Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố lại phép nhân đa thức
- Hiểu được hằng đẳng thức tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương của một hiệu
2. Kỹ năng
- Vận dụng được hằng đẳng thức tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương của một hiệu để triển khai và rút gọn các biểu thức dạng đơn giản
- Thành thạo tính lũy thừa của một biểu thức
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thân, chính xác
II. CHUẨN BỊ
*Thầy: Quy tắc và các hằng đẳng thức đã học
*Trò: Quy tắc nhân đa thức và các hằng đẳng thức đã học
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 26/08/2018 Tuần: 4 Tiết 7. § 5. NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố lại phép nhân đa thức - Hiểu được hằng đẳng thức tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương của một hiệu 2. Kỹ năng - Vận dụng được hằng đẳng thức tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương của một hiệu để triển khai và rút gọn các biểu thức dạng đơn giản - Thành thạo tính lũy thừa của một biểu thức 3. Thái độ - Rèn luyện tính cẩn thân, chính xác II. CHUẨN BỊ *Thầy: Quy tắc và các hằng đẳng thức đã học *Trò: Quy tắc nhân đa thức và các hằng đẳng thức đã học III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút) Y-K: Ghi hằng đẳng thức lập phương một tổng. Áp dụng tính (x – 2)3 Tb: Tính (2x + 1)3 (= ); HSK: Viết biểu thức sau dưới dạng lập phương một hiệu x3 – 9x2 + 27x – 27 ( = (x – 3)3) 3. Nội dung bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tổng hai lập phương (15 phút) - YCHS tính ?1 Từ đó rút ra a3 + b3 = (a + b)(a2 – ab + b2) - Hằng đẳng thức trên có tên gọi là gì? Với A và B là các biểu thức ta cũng có: A3 + B3 = ? Lưu ý: A2 – AB + B2 là bình phương thiếu của hiệu A - B. - Từ công thức hãy phát biểu bằng lời? -YCHS làm ?2 - Hướng dẫn chi tiết HS làm ?2a. các ý còn lại HS tự làm - GV củng cố lại hằng đẳng thức trên - Cá nhân thực hiện ?1 (a + b)(a2 – ab + b2) = a3 + b3 - Học sinh trả lời: . Học sinh ghi: A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2). - HS phát biểu bằng lời. HSK: Tổng hai lập phương bằng tích của tổng biểu thức thứ nhất, biểu thức thứ hai với bình phương thiếu của hiệu A - B - Vài học sinh nhắc lại bằng lời hằng đẳng thức Tb: thực hiện ý a Tb-Y: thực hiện ý a Tb-K: thực hiện ý b - Lớp nhận xét 6. TỔNG HAI LẬP PHƯƠNG A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2). Quy ước: A2 – AB + B2 là bình phương thiếu của hiệu A - B Áp dụng: a) x3 + 8 = x3 + 23 = (x + 2)(x2 - 2x + 22) = (x + 2)( x2 - 2x + 4) b) x3 + 27 = (x + 3)(x2 - 3x + 9) c) (x + 1)(x2 - x + 1) = x3 +1 Hoạt động 2: Hiệu hai lập phương (16 phút) - YCHS làm ?3 (a - b )(a2 + ab + b2 ) = ? a3 – b3 = ? - Tương tự mục 1, đẳng thức (7) ta gọi tên là gì? - Với A , B là các biểu thức thì A3 - B3 = ? - Ta nói A2 + AB + B2 là bình phương thiếu của một tổng - YCHS trả lời ?4 - Áp dụng: Mỗi học sinh làm 1 câu - Nhắc lại các hằng đẳng thức đáng nhớ đã học? - GV hướng dẫn HS phân biệt các HĐT - Cá nhân thực hiện ?3 (a - b)(a2 + ab + b2) = a3 - b3 - Cá nhân trả lời: a3 - b3 = (a - b)(a2 + ab + b2) - Cá nhân trả lời Học sinh trả lời và ghi: A3 - B3 = (A – B)(A2 + AB + B2). Tb-K: Hiệu hai lập phương bằng tích của hiệu biểu thức thứ nhất, biểu thức thứ hai với bình phương thiếu của tổng A + B - Lên bảng thực hiện Y-K: thực hiện ý a Tb-K: thực hiện ý b Tb: thực hiện ý c - Cá nhân trả lời 7. HIỆU HAI LẬP PHƯƠNG Với hai biểu thức tuỳ ý A , B ta có A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB+ B2) Quy ước: A2 + AB + B2 là bình phương thiếu của tổng A + B Áp dụng a) (x – 1)(x2 + x + 1) = x3 – 1 b) 8x3 – y3 = (2x)3 – y3 = (2x – y)(4x2 + 2xy + y2) c) đánh dấu x vào ô x3 + 8 Ta có 7 hằng đẳng thức đáng nhớ 1) (A + B)2 = A2 + 2AB + B2 2) (A - B)2 = A2 - 2AB + B2 3) A2 – B2 = (A + B)(A – B) 4) (A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3 5) (A - B)3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3 6) A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2) 7) A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2) 4. Củng cố: (10 phút) Tb: Bài 30/16 Rút gọn biểu thức sau : a) (x + 3)(x2 – 3x + 9) – (54 + x3) = x3 + 27 – 54 – x3 = - 27 Tb-K: Bài 32/16: Điền các đơn thức thích hợp vào ô trống a) (3x + y)(9x2 – 3xy + y2) = 27x3 + y3 b) (2x – 5)(4x2 + 10x + 25) = 8x3 – 125 Câu 1. Biểu thức x3 – 3x2 + 3x – 1 được viết dưới dạng hằng đẳng thức nào sau đây ? A. (x – 1)3 B. (x + 1)2 C. (3x – 1)3 D. (1 – x)3 Câu 2. Khai triển (2x + 1)2 là A. 4x2 + 4x + 1 B. 4x2 + 2x + 1 C. 2x2 + 4x + 1 D. 2x2 + 2x + 1 Câu 3. Khai triển biểu thức x3 – 8y3 A. (x – y)(x2 – 2xy + 4y2) B. (x – y)(x2 – 2xy + 4y2) C. (x – 2y)(x2 – 2xy + 4y2) D. (x – 2y)(x2 + 2xy + 4y2) Câu 4. Thực hiện phép tính (2x + 3y)(2x – 3y) có kết quả là A. 4x2 + 9y2 B. 4x2 - 9y2 C. 2x2 + 3y2 D. 4x2 - 3y2 Câu 5. Khai triển (2x – 3y)2 ta được A. 4x2 + 12xy + 9y2 B. 4x2 – 6xy + 9y2 C. 4x2 – 12xy + 9y2 D. 2x2 – 12xy + 3y2 Câu 6. Biểu thức: bằng: A. B. C . D. 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1 phút) Bài 30b, 33, 37, K-G làm thêm bài 31, 35 (sgk), tìm GTLN của x2 + 2x + 5, GTNN của x – x2 Hướng dẫn: Vận dụng 7 HĐT để giải IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 26/08/2018 Tuần 4 Tiết 8. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về bảy hằng đẳng thức đáng nhớ. 2. Kỹ năng - Vận dụng thành thạo các hằng đẳng thức để giải toán. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét để áp dụng linh hoạt các hằng đẳng thức. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác II. CHUẨN BỊ *Thầy: Quy tắc nhân đa thức và các hằng đẳng thức đã học, bảng phụ (bài 37/17) *Trò: Quy tắc nhân đa thức và các hằng đẳng thức đã học III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Y-K: Viết hằng đẳng thức tổng hai lập phương Tính: (x + 2 )(x2 – 2x + 4) (= x3 + 8) Tb: Viết hằng đẳng thức hiệu hai lập phương Tính: (x – 2y )(x2 + 2xy + 4y2) (= x3 - 8y3) HSK: Khai triển (x + 2y)3 = x3 + 6xy + 12xy2 + 8y3 3. Nội dung bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Nhận biết các hằng đẳng thức đáng nhớ (7 phút) Bảng phụ - GV nhận xét và củng cố lại các hằng đẳng thức - HS đứng tại chỗ trả lời và phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức đã học Bài 1. Bài 37 sgk 1 – b, 2 – d , 3 – e, 4 – c, 5 – a, 6 – g, 7 – f Hoạt động 2: khai triển và tính biểu thức (12 phút) - YCHS nhận dạng các HĐT - Xác định A, B - Vận dụng các HĐT phù hợp để tính - Gọi HS lên bảng tính - GV theo dõi, uốn nắn các sai sót và củng cố lại các HĐT - Cá nhân thực hiện (Nhắc lại bằng lời các hằng đẳng thức) Tb-Y: giải câu a, c Tb: giải câu b, f HSK: giải câu d, e - Từng HS làm bài và nhận xét Bài 2. Bài 33/16 sgk a) (2 + xy)2 = 22 + 2.2xy + (xy)2 = 4 + 4xy + x2y2. b) (5 - 3x)2 = 25 - 30x + 9x2 c) (5 - x2) (5 + x2) = 25 - x4. d) (5x - 1)3 = 125x3 - 75x2 +15x-1 e) (2x - y)(4x2 + 2xy + y2) = 8x3 - y3. f) (x + 3)(x2 - 3x + 9) = x3 + 27. Hoạt động 3: Tính giá trị của biểu thức (15 phút) - Tính giá trị biểu thức: a) x2 + 4x + 4 tại x = 98. b) x3 + 3x2 + 3x +1 tại x = 99. - Biểu thức cần tính có dạng hằng đẳng thức nào? Nêu cách tính? - YCHS nhận xét các biểu thức đã cho (dạng HĐT nào) và nêu cách giải - GV theo dõi và nhận xét - Học sinh thảo luận và nêu cách tính Tb-Y: giải câu a, b - Cá nhân làm bài và nhận xét - Học sinh thải luận cách làm. Tb-K giải câu a và b - Cá nhân làm bài và nhận xét - Học sinh thực hiện theo nhóm - Đại diện nhóm thực hiện HSK: trình bày kết quả của nhóm Bài 3. 36/17 sgk a) x2 + 4x + 4 = (x + 2)2 Thế x = 98, giá trị của biểu thức là (98 + 2)2 = 10 000 b) x3 + 3x2 + 3x +1 = (x + 1)3 Thế x = 99, giá trị của biểu thức là (98 + 1)3 = 1 000 000 Bài 4. 35/17 sgk a) 342 + 662 + 68. 66 = 342 + 662 +2. 34. 66 = (34 + 66)2 = 1002 = 10.000. b). 742 + 242 - 48. 74 = 722 + 242 - 2. 24. 74 = (74 - 24)2 = 502 = 2500. Bài 5. 34 sgk a) (a + b)2 - (a - b)2 = 4ab b) (a + b)3 - (a - b)3 - 2b3 = 6a2b 4. Củng cố: (4 phút) - Nhắc lại các hằng đẳng thức đã học, kể cả phát biểu bằng lời, tên gọi và phân biệt chúng - Nhắc lại cách giải các dạng toán thường gặp Câu 1. Biểu thức bằng: A. B. C. D. Câu 2. Tổng 122 + 24.38 + 382 có kết quả là A. 2500 B. 2050 C. 2005 D. 5200 Câu 3. Giá trị của thức tại x = 11, y = 1 là: A. 100 B. 144 C. 120 D. 122 Câu 4. Viết thành dạng bình phương của một tổng từ biểu thức . Hãy chọn dạng đúng A. B. C. D. Câu 5. Giá trị của biểu thức x3 – 9x2 + 27x – 27 với x = 13 là A. 100 B. 30 C. 300 D. 1000 Câu 6. Kết quả của đúng của phép tính sau đây (2x – y)(x2 + 2xy + y2) A. 8x3 + y3 B. 8x3 - y3 C. x3 - 8y3 D. 2x3 - y3 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1 phút) - Xem lại các bài toán đã giải Bài 1: Tính: (x + 2y)2; (x + 3y)(x – 3y)2 ; (3 – y)2; (x - 5)3 ; (2y + 3)3 ; (2x + y)(4x2 + 4xy + y2) Bài 2. Làm BT 38 (SGK). HSK Hướng dẫn: Dùng hằng đẳng thức để khai triển Bài mới: Phân tích đa thức thành nhân tử là gì? Viết biểu thức a.b + a.c, a.c – b.c dưới dạng tích. Biểu thức 2x2 + 6x có thể viết dưới dạng tích hay không? IV. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ Ký duyệt của tổ trưởng tuần 4 Ngày .. TRƯƠNG THỊ NGỌC TIẾNG Ký duyệt của lãnh đạo tháng 8/2018 Ngày ..
File đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_8_tuan_4_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tung.doc