Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử. Biết cách tìm nhân tử chung và đặt nhân tử chung. Từ đó phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung

2. Kỹ năng: Có kĩ năng tính toán, phân tích đa thức thành nhân tử

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ 

*Thầy: Quy tắc nhân đa thức

*Trò: Quy tắc nhân đa thức.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 

1. Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

Tb-Y: Tính nhanh 34.76 + 34.24                                                 

Tb: 2x(x – 2) 

3. Nội dung bài mới 

doc 4 trang Khánh Hội 17/05/2023 1280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 2/9/2018 
Tuần: 5 Tiết 9. §6 PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ 
 BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NHÂN TỬ CHUNG
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử. Biết cách tìm nhân tử chung và đặt nhân tử chung. Từ đó phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
2. Kỹ năng: Có kĩ năng tính toán, phân tích đa thức thành nhân tử
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ 
*Thầy: Quy tắc nhân đa thức
*Trò: Quy tắc nhân đa thức.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Tb-Y: Tính nhanh 34.76 + 34.24	
Tb: 2x(x – 2) 
3. Nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Ví dụ (14 phút)
- Ta có thể viết 2x2 - 4x thành tích của những đa thức?
*Gợi ý: 2x2 = 2x.x
 4x = 2x.2
- Viết 2x2 - 4x thành tích của những đa thức? 
- Việc biến đổi đó được gọi là phân tích đa thức thành nhân tử.
HSK: Em hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử?
- YCHS làm VD2.
*Gợi ý: Phần hệ số, phần biến số của nhân tử chung là gì? 
HSK: Lũy thừa bằng chữ của nhân tử chung (x) có quan hệ thế nào với lũy thừa bằng chữ của các hạng tử?
- GV chốt lại và đưa ra quy tắc tìm nhân tử chung 
- Dựa vào kiểm tra bài cũ và gợi ý sgk trả lời
- Biến đổi đa thức đó thành tích của những đa thức
Tb: HS tìm hiểu sgk trả lời và trình bày lời giải
- HS thảo luận và trả lời
- Các nhóm báo cáo kết quả
1. Ví dụ
Ví dụ 1. (sgk)
Khái niệm: Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
Ví dụ 2.
 15x3 - 5x2 + 10x = 
= 5x.3x2 - 5x.x + 5x.2
= 5x(3x2 - x + 2)
*) Cách tìm nhân tử chung:
- Hệ số là ƯCLN của các hệ số nguyên dương của các hạng tử
- Các lũy thừa bằng chữ có mặt trong mọi hạng tử với số mũ của mỗi luỹ thừa là số mũ nhỏ nhất của nó
Hoạt động 2: Áp dụng (15 phút)
- YCHS làm ?1 
- Hướng dẫn HS làm ?1b (cách tìm phần hệ số, phần biến)
- Gọi HS làm ?1ac
*Gợi ý: tìm nhân tử chung mỗi hảng tử của đa thức theo hướng dẫn
- GV theo dõi, nhận xét 
- Từ ?1c ta có chú ý gì đối với hai nhân tử đối nhau khi đặt nhân tử chung?
- YCHS làm ?2
*Gợi ý: 
+ Hãy phân tích 3x2 - 6x thành nhân tử?
+ Tích trên bằng 0 khi nào?
- Học sinh lên bảng giải
- Trả lời theo hướng dẫn
Tb-Y: làm ý a
HSK: làm ý c
HSK: trả lời
- Cá nhân thực hiện như gợi ý 
- Lớp nhận xét 
2. Áp dụng
Bài tập 
a) x2 - x = x(x - 1)
b) 5x2(x - 2y) - 15x(x - 2y) = 
 = (x - 2y)(5x2 - 15x) = 
 = 5x(x - 2y)(x - 3)
c) 3(x - y) - 5x (y - x) =
 = (x - y)(3 + 5x)
*Chú ý: (SGK -Tr18)
 Tìm x sao cho:
 3x2 - 6x = 0
Þ 3x(x - 2) = 0
Þ 
4. Củng cố: (8 phút)
- Thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử.
- Nhắc lại cách tìm nhân tử chung.
Bài 39/19 (sgk) 
b) x2 + 5x3 + x2y = x2( + 5x + y)
c) 14x2y - 21xy2 + 28 x2y2 = 7xy(2x - 3y + 4xy)
d) x(y - 1) - y(y - 1) = (x - y)(y -1)
Bài 1. Kết quả phân tích đa thức x(x + 1) – y(1 + x) thành nhân tử là
A. (x + 1)(x + y) B. (1 + x)(x – y) C. (x – 1)(x – y) D. (1 – x)(x + y) 
Bài 2. Kết quả phân tích đa thức x(x – 2) + x - 2 thành nhân tử là:
A. (x – 2)x B. x(2x – 4) C. x(x – 2)2 D. (x – 2)(x + 1) 
Bài 3. Kết quả phân tích đa thức 5x2(xy – 2y) – 15x(xy – 2y) thành nhân tử là:
A. (xy - 2y)(5x2 – 15x) C. 5x(xy – 2y)(x – 3)
B. y(x - 2) (5x2 – 15x) D. 5xy(x - 2)(x – 3) 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Vận dụng giải bài tập 39a,e ; 
HSK làm thêm 40b; 41b/19(sgk). 
Hướng dẫn: Tương tự các bài tập trên lớp
- Bài 7: “Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức” - Ôn tập bảy hằng đẳng thức đáng nhớ. Dùng các hằng đẳng thức hãy viết các x2 – 6x + 9, x3 – 1, 4x2 – 25 dưới dạng tích
IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 2/9/2018 
Tuần: 5 Tiết 10. §6. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ 
 BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG HẰNG ĐẲNG THỨC
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức
- Hiểu được cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức 
- Củng cố kiến thức về bảy hằng đẳng thức đáng nhớ.
2. Kỹ năng:
- Học sinh vận dụng thành thạo các hằng đẳng thức để giải toán.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét để áp dụng linh hoạt các hằng đẳng thức.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác
II. CHUẨN BỊ 
*Thầy: Các hằng đẳng thức đáng nhớ
*Trò: 7 hằng đẳng thức đã học
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (8 phút)
Tb-Y: Phân tích đa thức thành nhân tử là gì?
 Áp dụng: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử: 4x2 – 12x	
HSK: Phân tích đa thức thành nhân tử 10x(x - y) – 8y(y - x)
Tb: Viết lại 7 hằng đẳng thức đáng nhớ đã được học?
3. Nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Ví dụ (17 phút)
- Hãy viết các biểu thức dưới dạng tích: x2 - 6x + 9; x2 – 25 ; 8x3 – 1
- Các đa thức trên có dạng hằng thức nào? A, B =? (mỗi đa thức GV giới hạn nhóm hằng đẳng thức mà đa thức có dạng đó)
*Gợi ý: Đa thức này có bao nhiêu hạng tử, số mũ và dấu của các hạng tử trong đa thức?
- Hãy biến đổi để làm xuất hiện dạng tổng quát?
- Gv: Thông báo cách làm trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức
- YCHS làm ?1 và ?2
- GV theo dõi và nhận xét 
- Không, vì tất cả các hạng tử đều không có nhân tử chung
- Mỗi dãy bàn làm 1 câu
- HS thảo luận nhóm (4 HS)
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Lớp nhận xét
- HS trao đổi nhóm 2 HS
Tb-Y: làm ?1a
Tb: làm ?1b 
1. Ví dụ:
Ví dụ 1. Phân tích đa thức thành nhân tử .(sgk)
x2 + 6x + 9 = x2 + 2.x.3 + 32 
 = (x + 3)2
x2 – 25 = (x + 5)(x – 5)
8x3 – 1 = (2x)3 - 13
= (2x - 1)[(2x)2 + 1.2x + 12]
= (1 – 2x)(4x2 + 2x + 1)
?1 
a) x3 + 3x2 + 3x + 1 =
 = x3 + 3.x2.1 + 3.x.12 + 13 
 = (x + 1)3 
b) (x + y)2 - 9x2 = (x + y)2 - (3x)2 = (4x + y)(y - 2x)
?2. 1052 - 25 = 1052 - 52 =
= (105 + 5)(105 - 5) = 110.100
= 11000
Hoạt động 2: Áp dụng (8 phút)
- Muốn chứng minh
 [(2n+5)2 - 25] 4
ta làm như thế nào?
*Gợi ý: Các hạng tử có chia hết cho 4 không? Biểu thức có dạng tích trong đó có thừa số chia hết cho 4? Có thể phân tích thành nhân tử?
- Đối với lớp đại trà, HS xem sgk, nêu cách giải. 
- HS thảo luận cách làm theo gợi ý?
- Cá nhân trình bày
2. Áp dụng
Ví dụ: (sgk)
Giải
Ta có (2n + 5)2 - 25 
= (2n + 5)2 - 52
= (2n + 5 + 5)( 2n + 5 - 5)
= 2n(2n +10)
= 4n(n + 5)
Do 4n(n + 5) chia hết cho 4 nên (2n + 5)2 - 25 chia hết cho 4 với mọi số nguyên n.
 4. Củng cố: (9 phút)
 - Bài 43/20.
Y-K: a) x2 - 6x + 9 = (x - 3)2
Tb-K: b) 10x - 25 - x2 = - (x - 5)2
 d) x2 - 64y2 = (x - 8y)( x + 8y)
HSK: c) 8x3 - = (2x -)(4x2 + x + )
Câu 1. Phân tích đa thức thành nhâ tử x3 – 6x2 + 12x – 8 là
A. (x – 2)3 B. (x + 2)3 C. (x – 8)3 D. x(x2 – 6x + 12) – 8
Câu 2. Phân tích đa thức 8x3 + y3 thành nhân tử
A. (2x + y)(4x2 + 2xy + y2) B. (8x + y)(4x2 + 2xy + y2) 
C. (8x + y)(8x – y) D. (2x + y)(4x2 - 2xy + y2) 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
- Xem lại các ví dụ trong bài học và các bài tập vừa giải (nội dung, phương pháp)
- Ôn tập lại bảy hằng đẳng thức đáng nhớ
- Bài tập: Tb-Y: 44ad; 45a, 46; HSK: 44be, 
Ghép vế trái và vế phải để được bài làm đúng
VT
VP
VT
VP
x3 – 8 
(x + 1)2
x2 - 4
(x + 2)(x – 2)
x3 + 3x2 + 3x + 1
(x + 1)3
x2 + 2x + 1
(x – 2)(x2 + 2x + 4)
 Hướng dẫn: Thực hiện tương tự các bài đã giải
- Xem trươc bài 8: “Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử “ – nhóm như thế nào để mỗi nhóm phân tích thành nhân tử, kết quả cuối cùng là tích các đa thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 5
Ngày ..
TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_5_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tung.doc