Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ Mục tiêu:

  • KT:

Nêu và giải thích nội dung, vai trò của từng nguyên tắc phòng, chống sâu, bệnh hại cây trồng.

+ Nêu được nội dung và vai trò của biện pháp canh tác phòng, trừ sâu bệnh hại, biện pháp sử dụng giống chống sâu, bệnh

+ Nêu được nội dung công việc và ưu, nhượt điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu,bệnh,hại cây trồng

+ Chỉ ra được những ưu, nhược điểm của phương pháp hóa học phòng trừ sâu,bệnh hại; trình bày được những cách dùng thuốc hóa học có hiệu quả trừ sâu,bệnh an toàn cho người và sinh vật,bảo vệ được môi trường đất, nước, không khí. Nêu được những biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc

+ Trình bày được nội dung phòng trừ sâu hại bằng biện pháp sinh học và ưu, nhược điểm của phương pháp này.

+ Giải thích được nội dung của kiểm dịch thực vật và nêu được vai trò của biện pháp này trong hệ thống các biện pháp bảo vệ thực vật

     - KN: Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, làm việc SGK

- TĐ: Có ý thức tham gia tích cực cùng gia đình, địa phương phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng như xử lí hạt giống, bắt sâu bẩy đèn, bảo vệ động vật gây hại cho sâu hại; dùng thuốc hóa học đúng kĩ thuật, hợp vệ sinh, an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh sản phẩm trồng trọt và sản phẩm môi trường, đất, nước, không khí

doc 6 trang Khánh Hội 19/05/2023 1780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 12/9/2018
Tiết số: 11 Tuần: 06
Tên bài dạy: Bài 13: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
I/ Mục tiêu:
KT:
+ Nêu và giải thích nội dung, vai trò của từng nguyên tắc phòng, chống sâu, bệnh hại cây trồng.
+ Nêu được nội dung và vai trò của biện pháp canh tác phòng, trừ sâu bệnh hại, biện pháp sử dụng giống chống sâu, bệnh
+ Nêu được nội dung công việc và ưu, nhượt điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu,bệnh,hại cây trồng
+ Chỉ ra được những ưu, nhược điểm của phương pháp hóa học phòng trừ sâu,bệnh hại; trình bày được những cách dùng thuốc hóa học có hiệu quả trừ sâu,bệnh an toàn cho người và sinh vật,bảo vệ được môi trường đất, nước, không khí. Nêu được những biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc
+ Trình bày được nội dung phòng trừ sâu hại bằng biện pháp sinh học và ưu, nhược điểm của phương pháp này.
+ Giải thích được nội dung của kiểm dịch thực vật và nêu được vai trò của biện pháp này trong hệ thống các biện pháp bảo vệ thực vật
	- KN: Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, làm việc SGK
- TĐ: Có ý thức tham gia tích cực cùng gia đình, địa phương phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng như xử lí hạt giống, bắt sâu bẩy đèn, bảo vệ động vật gây hại cho sâu hại; dùng thuốc hóa học đúng kĩ thuật, hợp vệ sinh, an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh sản phẩm trồng trọt và sản phẩm môi trường, đất, nước, không khí
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Soạn giáo án, xem tài liệu có liên quan.
Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học
III/ Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Em hãy nêu tác hại của sâu, bệnh?
- Nêu những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hoại?
3. Nội dung bài mới: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu nguyên tắc về phòng trừ sâu bệnh (12 phút)
+ Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng dựa trên những nguyên tắc nào?
+ Ở địa phương và gia đình em đã áp dụng biện pháp gì để tăng cường sức chống chịu của cây với của sâu bệnh?
+ Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu bệnh hại?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết.
-Học sinh dựa vào nội dung mục I SGK và trả lời:
+SGK 
HS liên hệ thực tế gia đình, địa phương => phát biểu.
+ Bón phân hữu cơ, làm cỏ, vun xới đất, trồng giống cây chống sâu bệnh, luân canh
+ Ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
I. Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại:
- Phòng là chính
- Trừ sóm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ
HĐ 2: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại (20 Phút)
- Để phòng trừ sâu bệnh hại ta có những biện pháp nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài tập điền vào chỗ trống theo bảng mẫu sgk/31
 - Nhận xét, bổ sung đáp án
- Yêu cầu HS quan sát H21, H22
+ Biện pháp thủ công là gì?
+ Cho biết ưu nhượt điểm của phương pháp này?
+ Biện pháp hoá học là gì?
+ Cho biết ưu và nhược điểm của biện pháp hóa học?
+ Để khắc phục hiệu quả và nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc ta cần đảm bảo những yêu cầu nào?
- Yêu cầu HS quan sát hình 23. Thuốc hoá học trừ sậu bệnh hại được sử dụng bằng cách nào? 
- Khi sử dụng thuốc hoá học cần lưu ý những điều gì?
*THGMT: Hàng năm có hàng trăm người bị ngộ độc thuốc trừ sâu, nguyên nhân là ăn rau, quả có thuốc trừ sâu không rửa sạch. Do đó khi sử dụng thuốc trừ sâu cần đảm bảo đúng kĩ thuật và an toàn.
+ Biện pháp sinh học là gì?
+ Ưu, nhược điểm của biện pháp sinh học?
- GV giảng giải nội dung SGK
+ Thế nào là biện pháp kiểm dịch thực vật? 
- Những năm gần đây nước ta áp chương trình phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp (IPM), đó là sự kết hợp một cách hợp lí các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh lấy biện pháp canh tác làm cơ sở 
- Tiểu kết, ghi bảng.
- Nêu các biện pháp sgk
- Tác dụng 
+Trừ mầm mống sâu bệnh, nơi ẩn náu.
+ Để tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh.
+ Để tăng sức chống chịu cho cây.
+Làm thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn cuả sâu, bệnh.
+Hạn chế được sâu, bệnh xâm nhập gây hại.
- Nhận xét
HS quan sát H21, H22 – trả lời:
SGK
* Ưu điểm:
 + Đơn giản, dễ thực hiện
+ Có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh
* Nhược điểm:Tốn công, hiệu quả thấp ( khi sâu bệnh phát sinh nhiều)
+ Trả lời sgk
- Đối với biện pháp hóa học: 
* Ưu: Ít tốn công, diệt sâu bệnh nhanh
* Nhược: Dễ gây độc hại cho con người, cây trồng, vật nuôi và làm ô nhiễm môi trường
+ Phun thuốc, rắc thuốc vào đất, trộn thuốc vào hạt giống
- Đeo khẩu trang, mang khăn tay, mang giày, ủng, đeo kính,..
- Đọc và và trả lời:
+ Sử dụng một số sinh vật như nấm, chim, ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.
+ Biện pháp sinh học:
+ Ưu: hiệu quả cao và không gây ô nhiểm môi trường, an toàn đối với con người, hiệu quả bền vững lâu dài.
+ Nhược: hiệu lực chậm, giá thành cao, khó thực hiện.
- Học sinh lắng nghe, ghi bài.
- Học sinh đọc to và trả lời:
+ Là sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lí những sản phẩm nông, lâm nghiệp khi xuất nhập khẩu hoặc vận chuyển từ vùng này sang vùng khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh hại nguy hiểm.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ghi bài
II. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:
 1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại.
 Có thể sử dụng các biện pháp phòng trừ như:
- Vệ sinh đồng ruộng, làm đất.
- Gieo trồng đúng kỹ thuật.
- Luân canh.
- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí.
- Sử dụng giống chống chịu sâu bệnh.
2. Biện pháp thủ công.
 Dùng tay bắt sâu hay vợt, bẩy đèn, bả độc để diệt sâu hại
3. Biện pháp hóa học
 Sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu bệnh hại.
4. Biện pháp sinh học
 Dùng các loài sinh vật như: ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.
5. Biện pháp kiểm dịch thực vật:
 Là kiểm tra, xử lí những sản phẩm nông, lâm nghiệp trước khi vận chuyển từ vùng này sang vùng khác
4. Củng cố: (5 phút)
	- Hãy nêu lên các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
	- Nêu lên đặc điểm của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
Học bài và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
Xem trước và soạn bài 14 nội dung mục I, chuẩn bị một số nhãn thuốc trừ sâu và nội dung thực hành
IV. Rút kinh nghiệm:
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày Soạn: 12/9/2018
Tiết số: 12 Tuần: 06
 Bài 14: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ 
 LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU TRỪ SÂU BỆNH HẠI 	
I/ Mục tiêu:
- KT:
+ Biêt một số loại thuốc ở dạng bột, bột thấm nước, hạt và sữa.
+ Đọc được nhãn hiệu của thuốc (độ độc của thuốc, tên thuốc)
	- KN: Nhận biết được độ độc của thuốc qua kí hiệu, biết được tên thuốc, hàm lượng độc và dạng thuốc.
- TĐ: 
+ C ó ý đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc trừ sâu 
+ Có ý thức bảo vệ môi trường.
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: Các mẫu thuốc trừ sâu bệnh ở dạng hạt, bột hòa tan trong nước, bột thấm nước, sữa.
2. Trò: Sưu tầm một số nhãn thuốc trừ sâu.
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: 1 phút.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
 Em hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại?
 3. Nội dung bài mới: Giới thiêu bài thực hành, nêu mục tiêu của bài và yêu cầu HS nghiêm túc thực hiện nội qui thực hành.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ 1: Giới thiệu vật liệu và dụng cụ cần thiết. (4 phút)
- GV giới thiệu một số nhãn thuốc
- Giáo viên phân chia nhóm thực hành.
- phân công và giao nhiệm vụ cho nhóm: Đọc nhãn hiệu của thuốc
- Nghe và ghi nhận
- Làm việc theo nhóm
- Các nhóm nhận nhiệm vụ
I.Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 Một số nhãn thuốc của 3 nhóm độc.
HĐ 2: Quy trình thực hành và thực hành (21 Phút)
- Hướng dẫn HS về qui trình làm bài thực hành: Nhận biết độ độc của thuốc qua kí hiệu biểu thị trên nhãn thuốc, trên bao bì
* Lưu ý: Các chữ viết tắc của dạng thuốc
+ Thuốc bột: D, BR, B
+ Bột thấm nước: WP, BTN, DF, WDG
+ Thuốc bột hòa tan trong nước: SP, PHN
+ Thuốc hạt: G, H, GR
+ Thuốc sữa: EC, ND
+ Thuốc nhũ dầu: SC
TH: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng thuốc
+ Thực hiện an toàn lao động
- Hướng dẫn HS nhận biết được tên thuốc, hàm lượng chất đọc và dạng thuốc thông qua kí hiệu ghi trên bao bì
- GV đưa ra một số nhãn thuốc có bán ngoài thị trường. Yêu cầu HS đọc và giải thích các kí hiệu
- GV: + Màu đỏ: Rất độc
+ Màu vàng: Độc cao
+ Màu xanh: Cẩn thận
- Nghe và ghi nhận
- Làm việc theo nhóm
- Các nhóm nhận nhiệm vụ
- Học sinh quan sát và tiến hành thực hành.
- Học sinh xác định.
- Học sinh quan sát và làm theo.
- Học sinh xác định.
- Học sinh ghi bài.
II. Quy trình thực hành
1. Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại:
a. Phân biệt độ độc:
- Nhóm độc 1: “ Rất độc”, “ Nguy hiểm” kèm theo đầu lâu xương chéo trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu đỏ dưới cùng nhãn.
- Nhóm độc 2: “ Độc cao” kèm theo chữ thập màu đen trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu vàng ở dưới cùng nhãn.
- Nhóm độc 3: “ Cẩn thận” kèm theo hình vuông đặt lệch có vạch rời, vạch màu xanh nước biển ở dưới nhãn.
b. Tên thuốc:
 Bao gồm: tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng, dạng thuốc, công dụng, cách sử dụng.Ngoài ra còn quy định về an toàn lao động.
III. Thực hành:
 Nhận biết và giải thích các kí hiệu ghi trên nhãn thuốc
HĐ 3: Đánh giá kết quả (7 Phút)
- Yêu cầu HS viết bài tường trình ghi lại kết quả thực hành
- Nhận xét và đánh giá kết quả đạt được
- Các nhóm thực hành và xác định.
- Học sinh laéng nghe.
- Nhoùm xaùc ñònh theo hướng dẫn (quy trình thực hành)
- Viết bài tường trình ghi lại kết quả thực hành
- Nhận xét và đánh giá kết quả đạt được
IV. Đánh giá kết quả:
- Bài tường trình: Kết quả thực hành
- Nhận xét, đánh giá
 4. Củng cố: (5 phút)
 - Cho học sinh nêu lại cách thực hành và nhận dạng từng loại thuốc.
 - Yêu cầu học sinh nộp bài thực hành ( chấm điểm học sinh).
 - Nhận xét về thái độ thực hành của học sinh.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
	- Về nhà hoàn thành nội dung bài thực hành
	 - Về nhà xem trước nội dung bài 15. Các công việc làm đất, cách bón lót cho cây
 IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Châu Thới, ngày tháng 9 năm 2018
Duyệt giáo tuần 6
..................................................
.................................................
................................................
...............................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_6_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.doc