nghìn ngôi làng dọc bờ sông. Mặt khác, việc phát triển nhanh chóng về dân số và các ngành công nghiệp tại lưu vực này khiến sông Hằng phải nhận hàng tỉ lít nước thải mỗi ngày, biến dòng sông được coi là linh thiêng và huyền bí trở thành dòng sông ô nhiễm nhất thế giới. 
- Dựa vào hình bên (H 10.1 và H3.1 sgk) cho biết Nam Á có những cảnh quan tự nhiên nào?
+ Tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân hóa các kiểu cảnh quan?
HS trao đổi theo tổ (3 phút)
Tổ 1: khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.
- Khí hậu núi cao và nhiệt đới khô
Tổ 2: Dựa vào hình nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa
- Là khu vực mưa nhiều nhất của thế giới nhưng lượng mưa phân bố không đều.
- Do cản gió mùa Tây Nam nên mưa trút ở sườn Nam – lượng mưa lớn nhất.
- Có ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vưc.
+ Xây dựng hệ thống thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ,.. 
+ Mùa đông Hymalaya có tác dụng chắn khối khí lạnh từ trung Á tràn xuống làm cho Nam Á ấm hơn miền Băc Việt Nam có cùng vĩ độ.
- Tổ 3: Xác định trên lược đồ: Sông Ấn, Hằng, Bramapút
 Tổ 4: Cảnh quan tự nhiên chính: Rừng nhiệt đới, xavan, hoang mạc núi cao.
2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên:
a) Khí hậu
- Đại bộ phận Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa. 
- Là khu vực mưa nhiều nhất thế giới nhưng phân bố không đều (Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình) 
- Nhịp điệu gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vưc.
b) Sông ngòi, 
- Nam Á có nhiều sông lớn: Sông Ấn, sông Hằng, sông Bramapút.
c ) Cảnh quan tự nhiên
- Cảnh quan tự nhiên chính: rừng nhiệt đới, xavan, hoang mạc núi cao.
4 . Củng cố: (0P)	
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1P)	
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Học sinh về nhà đọc xem trước bài mới bài 11. Ở bài này các em chú ý các vấn đề sau.
+ Diện tích dân số của Nam Á là bao nhiêu?
+ Quan sát H11.1 và H6.1 em có nhận xét gì về mật độ dân cư khu vực Nam Á phần lớn thuộc loại nào của mật độ dân số châu Á?
+ Tôn giáo có ảnh hưởng như thế nào đến sư phát triển kinh tế xã hội ?
+ Năm 1947 thì khu vực Nam Á như thế nào?
+ Quan sát hai bức ảnh 11.3, 11.4 cho biết: Hoạt động kinh tế nào phổ biến 
+ GV cho HS xem bảng 11.2 em hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ? 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: Thầy............. Trò .....
	Châu Thới, ngày tháng 10 năm 2017
	Kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_12_dieu_kien_tu_nhien_khu_vuc_nam.doc