Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 8+9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

  1. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

     - Biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm.

     - Làm được các thao tác xử lí hạt giống đúng quy định.

     - Biết cách xác định sức nẩy mầm và tỉ lệ nẩy mầm của hạt giống.

     - Làm được các bước đúng quy trình.

             2. Kỹ năng:

     - Rèn luyện kỹ năng thực hành: rửa, pha nước, vớt, ngâm.

     - Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm.

             3.Thái độ:

        Có ý thức thận trọng trong việc xử lí hạt giống.

II. CHUẨN BỊ:

Thầy: Nhiệt kế, phích nước nóng, chậu, rổ. 

     Trò: Xem trước bài 17 và đem mẫu lúa, muối (bùn ao), trứng.

III. Các bước lên lớp

  1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
  2. Kiểm tra bài cũ: (2’)

     - Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì? Hãy nêu các phương pháp xử lí hạt giống. Kể các đặc điểm của từng biện pháp.

doc 9 trang Khánh Hội 16/05/2023 2920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 8+9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 8+9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 8+9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 8 - Tiết: 15	Ngày soạn 23/9/2018
Bài 17. Thực hành : XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm.
	- Làm được các thao tác xử lí hạt giống đúng quy định.
 - Biết cách xác định sức nẩy mầm và tỉ lệ nẩy mầm của hạt giống.
	- Làm được các bước đúng quy trình.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện kỹ năng thực hành: rửa, pha nước, vớt, ngâm.
	- Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm.
	3.Thái độ:
	Có ý thức thận trọng trong việc xử lí hạt giống.
II. CHUẨN BỊ:
Thầy: Nhiệt kế, phích nước nóng, chậu, rổ. 
	Trò: Xem trước bài 17 và đem mẫu lúa, muối (bùn ao), trứng.
III. Các bước lên lớp
Ổn định tổ chức lớp: (1’)
Kiểm tra bài cũ: (2’)
	- Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì? Hãy nêu các phương pháp xử lí hạt giống. Kể các đặc điểm của từng biện pháp.
Nội dung bài mới: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
* HĐ 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
(5‘)
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
- YC HS đem mẫu ra để trên bàn và gom lại theo từng nhóm.
- GV giới thiệu dụng cụ thực hành cho bài này và yêu cầu HS ghi vào tập.
- Học sinh đem mẫu.
- Học sinh lắng nghe và ghi vào tập.
- Mẫu hạt lúa, ngô.
- Nhiệt kế.
- Phích nước nóng.
- Chậu, thùng đựng nước lã.
- Rổ dầy lỗ nhỏ.
* HĐ 2: Quy trình thực hành. (11‘)
II. Quy trình thực hành:
- YC 1 HS đọc to bốn bước thực hành trong SGK trang 42 và đồng thời cho một HS lên thực hành cho các bạn xem. 
(HSG-K), GV theo dõi uốn nắn
- (HSTB-Y) Giáo viên làm mẫu cho Học sinh xem.
+ Vì sao phải lọc hạt lép, hạt lửng bằng nước muối sau đó mới xử lí bằng nhiệt? Có thể lọc hạt lép bằng cách nào nữa không?
- 1 học sinh đọc to và 1 Học sinh làm thực hành.
- Học sinh quan sát.
- Vì sao phải dùng nhiệt độ 540C mà kg dùng nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn ?
- Bước 1: cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng.
- Bước 2: Rửa sạch các hạt chìm.
- Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt.
- Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm. VD: Lúa (54oc); 
Ngô (40oc).
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
- Vì sao phải dùng nhiệt độ 540C mà không dùng nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn ?
HĐ 3: Thực hành. (23‘)
III. Thực hành và đánh giá kết quả:
- Yc từng nhóm TH.
- GV Theo dõi từng nhóm HS làm TH và hướng dẫn nhóm HS yếu làm chưa đúng kỹ thuật.
- Hướng dẫn học sinh đánh giá kết quả thực hành 
-Từng nhóm HS thực hành.
- Các nhóm thực hiện việc tự đánh giá nhận xét buổi thực hành
- Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành.
- Đảm bảo kỹ thuật trong thực hành.
- Đảm bảo vệ sinh
4. Củng cố: (2‘)
HS dọn vệ sinh nơi thực hành và dụng cụ, vật liệu thực hành.
- GV nhận xét chung sự chuẩn bị, thời gian và kết quả thực hành của HS . . .
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (1’)
	Đọc bài 19 và tìm hiểu cách trả lời những câu hỏi trong bài 19, tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương.
Rút Kinh nghiệm: 
	. . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tuần: 8 Tiết: 16	Ngày soạn: 23/9/2018
BÀI 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	 Hiểu được mục đích và nội dung của các biện pháp chăm sóc cây trồng.
	2. Kỹ năng:
	_ Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, trao đổi nhóm.
	_ Có được những kỹ năng chăm sóc cây trồng.
	3. Thái độ:
	Có ý thức trong việc bảo vệ và chăm sóc cây trồng.
II. CHUẨN BỊ:
	Thầy: - Hình 29, 30 SGK phóng to.
 - Phiếu học tập.
	Trò: Xem trước bài 19.
III. Các bước lên lớp
	1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: ( không có)
	3. Nội dung bài mới: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
Ở gia đình, địa phương em chăm sóc cây trồng bằng những biện pháp nào?
 HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
* HĐ 1: Tỉa, dặm cây. (9’)
I. Tỉa, dặm cây:
+ Tỉa và dặm cách làm ntn? Nó có vai trò gì?
+ Em hãy cho một số ví dụ về tỉa và dặm cây.
àCách làm: Nhổ bỏ cây yếu, sâu bệnh dặm cây khỏe mạnh.
+ Vai trò: loại bỏ cây bệnh đảm bảo mật độ.
à Học sinh cho ví dụ.
 Tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu, bệnh và dặm cây khỏe vào chỗ hạt ko mọc, cây bị chết để đảm bảo mật độ, khoảng cách.
* HĐ 2: Làm cỏ, vun xới. (10’)
II. Làm cỏ, vun xới:
+ Làm cỏ nhằm mục đích gì và có vai trò như thế nào?
+ Vun xới nhằm mục đích gì và vai trò như thế nào?
- YC HS thảo luận rút ra MĐ của làm cỏ, vun xới.
+ MĐ: diệt hết cỏ dại mọc xen với cây trồng.
+ Vai trò: loại bỏ cây hoang dại cạnh tranh chất d2 và ánh sáng với cây trồng.
+ MĐ: thêm đất màu vào gốc cây, làm đất tăng thêm độ thoáng.
+ Vai trò: giữ cho cây đứng vững, cung cấp chất d2 cho cây, cung cấp oxi cho cây, hạn chế bốc hơi nước.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
Nhằm mục đích là:
- Diệt cỏ dại.
- Làm cho đất tơi xốp.
- Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.
- Chống đổ.
* HĐ 3: Tưới, tiêu nước. (11’)
III. Tưới, tiêu nước:
+ Tưới nước nhằm mục đích gì? Nó có vai như thế nào?
+ Ở gia đình, địa phương em đã tưới nước cho cây trồng bằng p2 nào? Và cách làm ra sao?
à Cung cấp nước làm cho đất đủ độ ẩm.
+ Vai trò: đảm bảo đủ nước để cây trồng sinh trưởng, ↑ tốt.
à HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
- HS thảo lụân trả lời và nhóm khác bổ sung..
1. Tưới nước:
 Cần cung cấp đủ nước và kịp thời để cây trồng sinh trưởng và ↑ tốt.
2. P2 tưới:
 Thông thường có các cách tưới sau:
- Tưới theo hàng, vào 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
- YC HS thảo luận và cho biết cách tưới nước ở hình 30.
+ Cây trồng rất cần nước nhưng nếu thừa nước sẽ gây ra hậu quả gì?
- Vậy khi cây trồng bị ngập nước thì ở địa phương em người dân đã làm gì để bảo vệ cây trồng?
- GV sửa và giảng thêm:
 Khi trồng cây chúng ta chỉ cần 1 lượng nước nào đó I’ định mà thôi. Nếu tưới nước nhiều quá, cây trồng sẽ bị ngập úng hoặc có thể chết. Trong trường hợp này phải tiêu nước kịp thời, nhanh chóng bằng các biện pháp thích hợp.
à Cây trồng sẽ bị ngập úng và có thể chết.
gốc cây.
- Tưới thấm.
- Tưới ngập.
- Tưới phun mưa.
3. Tiêu nước:
 Cây trồng rất cần nước, nhưng nếu thừa nước cây có thể bị chết. Vì vậy phải tiến hành tiêu nước kịp thời, nhanh chóng bằng các biện pháp thích hợp.
HĐ4: Bón phân thúc. (10’)
IV. Bón phân thúc:
+ Bón phân thúc bằng phân h/cơ hoai mục và phân h2 theo những quy trình nào?
THBVMT : tại sao khi bón phân phải vùi phân vào trong đất?
+ Em hiểu ntn về phân h/cơ hoai mục?
+ Em hãy kể tên các cách bón thúc phân cho cây.
à Theo quy trình:
+ Bón phân.
+ Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất.
à Chất d2 được phân giải ở dạng dễ tiêu, cây hút dễ dàng đáp ứng kịp thời sự sinh trưởng, phát triển.
 Bón phân thúc bằng phân hữu cơ hoai mục và phân hóa học theo quy trình:
- Bón phân;
- Làm cỏ, vun xới,vùi phân vào đất.
4. Củng cố: (3’)
	- Hãy nêu mục đích của tỉa, dặm cây và làm cỏ, vun xới.
	- Tưới, tiêu nước nhằm mục đích gì?
	- Nêu lên quy trình bón phân thúc.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà ( 1’)
Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị bài 20: Đọc bài và tìm hiểu cách thu hoạch sản phẩm N2 ở địa phương.
IV. Rút kinh nghiệm: 	
	 . . . . . .. . .. .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 
Duyệt tuần 8
Ngày: /9/ 2018
Tiết: 17 Tuần: 9 Ngày soạn: 25/9/2018
Bài 20: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
 Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 	Hiểu được mục đích và y/cầu của các p2 thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.
 2. Kỹ năng:
 	 	Hình thành được các kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.
 3. Thái độ:
 	Có ý thức tiết kiệm, tránh làm hao hụt, thất thoát trong thu hoạch.
II. Chuẩn bị:
Tranh phóng to hình 31, 32 SGK
Tìm hiểu cách thu hoạch sản phẩm nông nghiệp ở địa phương.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: (1’)
2. KTBC: (3’)
 - Chăm sóc cây trồng gồm những công việc gì? Nêu tác dụng của từng công việc.
- Bón thúc phân cho cây bằng những cách nào? KT bón thúc ntn?
3. Nội dung bài mới: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nôi dung cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu cách thu hoạch nông sản. (13’)
I. Thu hoạch
- Nếu thu hoạch nông sản quá sớm hay quá muộn thì ảnh ntn → NS, chất lượng sản phẩm?
- Thu hoạch chậm, không gọn→ sản phẩm ntn?
- Nếu thu hoạch nông sản mạnh tay NS, chất lượng sản phẩm ntn?
* THMT: Rau quả mới phun thuốc hóa học ta có nên thu hoạch để bán không?
=> Thu hoạch nông sản đảm bảo yêu cầu gì?
- QS hình 31 cho biết phương pháp thu hoạch của mỗi hình và áp dụng để thu hoạch cho những loại sản phẩm nào và sử dụng những dụng cụ gì để thu hoạch?
=> Phương pháp thu hoạch thủ công ngoài những Phương pháp thu hoạch nêu trên còn phương pháp thu hoạch nào khác?
- Giới thiệu 1 số máy thu hoạch sp nông sản của trong nước và nước ngoài. 
+ Sớm quá: còn xanh→ chất lượng kém, NS thấp.
+ Muộn: sản phẩm chín kỹ thối, dập→ Năng suất, chất lượng
- Chậm, kéo dài sản phấm gặp mưa→thối, mọc mầm→ảnh hưởng trực tiếp→NS, phẩm chất
- Sản phẩm bị dập, vỡ → thối→ NS thấp, p/chất kém.
=> Rút ra kết luận về yêu cầu thu hoạch.
- QS hình kết hợp sự hiểu biết của mình. 
Thảo luận để trả lời câu hỏi:
+ Ha: hái = tay đối với các loại rau, đậu, chè
+ Hb: Nhổ = tay→ các loại cải, khoai.
+ Hc: Đào→ cuốc, xẻng→ các loại khoai.
1. Yêu cầu:
- Thu hoạch nhanh gọn, cẩn thận, nhẹ nhàng, đúng độ chín vào những ngày trời nắng ráo.
- Đảm bảo thời gian cách ly sau khi sử dụng các loại thuốc h2.
2. Phương pháp thu hoạch
- Hái, đào, nhổ bằng tay, cắt (Phương pháp thu hoạch thủ công)
- Phương pháp thu hoạch cơ giới sử dụng các loại máy để thu hoạch.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nôi dung cơ bản
+ Hd: Cắt→ dao, kéo, liềm→ hoa, quả.
HĐ 2: Tìm hiểu mục tiêu và p2 bảo quản. (13’)
II. Bảo quản
 Bảo quản nông sản nhằm MĐ gì?
- Để đạt MĐ trên, cần có phương pháp bảo quản ntn đối với những sản phẩm nông nghiệp ? như: Rau xanh, quả tươi, lúa?
* GV: Bổ sung kiến thức nguyên lí của việc bảo quản.
- Hạt phơi khô để nơi kín làm giảm sự phát triển của nấm, VSV, sâu hại.
- Cây xanh làm giảm tỉ lệ nước và để nơi thiếu o2 để hạn chế hoạt động sinh lí và vi khuẩn hiếu khí phá hại.
- Quả tươi . Giống cây xanh. 
- Qua các cách bảo quản ≠ nhau thì cơ sở chung của việc bảo quản nông sản là gì?
- Còn cách bảo quản nông sản nào ≠? (HSG-K)
GV phổ biến phương pháp dùng ô zôn để xử lí, bảo quản quả tươi.
HS trả lời trong SGK.
- Đvới các loại hạt cần phơi khô, để trong bao hay trong kho.
- Rau xanh cần làm giảm lượng nc để trong môi trường thiếu o2 .
- Quả tươi: Loại bỏ quả dập nát, chọn quả sạch, khô vỏ đưa vào kho lạnh.
=> Hạn chế hoạt động sinh lí, sinh hóa hạn chế sự phá hại của nấm VSV và côn trùng gây hại.
1. Mục đích:
Hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm về chất lượng.
2. Các điều kiện để bảo quản tốt.
- Các loại hạt phải phơi hoặc sấy khô.
- Rau, quả tươi: sạch, không dập nát 
- Kho bảo quản: Thông thóang và được khử trùng
3. Phương pháp bảo quản: 
- Bảo quản thông thoáng
- Bảo quản lạnh
- Bảo quản kín
HĐ 3: Tìm hiểu mục đích và p2 chế biến nông sản. (11’)
III. Chế biến
Chế biến nhằm MĐ gì? 
- Lấy nhờ chế biến mà tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
- Khi chế biến làm bún, hủ tiếu có đc bỏ hàn the cho sợi dai ko ? vì sao?
=> Phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.
- VD: mậm, mơ chế biến thành si rô; vải, khóm chế biến đồ đóng hộp; mít, chuối, khoai môn sấy ( bánh kẹo); su hào, bắp cải, trù sại muối chua; khoai mì→ bột mịn hay tinh bột.
1. Mục đích:
Làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
2. Phương pháp:
Sấy khô, đóng hộp, tạo tinh bột, muối chua.
4. Củng cố: (2’ )
 Thu hoạch có ảnh hưởng như thế nào đến việc bảo quản và chế biến có đặc điểm gì giống và khác nhau?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà ( 2’)
Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. Tìm hiểu KT luân canh, xen canh ở địa phương.
IV. Rút kinh nghiệm
Tiết: 18 Tuần: 9	Ngày soạn: 25/9/2018
Bài 21: LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết được khái niệm, tác dụng của phương thức luân canh, xen canh, tăng vụ.
2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện các kỹ năng trong trồng trọt.
	- Vận dụng, liên hệ vào thực tế.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức không nên trồng một loại cây trồng nào đó liên tục trong nhiều vụ.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Phóng to hình 33
Trò: Tìm hiểu KT luân canh, xen canh ở địa phương.
III. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp: (1’ )
2. KTBC: (2’ ) 
 Thu hoạch nông sản đ/bảo những yêu cầu gì? Chế biến, bảo quản nhằm MĐ gì?
3. Nội dung bài mới: 
Một trong những nhiệm vụ của trồng trọt là tăng số lượng, chất lượng của sản phẩm, 1 trong những cách tăng số lượng, chất lượng sản phẩm là luân canh, xen canh, tăng vụ. Vậy luân canh, xen canh, tăng vụ là làm thế nào? Bài .
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nôi dung cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu luân canh cây trồng. (14’)
1. Luân canh
GV đưa ra 3 lô đất:
+ Lô 1: Trong 1 năm trồng: Lúa chiêm – lúa mùa.
+ Lô 2: khoai lang, Lúa chiêm – lúa mùa.
+ Lô 3: rau, đậu, lúa mùa. Lô đất nào đã trồng luân canh? Vì sao gọi hình thức đó là luân canh?
=> Vậy luân canh là gì?
- Luân canh có lợi ích gì về kinh tế, kỹ thuật?
GV giải thích: Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với 1 loại sâu, bệnh nhất định lên khi thay đổi cây trồng thì sâu, bệnh mất môi trường sống, mất thức ăn => diệt trừ sâu, bệnh.
- Ở địa phương em đã luân canh cây trồng ntn? Cho VD. 
- Lô 2,3 là trồng luân canh
+ Vì luân phiên các loại cây trồng ≠ nhau trên cùng diện tích trong 1 năm.
- Luân canh cho đất giữ cân đối độ phì nhiêu và tăng tổng sản lượng thu hoạch, giảm sâu, bệnh.
=> Tác dụng của luân canh.
- Luân canh giữa cây trồng cạn ↔ cạn. ví dụ cụ thể.
- .. nước ↔ cạn. ví dụ.
a. Khái niệm:
Là trồng luân phiên các loại cây trồng ≠ nhau trên cùng diện tích trong 1 năm.
b. Tác dụng:
Luân canh là làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu, bệnh.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nôi dung cơ bản
HĐ 2: Tìm hiểu về xen canh. (12’)
2. Xen canh
Cho HS qan sát hình 33. Đây là hình thức xen canh giữa ngô với đậu tương 
- Em hãy cho những VD ≠ về xen canh ở địa phương?
- Trồng xen giữa 2 loại cây trên cùng 1 diện tích trong cùng 1 thời gian nhằm mục đích gì?
* Chú ý: Khái niệm xen canh : Trồng xen loại cây thứ 2, tận dụng không gian, tăng thu hoạch.
* Trên 1 thửa ruộng trồng ½ diện tích là khoai tây, ½ còn lại là su hào có gọi là xen canh không? Vì sao? 
- Xen canh có tác dụng gì?
Quan sát hình 33
Ø Đậu xanh (đen) – bắp, cà chua – cải, khoai môn – cải, ớt – cải trù sại 
=> Kết luận về xen canh.
Ø không phải là xen canh, vì không trồng xen và không tăng thêm thu hoạch trên cùng diện tích.
- Trên cùng 1 diện tích đất, trồng xen 2 loại cây trồng ≠ nhau.
- Nhằm sử dụng hợp lí ánh sáng và đất đai tăng thêm thu hoạch, hạn chế sâu, bệnh 
HĐ 3: Tìm hiểu về tăng vụ. (12’)
3. Tăng vụ:
Yêu cầu HS đọc thông tin
Em hiểu thế nào là tăng vụ?
Cho VD cụ thể ở địa phương ? 
- Tăng vụ có tác dụng gì?
- Đọc thông tin trả lời theo hiểu biết và lấy VD ở địa phương.
=> Kết luận về tăng vụ.
- Tăng thêm số vụ gieo trồng trong năm trên cùng diện tích đất.
- Nhằm tăng thêm sản lượng thu hoạch .
4. Củng cố: (2’ ) 
Đọc ghi nhớ
 - Luân canh, xen canh, tăng vụ là gì ?
 - ở địa phương em áp dụng hình thức canh tác này như thế nào ?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà ( 2’)
Chuẩn bị bài ôn tập để giờ sau ôn tập kiểm tra 1 tiết (trả lời câu hỏi SGK/53)
IV. Rút kinh nghiệm: 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Duyệt tuần 9
Ngày: /10/2018

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_89_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.doc