Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

I. Mục tiêu:

   1. Kiến thức:

        - Nhận biết được vị trí, lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á gồm: Phần bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai, và ý nghĩa của vị trí đó.

        - Nắm được đặc điểm tự nhiên của khu vực: Địa hình đồi núi là chính, đồng bằng châu thổ màu mỡ, nằm trong vành đai khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa, rừng rậm thường xanh chiếm phần lớn diện tích.

      2. Kĩ Năng: Liên hệ với kiến thức đã học để giải thích một số đặc điểm tự nhiên về khí hậu nhiệt đới gió mùa…

      3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:   

     - Thầy: Bản đồ tự nhiên Châu Á, lược đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á.

     - Trò: Đọc trước bài ở nhà.

III. Các bước lên lớp:

      1. Ổn định tổ chức: (1P)

      2 . Kiểm tra bài cũ: (không)

      3. Nội dung bài mới: (40P)

           * Giới thiệu bài: (1P) Vì sao khu vực  Đông Nam Á lại có tên: “Đông Nam Á -Đất liền và hải đảo”. Vì có phần đất liền gắn với lục địa Á và phần hải đảo nằm ở vùng ranh giới giữa hai đại dương lớn TBD, AĐD.

docx 112 trang Khánh Hội 15/05/2023 2140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Chương trình học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 20 Ngày soạn: 20 /12 /2018
Tiết: 19 
BÀI 14: ĐÔNG NAM Á, ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nhận biết được vị trí, lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á gồm: Phần bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai, và ý nghĩa của vị trí đó.
 - Nắm được đặc điểm tự nhiên của khu vực: Địa hình đồi núi là chính, đồng bằng châu thổ màu mỡ, nằm trong vành đai khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa, rừng rậm thường xanh chiếm phần lớn diện tích.
 2. Kĩ Năng: Liên hệ với kiến thức đã học để giải thích một số đặc điểm tự nhiên về khí hậu nhiệt đới gió mùa
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: Bản đồ tự nhiên Châu Á, lược đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á.
 - Trò: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức: (1P)
 2 . Kiểm tra bài cũ: (không)
 3. Nội dung bài mới: (40P)
	* Giới thiệu bài: (1P) Vì sao khu vực Đông Nam Á lại có tên: “Đông Nam Á -Đất liền và hải đảo”. Vì có phần đất liền gắn với lục địa Á và phần hải đảo nằm ở vùng ranh giới giữa hai đại dương lớn TBD, AĐD.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: ( 14 P) Tìm hiểu: Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á.
HS quan sát bản đồ tự nhiên và H14.1
? Xác định vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á.
GV giải thích thêm lịch sử, tên gọi.
? Chỉ trên bản đồ các bán đảo lớn?
HS hoạt động nhóm: Quan sát H15.1
? Xác định điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây thuộc nước nào ở Đông Nam Á.
? Đông Nam Á là “cầu nối” giữa hai đại dương và hai châu lục nào.
? Vị trí địa lý ảnh hưởng gì. 
=> HS quan sát bản đồ tự nhiên và H14.1
=> HS xác định.
=> HS nghe.
=> HS xem.
=> HS xác định.
=> - Giữa AĐD và TBD.
 - Giữa Châu Á và Châu Đại Dương.
=> Hs trả lời.
1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á:
- ĐNÁ gồm phần đất liền và bán đảo Trung Ấn, phần hải đảo là quần đảo Mã Lai.
- Khu vực là cầu nối giữa AĐD và TBD.
- Giữa Châu Á và Châu Đại Dương.
- Vị trí địa lý ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu, cảnh quan khu vực: Có ý nghĩa lớn về kinh tế và quân sự.
HĐ 2: ( 25P) Tìm hiểu: Đặc điểm tự nhiên.
Quan sát hình 14.1
? Nhận xét về địa hình của khu vực Đông Nam Á (sự phân bố các núi, cao nguyên và đồng bằng ở phần đất liền và đảo của khu vực Đông Nam Á).
 ? Nhận xét mật độ dân ở các đồng bằng, giải thích. (HS K, G)
? Khu vực Đông Nam Á có khí hậu gì?
? Nêu các hướng gió ở ĐNÁ về mùa hạ và mùa đông.
? Gió mùa có ảnh hưởng gì đến khí hậu ĐNÁ.
- Cho Hs đọc biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa H14.2
? Nhận xét biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa cùa hai địa điểm H14.2, cho biết chúng thuộc đới, kiểu khí hậu nào? Tìm vị trí các địa điểm đó trên hình 14.1
? Đặc điểm sông ngòi khu vực ĐNÁ, xác định vị trí 5 con sông lớn trên hình 14.1: nơi bắt nguồn, hướng chảy của sông; các biển, vịnh nơi nước sông đổ vào.
Quan sát hình 14.3
? Cảnh quan khu vực ĐNÁ có đặc điểm gì? (HS Y)
=> - BĐ Trung Ấn: chủ yếu là núi cao hướng B-N, TB-ĐN, các cao nguyên thấp, các thung lũng sông chia cắt mạnh, đồng bằng phù sa màu mở.
 - Quần đảo Mã Lai: Hệ thống núi hướng vòng cung Đ-T, ĐB-TN và núi lửa, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
=> Hs giải thích.
=> Nhiệt đới gió mùa.
=>- Mùa hạ: Hướng đông nam, vượt qua XĐạokhu vực.
 - Mùa đông: Xphát từ áp caokhô và lạnh.
=> Nhờ có gió mùa
=> Hs nhận xét.
- Pa-đăng: Xích đạo.
- Y-an-gun: Nhiệt đới gió mùa.
=> - Nơi bắt nguồn: từ vùng núi phía bắc.
 - Hướng chảy: B-N.
 - Các biển, vịnh nơi nước sông đổ vào: Sgk.
=> Nét đặc trưng là rừng nhiệt đới ẩm thường xanh. S nhỏ rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.
2. Đặc điểm tự nhiên: 
a) Địa hình:
- Nhiều núi, (nhiều núi lửa) và cao nguyên.
- Đồng bằng phù sa màu mỡ, có giá trị kinh tế, tập trung đông dân cư.
b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan:
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa và xích đạo.
 + Mùa hạ: gió Tây Nam và Đông Nam, ẩm, nhiều mưa.
 + Mùa đông: gió Bắc và Đông Bắc, lạnh khô, ít mưa.
- Sông ngòi:
 + Ở đất liền: 5 sông lớn.
 + Hải đảo: sông ngắn, dốc.
- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm thường xanh là nét đặc trưng.
 4. Củng cố: (2’)
? Vì sao ở khu vực Đông Á có nhiều rừng nhiệt đới ẩm.
? Trình bày: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan của khu vực Đông Nam Á.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
- Trả lời câu hỏi SGK, tập bản đồ. 
- Xác định các quốc gia ở Đông Nam Á.
IV. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................
Tuần: 20 Ngày soạn: 20 /12 /2018.
Tiết: 20
Bµi 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ – XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á.
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - Sử dụng các tư liệu có trong bài, phân tích so sánh số liệu để biết được số dân Đông Nam Á có số dân đông, dân số tăng nhanh, tập trung đông đúc tại các đồng bằng và vùng ven biển, gắn với đặc điểm kinh tế nông nghiệp.
 - Các nước Đông Nam Á vừa có nét chung vừa có nét riêng độc đáo.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Bản đồ dân cư Châu Á.
 - Trò: Chuẩn bị trước bài ở nhà.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức: (1P)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5P)
 - Chỉ khu vực Đông Nam Á trên bản đồ, nhận xét về vị trí địa lý với kinh tế xã hội?
 - Đông Nam Á có mấy bộ phận? Nêu rõ đặc điểm tự nhiên của từng bộ phận?
 3. Nội dung bài mới: (35P)
	* Giới thiệu bài: (1P) ĐNÁ là khu vực đông dân, và có dân cư sinh sống từ lâu đời, 
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: (19P) Tìm hiểu Đặc điểm dân cư. 
HS đọc bảng 15.1.
? So sánh số dân, mật độ dân số trung bình, tỉ lệ tăng dân số hàng năm của khu vực Đông Nam Á so với Châu Á và Thế giới.
? Em có nhận xét gì về dân số ĐNÁ. (HS Y)
HS hoạt động nhóm (4 nhóm): Dựa vào bảng H15.1, bảng 15.2, trả lời 3 ý câu hỏi SGK.
Quần đảo: nói tiếng Anh, tiếng Trung.
? Nhận xét sự phân bố dân cư các nước Đông Nam Á, giải thích?
-> - Số dân: Chiếm 14,2% dân số châu Á. Chiếm 8,6% dân số thế giới.
 - Mật độ dân số trung bình: bằng châu Á, cao hơn thế giới hơn 2 lần.
 - Tỉ lệ tăng tự nhiên cao hơn châu Á và thế giới. 
-> Là khu vực đông dân (536 triệu người). Dân số tăng khá nhanh. Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.
- Hs kể tên nước và thủ đô của từng nước.
- Hs so sánh diện tích và số dân của nước ta với các nước trong khu vực.
- Ngôn ngữ phổ biến: Anh, Hoa.
-> Hs nhận xét và giải thích.
1. Đặc điểm dân cư:
 - Là khu vực đông dân (536 triệu người).
 - Dân số tăng khá nhanh.
 - Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.
 - Đông Nam Á gồm 11 nước, thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít, và Ô-xtra-lô-ít.
 - Ngôn ngữ: Tiếng Anh, Hoa, Mã lai 
- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng châu thổ và ven biển.
* Hoạt động 2: (15P) Tìm hiểu Đặc điểm xã hội.
HS đọc đoạn đầu (mục 2).
? Những nét chung và riêng ở Đông Nam Á, ví dụ?
- Gv: .Lấy một số ví dụ thêm cho học sinh hiểu.
? Vì sao lại có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất của người dân các nước ĐNÁ. (HS K, G)
? Điều kiện này tạo cho các nước ĐNÁ có MQH gì với nhau.
-> Nét tương đồng: Trồng lúa nước, .Tuy nhiên mỗi nước vẫn có phong tục tập quán riêng. 
 Hs: lấy ví dụ:
- ĐNÁ có các vịnh biển
- Bị nhiều nước phương tây chiếm đóng.
-> Các nước Đông Nam Á có sự hợp tác toàn diện.
2. Đặc điểm xã hội:
 - Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng trong lịch sử, sinh hoạt, sản xuất.
 - Mỗi nước lại có phong tục riêng.
 - Các nước Đông Nam Á có sự hợp tác toàn diện
 4. Củng cố: (2P)
 ? Xác định vị trí, tên nước, tên thủ đô của các Quốc gia Đông Nam Á trên bản đồ.
 ? Sắp xếp các nước Đông Nam Á theo chiều giảm dần về diện tích, dân số.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2P)
 Tìm hiểu kinh tế các nước Đông Nam Á. Xác định vị trí 11 nước Đông Nam Á. Trả lời câu hỏi SGK, tập bản đồ. 
IV. Rút kinh nghiệm:.....................................................................................................
Tổ duyệt tuần 20
Ngày: 22/12/2018
Lê Thị Thoa
Tuần: 21 Ngày soạn: 27/12/2019.
Tiết: 21
Bµi 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - Phân tích số liệu, lược đồ, tư liệu để nhận biết mức tăng trưởng đạt khá cao trong thời gian tương đối dài. 
 + Nông nghiệp (mà trồng trọt là chủ đạo) vẫn giữ vị trí quan trọng. 
 + Công nghiệp mới trở thành ngành kinh tế quan trọng ở 1 số nước. 
 + Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.
 - Giải thích được những đặc điểm trên của kinh tế Châu Á.
 2. Kỹ năng: 
 Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu, lược đồ, tư liệu.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: Bản đồ kinh tế Châu Á. Các số liệu về kinh tế của các nước Đông Nam Á.
 - Trò: Xem trước bài ở nhà. 
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 ? Dân cư Đông Nam Á có đặc điểm gì?
 3. Nội dung bài mới: (35’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: (20 phút) Tìm hiểu Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á.
HS đọc đoạn đầu mục 1.
HS quan sát bảng 16.1.
? Hãy cho biết tình hình kinh tế của các nước ĐNÁ ở giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. (Hs Y)
? Hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn và so với Thế giới (trung bình 3%).
? Nguyên nhân của quá trình tăng trưởng đó?
? Tại sao 1998: Mức tăng trưởng giảm (Hs K, G)
? Vấn đề môi trường ở Đông Nam Á như thế nào?
? Tại sao phát triển kinh tế bền vững phải đi đôi với bảo vệ môi trường. (GDMT)
-> Kinh tế lạc hậu.
- Hs so sánh.
 + 90 – 96
 + 98 - 2000
 + Nước có mức tăng đều: Ma, Phi, VN.
 + Nước có mức tăng không đều: In, TL, Xing.
 + 98: Nước không tăng trưởng: In, TL,Ma. Tăng nhưng không lớn: VN, Xing.
 + 99 – 2000: nước tăng dưới 6%: In, Phi, TL. nước tăng trên 6%: Ma, VN, Xing.
-> Ngày nay phát triển kinh tế.
-> Do khủng hoảng tài chính.
-> Chưa được quan tâm đúng mức.
-> Phát triển kinh tế bền vững phát triển có chiều hướng tăng một cách vững chắc, khá ổn định, đồng thời phải đi đôi với bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường trong sạch, có thể tiếp tục cung cấp các điều kiện sống cho các thế hệ sau.
1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững:
- Gần đây: Kinh tế của các nước Đông Nam Á tăng trưởng khá nhanh (Việt Nam: 6,7% năm 2000 so với 1999).
- 1997 – 1998: Mức tăng trưởng giảm do khủng hoảng tài chính.
- Môi trường: Chưa được quan tâm đúng mức.
-> Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, song chưa vững chắc.
* Hoạt động 2: (15 phút) Tìm hiểu Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi.
HS đọc bảng 16.2.
? Cho biết tỷ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm?
? Sự thay đổi cơ cấu như thế nào? Chứng tỏ điều gì?
(KNS)
HS quan sát H16.1.
? Nhận xét sự phân bố cây lương thực, cây công nghiệp.
? Nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm.
-> Nông nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao ở một số nước.
-> Nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng
- Hs nhận xét.
- Hs nêu sự phân bố.
2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi:
 - Nền nông nghiệp lúa nước.
 - Các nước đang tiến hành công nghiệp hoá.
 - Cơ cấu thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp giảm, công nghiệp, dịch vụ tăng.
- Các ngành sản xuất tập trung nhiều ở Đồng bằng và ven biển.
 4. Củng cố: (2P)
 ? Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hoá nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2P)
 - Trả lời các câu hỏi SGK.
 - GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ hình tròn (câu 2).
 - Chuẩn bị bài 17: Hiệp hội các nước ĐNÁ hình thành thời gian nào, thành viên,  
IV. Rút kinh nghiệm:.
Tuần: 21 Ngày soạn: 27/12/2018
Tiết: 22
Bài 17: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - Phân tích tư liệu, số liệu, ảnh để biết được: Sự ra đời và phát triển về số lượng các thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam Á, mục tiêu hoạt động của hiệp hội.
 - Các nước đạt được những thành tựu đáng kể một phần do có sự hợp tác.
 - Những thuận lợi và 1 số thách thức của Việt Nam khi gia nhập hiệp hội.
 2. Kỹ năng: Phân tích tư liệu, số liệu, ảnh.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: Bản đồ các nước Đông Nam Á (hoặc bản đồ các nước Châu Á). Tranh ảnh các nước trong khu vực.
 - Trò: Chuẩn bị trước bài ở nhà.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế các nước ĐNÁ.
? Cho biết cơ cấu kinh tế các nước ĐNÁ có sự thay đổi như thế nào.
 3. Nội dung bài mới: (35’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: (15’) Hướng dẫn Hs tìm hiểu hiệp hội các nước ĐNÁ.
- G: Yc Hs quan sát hình 17.1 cho biết:
? 5 nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam Á?
? Tham gia vào thời gian nào? (HS Y)
? Việt Nam gia nhập năm nào?
? Nước nào gia nhập trước và sau Việt Nam?
G: Đông-ti-mo chưa tham gia.
HS đọc SGK.
? Nêu rõ mục tiêu của hiệp hội qua từng giai đoạn.
? Tổ chức này hoạt động theo nguyên tắc nào.
-> Hs quan sát hình 17.1
-> Thái, ma, xing, phi, In.
-> 8/8/1967.
-> 1995.
-> - Trước: TL, Ma, Xing, In, Phi, Bru-nây.
 - Sau: Mi, Lào, Cam.
-> - Thập niên 60,70 3 nước Đông Dương chống Mĩ, Tây Âu. Mục tiêu lúc này hợp tác về quân sự.
 - Thập niên 90: Giữ vững hoà bình, an ninhphát triển kinh tế.
-> Tự nguyện, tôn trọng chủ quyềnquốc tế.
1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN):
- Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập gồm 5 nước.
- Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995.
- Hiện có 10 nước thành viên (Đông Timo chưa gia nhập).
- Mục tiêu: Hợp tác toàn diện để phát triển
- Nguyên tắc: Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền, hợp tác toàn diện, khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
* Hoạt động 2: (10’) Hướng dẫn Hs tìm hiểu Hợp tác để phát triển kinh tế xã hội.
- G: Cho Hs thảo luận nhóm, mỗi nhóm 1 câu hỏi.
? Các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế.
? Hợp tác đem lại kết quả gì.
? Nêu những biểu hiện của sự hợp tác.
? Cuối thập niên 90 của XX ASEAN gặp khó khăn gì.
? Vấn đề gì đặc ra.
- Hs thảo luận nhóm.
-> Vị trí gần gũi, tương đồng về truyền thống văn hoá, sản xuất, giống nhau về lịch sử đấu tranh.
-> - 3 nước: Ma, Xing, In đã lập tam giác tăngnguyên liệu.
 - Tạo môi trường ổn định để phát triển.
-> 4 biểu hiện SGK.
-> Khủng hoảng kinh tế, thiên tai
-> Hợp tác để giải quết khó khăn.
2. Hợp tác để phát triển kinh tế xã hội:
- Thuận lợi: Các nước có những nét tương đồng về tự nhiên, văn hoá, xã hội, vị trí gần nhau.
- Các biểu hiện của sự hợp tác:
 + Nước phát triển giúp đỡ nước chậm phát triển.
 + Tăng cường trao đổi hàng hoá.
 + Xây dựng các tuyến giao thông.
 + Phối hợp khai thác, bảo vệ sông Mêkông.
* Hoạt động 3: (10’) Hướng dẫn Hs tìm hiểu Việt Nam trong ASEAN.
G: Yc Hs đọc phần chữ in nghiêng trong SGK.
? Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có những thuận lợi, thách thức gì? Nêu dẫn chứng. (HS K, G)
-> - TL: Tốc độ tăng trưởng kinh tếkhó khăn này.
 - KK: Sự chênh lệch vềbất đồng ngôn ngữ.
3. Việt Nam trong ASEAN:
- Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế xã hội (buôn bán, xuất nhập khẩu ).
- Việt Nam cũng những thách thức lớn (sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ ) cần phải vượt qua.
 4. Củng cố: (2’)
 ? Hiệp hội các nước ĐNÁ được thành lập như thế nào.
 ? Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có những thuận lợi, thách thức gì.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
 - Học bài 16, trả lời câu hỏi và bài tập 3, 4 SGK trang 61. Bài tập 3 vẽ biểu đồ cột, nêu nhân xét.
 - Chuẩn bị bài 18. Trả lời các câu hỏi.
IV. Rút kinh nghiệm:.
Tổ duyệt tuần 21
Ngày: 29 /12 /2018
Lê Thị Thoa
Tuần: 22 Ngày soạn: 03/ 1 / 2019
Tiết: 23
Bài 18: THỰC HÀNH TÌM HIỂU LÀO
 VÀ CAM PU CHIA
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - Tập hợp các tư liệu, sử dụng chúng để tìm hiểu về địa lý của một quốc gia.
 - Trình bày lại kết quả làm việc bằng văn bản.
 2. Kỹ năng: rèn kỹ năng trình bày.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: 
Thầy: Lược đồ tự nhiên các nước ĐNÁ, lược đồ kinh tế - xã hội các nước ĐNÁ.
Trò: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 ? Nêu sự thành lập, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các nước ĐNÁ.
 ? Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có những thuận lợi, thách thức gì.
 3. Nội dung bài mới: (35’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: (18’) HD Hs tìm hiểu vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên Lào.
G: Yc Hs xem hình 18.2 và nhớ lại KT cũ cho biết:
? S của Lào.
? Lào thuộc khu vực nào? Giáp nước nào? Biển nào.
G: Yc Hs xem hình 18.2 và nội dung bài 14 cho biết:
? Lào có dạng địa hình nào.
? Núi phân bố ở đâu.
? Lào có các cao nguyên nào.
? Lào thuộc kiểu khí hậu gì.
? Lào có sông, hồ nào lớn.
? Qua tìm hiểu về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, nêu những thuận lợi và khó khăn của Lào. (Dành cho Hs khá, giỏi)
-> 236.800 km2.
-> - Thuộc bán đảo Trung Ấn.
 - Giáp: VN (đông), TQ, Mi (bắc), TL (tây), Cam (nam).
 - Lào không giáp biển, giao thông biển nhờ các cảng miền trung VN.
-> - Núi và cao nguyên, đồng bằng 10% ở sông Mê-công.
 - Các dãy núi hướng ĐB-TN, B-N và 1 số dãy hướng đông có hướng TB-ĐN.
-> Tập trung ở miền Bắc.
-> Xiêng khoảng, Khăm muộn, Tà ôi, Bô-lô-ven.
-> Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió tây nam từ biển thổi vào, mang theo nhiều hơi nước, gây mưa nhiều. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ lục địa thổi đến mang theo không khí khô, lạnh.
-> Hệ thống sông Mê-công chảy 1 đoạn qua Lào.
-> - TL: Khí hậu nhiệt đới, ấm áp quanh năm, sông Mê-công nhiều nước, thuỷ điện, đồng bằng phù sa, nhiều rừng.
 - KK: Không giáp biển, S đồng bằng ít, địa hình chủ yếu núi và cao nguyên.
I. Lào:
1. Vị trí địa lí: 
- S: 236.800 km2.
- Thuộc bán đảo Trung Ấn.
- Giáp: VN, TQ, Mi, TL, Cam.
- Lào không giáp biển
2. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình: Chủ yếu là núi và cao nguyên.
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa.
- Có hệ thống sông Mê-công chảy qua.
* Hoạt động 2: (17’) HD Hs tìm hiểu vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên Cam-pu-chia.
G: Yc Hs xem hình 18.1 và nhớ lại KT cũ cho biết:
? S của Cam-pu-chia.
? Cam-pu-chia thuộc khu vực nào? Giáp nước nào? Biển nào? (HS Y)
G: Yc Hs xem hình 18.1 và nội dung bài 14 cho biết:
? Cam-pu-chia có dạng địa hình nào.
? Cam-pu-chia thuộc kiểu khí hậu gì.
? Cam-pu-chia có sông, hồ nào lớn.
? Qua tìm hiểu về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, nêu những thuận lợi và khó khăn của Cam-pu-chia.
(Hs K, G)
-> 181 nghìn km2.
-> - Thuộc bán đảo Trung Ấn.
 - Giáp: VN, Lào, Thái Lan.
 - Giáp vịnh Thái Lan.
-> Địa hình chủ yếu là đồng bằng. 
-> Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng. 
-> Sông Mekông, biển Hồ.
-> Thuận lợi cho giao thông đường biển, đường sông, đường bộ
II. Cam-pu-chia:
1. Vị trí địa lí: 
- S: 181.000 km2.
- Thuộc bán đảo Trung Ấn.
- Giáp: VN, Lào, Thái Lan.
- Giáp vịnh Thái Lan.
2. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình: chủ yếu là đồng bằng. 
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa.
- Có hệ thống sông Mê-công chảy qua. Có biển Hồ.
 4. Củng cố: (2’)
 ? Điều kiện tự nhiên Lào, Cam-pu-chia có những thuận lợi và khó khăn gì.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
 - Học bài 18.
 - Chuẩn bị bài: xem lại từ bài 14 đến bài 18 tiết sau ôn tập.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 22 Ngày soạn: 03/1/2019. 
Tiết: 24
ÔN TẬP (Khu vực Đông Nam Á).
I. Mục tiêu:
 1. kiến thức: HS hệ thống lại được:
 - Các đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế của các nước Đông Nam Á.
 - Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của Lào và Cam-pu-chia.
 - Quá trình thành lập, mục tiêu, nguyên tắc của hiệp hội các nước Đông Nam Á. 
 2. Kĩ năng: Rèn Hs kĩ năng hệ thống kiến thức.
 3. Thái độ: Hiểu thêm về các nước Đông Nam Á.
II. Chuẩn bị:
 - Bản đồ khu vực Đông Nam Á.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1P)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5P)
 ? Kể tên các nước trong khu vực Đông Nam Á và thủ đô của các nước.
 3. Nội dung bài mới: (35P)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Ôn tập lại các đặc điểm của khu vực Đông Nam Á (20P)
- GV: Đưa ra hệ thống các câu hỏi:
- Nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực ĐNÁ?
- Nêu đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực ĐNÁ?
- Nêu đặc điểm kinh tế của khu vực ĐNÁ?
- Hs tiếp nhận hệ thống câu hỏi ôn tập.
- Hs thảo luận.
- Hs trình bày nội dung.
- Hs nhận xét, bổ sung.
1. Đặc điểm tự nhiên: 
 - Địa hình:
 - Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan:
2. Đặc điểm dân cư, xã hội:
 - Đặc điểm dân cư:
 - Đặc điểm xã hội:
3. Đặc điểm kinh tế:
 - Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững:
 - Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi:
* Hoạt động 2: Ôn tập lại các quá trình thành lập hiệp hội các nước Đông Nam Á, vị trí, điều kiện tự nhiên của Lào và Cam-pu-chia. (15P)
- Trình bày quá trình thành lập, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của hiệp hội các nước Đông Nam Á?
- Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có những thuận lợi, thách thức gì?
 - Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Lào có những trhuận lợi và khó khăn gì?
- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Cam-pu-chia có những trhuận lợi và khó khăn gì?
- Gv nhận xét phần trình bày nội dung câu trả lời của học sinh.
- Gv chuẩn xác kiến thức.
- Hs tiếp nhận hệ thống câu hỏi ôn tập.
- Hs thảo luận.
- Hs trình bày nội dung.
- Hs nhận xét, bổ sung.
4. Hiệp hội các nước Đông Nam Á:
 - Sự thành lập:
 - Mục tiêu:
 - Nguyên tắc:
5. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Lào: 
 - Vị trí địa lí:
 - Điều kiện tự nhiên:
6. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Cam-pu-chia: 
 - Vị trí địa lí:
 - Điều kiện tự nhiên:
 4. Củng cố: (2P)
 - Xác định vị trí giới hạn của các nước Đông Nam Á trên bản đồ Đông Nam Á.
 - Gọi 1 Hs đọc tên quốc gia và tên thủ đô của các nước Đông nam Á.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2P)
 - Học bài.
 - Chuẩn bị bài 22.
IV. Rút kinh nghiệm: 
Tổ duyệt tuần 22
Ngày: 05/ 1/ 2019
Lê Thị Thoa
Tuần: 23 Ngày soạn: 10/1/2019. 
Tiết: 25
Phần hai: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
BÀI 22: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC – CON NGƯỜI
I. Mục tiêu:
 1. kiến thức: HS Nắm được vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
 - Biết được tình hình kinh tế chính trị của nước ta hiện nay.
 - Biết được nội dung và phương pháp chung học tập địa lí Việt Nam.
 2. Kĩ năng: Rèn H kĩ năng nhận xét bản số liệu bản đồ.
 3. Thái độ: Hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam, yêu quê hương, có ý thức xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Bản đồ khu vực Đông Nam Á.
Trò: Xem trước bài ở nhà.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1P) 
 2. Kiểm tra bài cũ: (5P) 
 ? Kể tên các nước trong khu vực Đông Nam Á. Những điều kiện nào cho các nước Đông Nam Á hợp tác toàn diện lẫn nhau?
 3. Nội dung bài mới: (35P) 
 Giới thiệu bài: Vị trí của Việt Nam trên bản đổ thế giới ntn? Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ra sao? Cần học địa lí Việt Nam ntn?
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: (15P) HD Hs tìm hiểu Việt Nam trên bản đồ thế giới.
H: QS H17.1 và bản đồ Đông Nam Á thảo luận nhóm 3’ (4HS) cho biết:
- VN gắn liền với các châu lục, đại dương nào?
- VN có đường biên giới chung trên đất liền, trên biền với những nước nào?
- G: Chuẩn xác.
? Qua bài 14,15,16,17 tìm ví dụ để chứng minh VN là quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử khu vực Đông Nam Á. (Hs K, G)
? VN đã gia nhập ASEAN vào năm nào? Ý nghĩa? (Hs Y)
-> Châu Á, Thái Bình Dương.
-> Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
-> H: - Thiên nhiên: Tính nhiệt đới gió mùa.
- Lịch sử: Lá cờ đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Văn hóa: Nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật
-> Ngày 28/7/1995
1) Việt Nam trên bản đồ thế giới:
 - Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
 - Việt Nam gắn liền với các lục địa Á – Âu, nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương và nằm gần trung tâm Đông Nam Á.
 - Thiên nhiên: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
 - Văn hóa: Có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật,kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực.
 - Lịch sử: Là lá cờ đầu trong khu vực về chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc.
 - Là thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1995. Việt Nam tích cực góp phần xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ, thịnh vượng.
* Hoạt động 2: (12P) HD Hs Tìm hiểu Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển
- G: Cho H thảo luận nhóm 4’(4 nhóm) Dựa vào nội dung mục I và thực tế cho biết?
- Nhóm 1,2: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế từ 1986 ở nước ta đạt kết quả ntn? Sự phát triển các ngành ra sao?
- Nhóm 3,4: Cho biết cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều hướng nào? Đời sống nhân dân ra sao?
H: Trình bày.
G: Chuẩn xác.
? Dựa vào bảng 22.1 nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta?
? Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 à 2010 của nước ta là gì?
G: Liên hệ địa phương.
-> Nền kinh tế có sự tăng trưởng.
-> Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lí chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ. Kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Đời sống của nhân dân được cải tiến rõ rệt.
- Trả lời
-> Sgk.
-> Hs liên hệ.
2) Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển:
 - Nền kinh tế có sự tăng trưởng.
 - Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lí chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ. Kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Đời sống của nhân dân được cải tiến rõ rệt.
 - Ra khỏi tình trạng kém phát triển.
 - Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần.
 - Tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta có thề trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
* Hoạt động 3: 8P HD Hs tìm hiểu cách học địa lí Việt Nam
? Học địa lí VN ntn để đạt kết quả tốt ta phải học ntn?
- GV: Liên hệ nhấn mạnh HS cách học tốt.
-> Hs trả lời.
 Hs nhận xét, bổ sung.
-> Hs liên hệ thực tế.
3) Học địa lí Việt Nam ntn? (SGK) 
 4. Củng cố: (2P)
 - Xác định vị trí giới hạn của VN trên bản đồ Đông Nam Á.
 - Dựa vào bảng 22.1 cho biết tỉ trọng ngành kinh tế nào ở nước ta tăng trưởng nhiều nhất từ 1999-2000? (Công nghiêp)
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2P)
 - Học bài.
 - Chuẩn bị bài 23.
IV. Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................
Tuần: 23 Ngày Soạn: 10/ 1/ 2019
Tiết: 26
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Bài 23: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ 
VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Hiểu được tính toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam, xác định được vị trí, giới hạn, diện tích, hình dạng vùng đất liền, vùng biển Việt Nam.
 - Hiểu biết về ý nghĩa thực tiễn và các giá trị cơ bản của vị trí địa lý, hình dạng lãnh thổ với môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội của nước ta.
 2. Kĩ năng: Rèn H kĩ năng xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của đất nước. Qua đó đánh giá ý nghĩa về giá trị của vị trí lãnh thổ đối với tự nhiên và phát triển KT-XH.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: 
Thầy: Tập bản đồ tự nhiên Việt Nam; Bản đồ Việt Nam trong ĐNÁ.
Trò: Xem trước bài ở nhà.
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức: (1P)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5P)
 ? Nêu vị trí, giới hạn của Việt Nam trên bản đồ thế giới.
? Theo em, để học tốt môn địa lý Việt Nam cần phải làm gì.
 3. Nội dung bài mới: (35P)	
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: (20’) Hướng dẫn Hs tìm hiểu Vị trí và giới hạn lãnh thổ.
- GV: Cho Hs Xem H23.2, bảng 23.2
? Tìm trên H23.2 các điểm cực Bắc Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết toạ độ của chúng?
- Qua bảng 23.2 em hãy tính:
? Từ B -> N phần đất liền kéo dài bao nhiêu độ, nằm trong đới khí hậu nào?
? Từ T -> Đ phần đất liền mở rộng bao nhiêu kinh độ?
? Lãnh thổ VN nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT? (Hs Y)
? Việt Nam có diện tích phần đất liền là bao nhiêu?
? Phần đất liền tiếp giáp với các nước nào?
? Phần biển có diện tích là bao nhiêu?
- G: Cho HS hoạt động nhóm, trả lời các câu hỏi sau, dựa vào bản đồ tự nhiên VN.
? Biển Việt Nam giáp biển của những nước nào?
? Nêu những điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên?
? Những đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên nước ta, cho vd?
(Hs K, G)
- Hs trình bày kết quả.
- Nhóm Hs khác nhận xét, bổ sung.
- G: Chuẩn KT.
=> Hs xem hình, bảng.
=> VĐ KĐ
- B: 23023’B, 105020’Đ
- N: 8034’B, 104040’Đ 
- T: 22022’B, 102010’Đ
- Đ: 12040’B, 109024’Đ
=> 15011’, nằm trong môi trường nhiệt đới.
=> 7014’.
=> Thứ 7.
=> 331.212km2.
=> Phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp với Lào, Campuchia, phía Đông và phía Nam tiếp giáp với biển.
=> Khoảng 1 triệu km2.
=> TQ, Phi, Ma,
=> Hs nêu 4 đặc điểm ở sgk.
=>Vị trí địa lí là 1 trong những nguyên nhân tạo nên các đặc điểm chung của nước ta: T/c nhiệt đới gió mùa, ven biển, đa dạng, phức tạp
1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ:
a. Phần đất liền:
 - Nước ta trải dài trên 15 vĩ độ:
 + Cực Bắc: 23023’B- 105020’Đ.
 + Cực Nam: 8034’B- 104040’Đ.
 + Cực Tây: 22022’B- 102010’Đ
 + Cực Đông: 120 40’ B - 109024’Đ
 - Phạm vi bao gồm cả phần đất liền ( diện tích 331212 km2) và phần biển (khỏang 1 triệu km2)
 - Nước ta nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng phong phú, nhưng cũng gặp không ít thiên tai ( bão, lụt, hạn)
 - Nằm gần trung tâm Đông Nam Á, nên thuận lợi trong việc giao lưu và hợp tác phát triển KT- XH. 
 - Phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp với Lào, Campuchia, phía Đông và phía Nam tiếp giáp với biển.
 b. Phần biển:
 - Diện tích: Trên 1 triệu km2.
 - Đảo xa nhất → Quần đảo Trường Sa.
 c. Đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên:
 - Vị trí nội chí tuyến. 
 - Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, nên thuận lợi trong việc giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế- xã hội. 
 - Vị trí cầu nối.
 - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
HĐ 1: (15’) Hướng dẫn Hs tìm hiểu Đặc điểm lãnh t

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_ii_nam_hoc_2018_201.docx