Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 30 đến 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

  1.  MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

     + Kiến thức:

           - Nắm được vai trò của chuồng nuôi trong chăn nuôi.

           - Hiểu được vai trò và biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.

       + Kỹ năng:

           - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm.

           - Có những kỹ năng xây dựng chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi.

        + Thái độ:

             Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. 

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:

        - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ:

           Thầy:          + Hình 69, 70,71  SGK phóng to.

                            + Sơ đồ 10, 11 SGK phóng to.

                            + Bảng con, phiếu học tập.

      Trò:                Xem trước bài 44.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

        1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

        2. Kiểm tra bài cũ: (không có)

        3. Bài mới: 

             Trong chăn nuôi muốn cho vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, không mắc các loại bệnh tật thì việc xây dựng chuồng nuôi và giữ vệ sinh chuồng đóng vai trò quan trọng. Để biết rõ vai trò của chuồng nuôi và các biện pháp vệ sinh chuồng nuôi như thế nào vào bài mới ta sẽ rõ.

doc 20 trang Khánh Hội 15/05/2023 2460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 30 đến 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 30 đến 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 30 đến 36 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Ngày soạn: 10/03/2019 
Tiết: 46 Tuần: 30 	 
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI
BÀI 44: CHUỒNG NUÔI VÀ VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI
 MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	+ Kiến thức:
	- Nắm được vai trò của chuồng nuôi trong chăn nuôi.
	- Hiểu được vai trò và biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
 + Kỹ năng:
	- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm.
	- Có những kỹ năng xây dựng chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi.
	+ Thái độ:
	Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.	
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
	- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
	Thầy: + Hình 69, 70,71 SGK phóng to.
	 + Sơ đồ 10, 11 SGK phóng to.
	 + Bảng con, phiếu học tập.
 Trò:	 Xem trước bài 44.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (không có)
	3. Bài mới: 
	Trong chăn nuôi muốn cho vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, không mắc các loại bệnh tật thì việc xây dựng chuồng nuôi và giữ vệ sinh chuồng đóng vai trò quan trọng. Để biết rõ vai trò của chuồng nuôi và các biện pháp vệ sinh chuồng nuôi như thế nào vào bài mới ta sẽ rõ.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Kết luận của thầy
HĐ 1: Tìm hiểu về vai trò và tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh ( 21’)
- Mục đích: HS biết được tầm quan trọng của chuồng nuôi, giải thích được nội dung của 5 tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh.
I. Chuồng nuôi:
- Nội dung:
- Yêu cầu HS đọc mục 1 
+ Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
+ Cho ví dụ về chuồng nuôi.
- Chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bài tập.
- Giải thích từng nội dung, yêu cầu học sinh ghi bài.
- Đọc mục 1
à Chuồng nuôi là nhà ở của vật nuôi. Làm chuồng cho heo, trâu, bò, vịt, gà,.
- Làm bài tập về vai trò của chuồng nuôi: Câu e/ Tất cả 4 nôi dung trên
à Chuồng nuôi phù hợp sẽ BV sức khoẻ v/nuôi, góp phần nâng cao NS c/ nuôi.
1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi:
- Chuồng nuôi là “ nhà ở” của vật nuôi.
- Chuồng nuôi phù hợp sẽ BV sức khỏe v/nuôi, góp phần nâng cao NS c/nuôi.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Kết luận của thầy
- Treo sơ đồ 10 và giới thiệu cho học sinh về tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh.
+ Chuồng nuôi hợp vệ sinh cần đảm bảo các yêu cầu nào?
- Nhận xét, bổ sung.
- Giảng thêm về mối quan hệ giữa các yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm và độ thông gió.
- Chốt lại kiến thức cho HS ghi bài.
+ Muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh, khi xây dựng chuồng ta phải làm như thế nào?
Treo hình 69 và hỏi tiếp:
+ Khi xây dựng chuồng nuôi thì ta nên chọn hướng nào? Vì sao?
Treo hình 70, 71 và giới thiệu cho học sinh về kiểu chuồng nuôi 1 dãy và kiểu chuồng 2 dãy.
+ Người ta xây dựng chuồng 1 dãy, 2 dãy nhằm mục đích gì?
Nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức.
- Q/sát sơ đồ 10 và trả lời, hs ≠ n/xét, bổ sung.
à Nêu được:
+ Nhiệt độ thích hợp.
+ Độ ẩm: 60-75%
+ Độ thông thoáng tốt.
+ Độ chiếu sáng thích hợp
+ Không khí: ít khí độc.
à Thực hiện đúng kĩ thuật về chọn địa điểm, hướng chuồng, nền chuồng, tường bao, mái che và bố trí các thiềt bị khác.
àHướng Nam hoặc Đông Nam. Vì gió Đông Nam mát mẻ, tránh được nắng chiều, mưa, tận dụng ánh sáng lúc sáng sớm.
 à Để có độ chiếu sáng thích hợp.
2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh:
- Nhiệt độ thích hợp.
- Độ ẩm: 60-75%
- Độ thông thoáng tốt.
- Độ chiếu sáng thích hợp.
- Không khí ít khí độc.
HĐ 2: Vệ sinh phòng bệnh. ( 19’)
Mục đích: Biết được VS bảo vệ MT trong chăn nuôi.
II. Vệ sinh phòng bệnh:
- Nội dung:
- Yc HS đọc mục II.1
+ Vệ sinh trong chăn nuôi nhằm mục đích gì?
+ Hãy cho biết trong chăn nuôi người ta có phương châm gì?
+ Em hiểu như thế nào là phòng bệnh hơn chữa bệnh? (HSG-K)
(Hướng dẫn HSTB-Y) Giải thích phương châm: Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để vật nuôi không mắc bệnh, cho năng suất cao sẽ kinh tế hơn là phải dùng thuốc để chữa bệnh. Nếu để bệnh tật xảy ra mới 
- Đọc mục II.1
à Nhằm mục đích phòng ngừa bệnh dịch xảy ra, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi.
à Phương châm: 
“ Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
1. Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi:
- Mục đích: để phòng ngừa bệnh dịch xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi.
- Phương châm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
2. Các biện pháp VS phòng bệnh trong c/nuôi:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Kết luận của thầy
can thiệp sẽ rất tốn kém hiệu quả kinh tế thấp.
- Treo sơ đồ 11
+ VSMTsống của vật nuôi cần đạt những yêu cầu nào?
- Nhận xét, chốt lại kiến thức.
+ Muốn cho vật nuôi khỏe mạnh, năng suất cao phải chú ý điều gì?
+ Vệ sinh thân thể vật nuôi bằng cách nào?
THNL: Để vật nuôi ở gia đình khỏe mạnh em phải làm gì?
à Những yêu cầu:
+ Khí hậu
+ Cách xây dựng chuồng
+ Thức ăn
+ Nước
à+ Cho ăn uống đầy đủ.
+ Vệ sinh thân thể.
à Tuỳ loại vật nuôi, tuỳ mùa mà vật nuôi tắm, chải, vận động hợp lí.
a) Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi:
Đảm bảo các yếu tố:
- Khí hậu, độ ẩm trong chuồng thích hợp.
- Thức ăn, nước uống phải đảm bảo hợp vệ sinh.
b) Vệ sinh thân thể cho vật nuôi:
 Tùy loại vật nuôi, tùy mùa mà cho vật nuôi tắm, chải, vận động hợp lí.
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: ( 3’)
Hướng dẫn về nhà 
Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 45.
Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng một số loại vật nuôi ở gia đình, địa phương
Hoạt động nối tiếp
HSTB-Y GV tóm tắt lại nội dung chính của bài.
(2)
(4)
Chuồng nuôi hợp vệ sinh
Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi
(1)
(3)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
	 Học sinh đọc phần ghi nhớ.
(HSG – K) Hoàn thành sơ đồ:
Đáp án: 
	(1) Nhiệt độ thích hợp
	(2) Độ ẩm trong chuồng 60 – 75%
	(3) Độ thông thoáng tốt
	(4) Độ chiếu sáng thích hợp
	(5) Không khí ít khí độc
	(6) Khí hậu trong chuồng thích hợp
	(7) Xây dựng chuồng nuôi đúng kĩ thuật
	(8) Thức ăn
	(9) Nước uống
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học 
- Kiểm tra: +Em hãy cho biết chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
+ Phải làm gì để chuồng nuôi hợp vệ sinh? Vệ sinh trong chăn nuôi phải đạt những yêu cầu nào?
- Đánh giá giờ học:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
Duyệt tuần 30
Ngày soạn: 13/03/2019
Tiết: 47 - Tuần: 31 	
Bài 45: NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC
 CÁC LOẠI VẬT NUÔI
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 Kiến thức:
 Hiểu được những biện pháp chủ yếu trong nuôi dưỡng và chăm sóc đối với vật nuôi non , vật nuôi đực giống , vật nuôi cái sinh sản.
 Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng trao đổi nhóm .
- Có được những kỹ năng nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi .
- Liên hệ thực tế .
 Thái độ:
 Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng ,chăm sóc vật nuôi.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
 + Năng lực chung: Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, giao tiếp
 + Năng lực chuyên biệt: Sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật, vận dụng kiến thức vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ:
	Thầy: - Hình 78 , SGK phóng to .
 - Sơ đồ 12, 13 SGK phóng to.
	 - Bảng con , phiếu học tập.
	Trò: 	Xem trước bài 45.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1Phút )
2. Kiểm tra bài cũ : ( 3Phút )
- Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi ?
- Vệ sinh trong chăn nuôi phải đạt những yêu cầu gì ?
3. Bài mới: II. Chăn nuôi vật nuôi đực giống (đọc thêm)
 Mỗi loại vật nuôi đều có những đặc điểm sinh trưởng phát triển khác nhau. Do đó ta phải có những biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc sao cho phù hợp và đạt năng suất cao . Đây là nội dung của bài học hôm nay .
HĐ của thầy
HĐ của trò
Kết luận của thầy
HĐ 1: Chăn nuôi vật nuôi non . (17 Phút)
Mục đích: Nêu được những đặc điểm thể hiện sự sinh trưởng và phát triển, nuôi dưỡng và chăm sóc của vật nuôi non.
I. Chăn nuôi vật nuôi non 
- Nội dung:
- Treo tranh hình 72
+ Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi: Cơ thể vật nuôi non có những đặc điểm gì ?
Vì sao vật nuôi non khả năng thích nghi với môi trường sống còn rất yếu kém ?
+ Theo em, điều tiết thân nhiệt nhằm mục đích gì?
+ Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Vậy ở loại vật 
- Quan sát, thảo luận trả lời câu hỏi:
 à Có các đặc điểm :
+ Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh .
+ Chức năng miễn dịch chưa tốt .
à Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.
à Thức ăn chủ yếu là sữa mẹ.
1. Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non.
- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh 
- Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh
- Chức năng miễn dịch chưa tốt.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Kết luận của thầy
nuôi non nên cho ăn những loại thức ăn nào ?
+ Chức năng miễn dịch chưa tốt là như thế nào ?
+ Muốn vật nuôi non tốt có đủ sữa để bú , người chăn nuôi phải làm gì? Tại sao phải tập cho vật nuôi non ăn sớm ?
VD : Sữa cho bú 21- 35 ngày đầu là tốt nhất .
+ Cho vật nuôi non bú sữa đầu nhằm mục đích gì ?
+ Vật nuôi non cho tiếp xúc với ánh sáng có tác dụng gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và sắp xếp các biện pháp kĩ thuật thuộc về nuôi dưỡng, chăm sóc theo thứ tự mức độ cần thiết từ cao đến thấp
- Kết luận 
à Chưa tạo ra được sức đề kháng chống lại những đk bất lợi của thời tiết , môi trường 
à Chăm sóc con mẹ tốt để có nhiều sữa. Để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ .
à Mục đích vì sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể .
à Làm cho con vật khoẻ mạnh và cung cấp vitaminD.
- Đọc và đánh số thứ tự:
1. Nuôi vật nuôi mẹ tốt 
2. Giữ ẩm cho cơ thể 
3. Cho bú sữa đầu 
4. Tập cho vật nuôi non ăn sớm 
5. Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với ánh sáng 
6. Giữ vệ sinh và phòng bệnh cho vật nuôi non 
2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non 
- Nuôi vật nuôi mẹ tốt 
 giữ ấm cho cơ thể , cho bú sữa đầu 
- Tập cho vật nuôi non ăn sớm 
- Cho vật nuôi non vận động, giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non .
Chăn nuôi vật nuôi đực giống (đọc thêm)
( 5 Phút)
II. Chăn nuôi vật nuôi ♂ giống :
HĐ 2: Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản . (15 Phút)
Mục đích: Nêu được một số biện pháp trong chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản.
III . Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản
- Nội dung:
- Yc Hs đọc thông tin mục III SGK
+ Vật nuôi cái có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng chăn nuôi ?
+ Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản có kết quả tốt phải chú ý đến những điều gì?
- Treo sơ đồ 13 , yêu cầu quan sát và trả lời câu hỏi :
+ Khi ở giai đoạn mang thai phải ăn đủ chất dinh dưỡng nhằm mục đích gì?
 + Khi ở giai đoạn nuôi con phải ăn đủ chất dinh dưỡng nhằm mục đích gì?
- Đọc thông tin mục III SGK
Trả lời:
à Ảnh hưởng quyết định đến chất lượng vật nuôi con.
à Phải chú ý đến giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con.
- Học sinh quan sát sơ đồ và trả lời:
à Nhằm mục đích:
- Nuôi thai
- Nuôi cơ thể mẹ và tăng trưởng.
- Chuẩn bị cho tiết sữa sau sanh.
à Để:
- Tạo sữa nuôi con.
- Nuôi cơ thể mẹ.
Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản tốt phải chú ý:
- Nuôi dưỡng: Thức ăn có đủ năng lượng , prôtêin , chất khóang và vitamin.
- Chăm sóc: nhất là vệ sinh, vận động và tắm chải thường xuyên.
HĐ của thầy
HĐ của trò
KL của thầy
- Yêu cầu học sinh sắp xếp theo mức độ ưu tiên dinh dưỡng của từng giai đoạn từ cao xuống thấp.
+ Trong nuôi dưỡng vật nuôi cái giống cần phải chú trọng đến điều gì về mặt dinh dưỡng? (HSG-K)
+ Chăm sóc vật nuôi cái giống cần phải chú trọng những điều gì?
- Kết luận ghi bảng 
THMT
- Hồi phục cơ thể mẹ sau khi đẻ và chuẩn bị cho kỳ sinh sản sau.
à Học sinh sắp xếp:
- Giai đoạn mang thai:
 + Nuôi thai.
+ Nuôi cơ thể mẹ
 + Hồi phục sau sanh.
à Phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho từng giai đoạn nhất là protêin, chất khoáng (Ca, P) và vitamin (A, B1, D, E).
 à Phải chú ý đến chế độ vận động, tắm chải nhất là cuối giai đoạn mang thai. Theo dõi và chăm sóc kịp thời khi vật nuôi đẻ để bảo vệ đàn vật nuôi sơ sinh.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (2 phút)
Hướng dẫn về nhà 
Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 46.
Hoạt động nối tiếp
Chọn câu trả lời đúng:
Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản đạt kết quả cần phải chú ý giai đoạn:
	a) Mang thai.	b) Mang thai, nuôi dưỡng con.
	c) Sinh sản, nuôi con.	d) Sinh trưởng, phát triển.
Đáp án: b.
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài.
- Học sinh đọc phần ghi nhớ.
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học (2 phút)
 - Kiểm tra: 
- Em hãy cho biết chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý đến những vấn đề gì?
- Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải chú ý đến những vấn đề gì?
- Đánh giá giờ học:
.........................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Duyệt tuần 31
KIỂM TRA 15 PHÚT
ĐỀ: 1
Cơ thể vật nuôi non có những đặc điểm gì, biết được những đặc điểm đó đề ra biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng?
BÀI LÀM
Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non.
- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh 
- Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh
- Chức năng miễn dịch chưa tốt.
	Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non 
- Nuôi vật nuôi mẹ tốt, giữ ấm cho cơ thể , cho bú sữa đầu
 - Tập cho vật nuôi non ăn sớm 
- Cho vật nuôi non vận động, giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non .
ĐỀ: 2
Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải chú ý những vấn để gì ? tại sao ? 
BÀI LÀM
Vật nuôi cái có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi con. Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản có kết quả phải chú ý đến giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con của chúng .
- Chăm sóc vận động, tắm chải hợp lí nhất là cuối giai đọan mang thai.
- Nuôi dưỡng phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng giai đọan, nhất là protein, chất khoáng và vitamin.
- Vật nuôi cái sinh sản có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi con
NGÀY SOẠN : 17/3/2019
 TIẾT: 48 - TUẦN : 32	
BÀI 46 : PHÒNG, TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG CHO VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
Kiến thức: Biết được một số dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm bệnh vật nuôi.
+ Trình bày được nguyên nhân gây ra bệnh ở vật nuôi; phân biệt được bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm
+ Nêu được các khái niệm phòng trị bệnh cho vật nuôi dựa vào các nguyên nhân gây ra bệnh
+ Biết cách phòng một số bệnh thông thường cho vật nuôi
- Kỹ năng: Xác định một số dấu hiệu gây bệnh ở vật nuôi
- Thái độ: giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
+ Năng lực chung: Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, giao tiếp
 + Năng lực chuyên biệt: sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật, vận dụng kiến thức vào cuộc 
II. CHUẨN BỊ :
	- Thầy : Hình 73, 74 sgk.
	- Trò : Đọc trước nội dung bài ở nhà.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định: (1 Phút )
2. Kiểm tra bài cũ: (3 Phút )
	- Chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì ?
	- Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải chú ý những vấn đề gì ? Tại sao ?
3. Bài mới: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Kết luận của Thầy
HĐ 1 : Khái niệm về bệnh. (10 Phút )
- Mục đích: Nêu được khái niệm về bệnh, tác hại của bệnh đối với vật nuôi.
I. Khái niệm về bệnh.
- Thế nào là vật nuôi bị bệnh ?
- Những biểu hiện khi vật nuôi bị bệnh? lấy ví dụ ?(HSG,K)
- HS đọc thông tin sgk và nêu k’niệm và cho VD
Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động các yếu tố gây bệnh.
HĐ 2 : Nguyên nhân sinh ra bệnh. ( 14 Phút )
Mục đích: Biết được nguyên nhân sinh ra bệnh và cách phòng tránh.
II. Nguyên nhân sinh ra bệnh.
- Vật nuôi sinh bệnh thường do những nguyên nhân nào gây ra ?
- Lấy ví dụ ?
- THMT : Vậy cần phải làm gì để bảo vệ vật nuôi và bảo vệ môi trường ?
H S quan sát sơ đồ 14 sgk cho biết : nguyên nhân sinh ra bệnh.
- VD : Yếu tố bên trong : bệnh bạch tạng, dị tật, quái thai, heo 2 đầu, khèo chân, heo 5 móng, 9 móng...
- Y/tố cơ học : đạp phải đinh, ngã gẫy xương, cắn nhau chảy máu ...
- Y/tố h2 : Ngộ độc thức ăn, nước uống
Do yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài sinh ra các bệnh :
- Bệnh truyền nhiễm.
- Bệnh thông thường.
- Bệnh do di truyền.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Kết luận của Thầy
 Ycầu Hs đọc ND các bệnh do yếu tố sinh học gây ra và hoàn thành bảng.
- y/tố SH : Giun sán ký sinh gây tắc ruột, chấy rận làm con vật ghẻ lở, Vi khuẩn, vi rút gây bệnh hiểm nghèo ...
- Qs bảng phân biệt bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
Phân loại bệnh
Bệnh truyền nhiễm
Bệnh thông thường
- Nguyên nhân sinh bệnh
- Mức độ lan truyền
- Hậu quả
- Do VSV( VK, VR)
- Lan rất nhanh thành dịch 
- Nhiều vật nuôi chết
- ko phải do VSV
- ko lan nhanh thành dịch
- Vật nuôi ít khi bị bệnh
HĐ của thầy
HĐ của trò
Kết luận của Thầy
HĐ 3: Phòng trị bệnh cho vật nuôi. (10 Phút)
Mục đích: Biết được cách phòng tránh.
III. Phòng trị bệnh cho vật nuôi.
- Phòng bệnh, chữa bệnh biện pháp nào hiệu quả kinh tế cao hơn ?
- Muốn phòng bệnh cho vật nuôi phải làm những việc gì ?
- Trị bệnh cho vật nuôi phải làm gì ?
- .... Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Làm bài tập và tự rút ra kết luận
Muốn phòng trị bệnh cho vật nuôi phải thực hiện đầy đủ các biện pháp kĩ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp:
*Hướng dẫn về nhà 
Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài mới : xem trước bài 47 sgk.
+ Nêu khái niệm và tác dụng của vắc xin
+ Tìm hiêu cách sử dụng vắc xin để phòng bệnh cho vật nuôi	
*Hoạt động nối tiếp
- GV hệ thống lại kiến thức
IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC (2phút)
 - Kiểm tra: 
 Hãy cho biết thế nào là vật nuôi bị bệnh ? nguyên nhân và cách phòng ?
 - Đánh giá giờ học:
.........................................................................................................................................
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Duyệt tuần 32
Ngày Soạn: 24/3/2019
Tiết: 50 - Tuần:33 
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: Thông qua tiết ôn tập:
+ Củng cố lại một số kiến thức phần chăn nuôi
+ Gợi mở và giúp các em khắc sâu kiến thức đã học nhằm giúp các em làm tốt bài kiểm tra ở cuối HK II
- Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng phân tích, giải thích để làm bài kiểm tra
- Thái độ: Nghiêm túc, ham học hỏi
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Có ý thức tự ôn tập kiến thức
- Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, giao tiếp
	- Sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật, vận dụng kiến thức vào cuộc sống
II. Chuẩn bị:
Thầy: Hệ thống lại một số kiến thức; một số câu hỏi ôn tập
Trò: Xem lại các kiến thức đã học phần chăn nuôi
III. Tổ chức các hoạt động dạy học 
Ổn định lớp: (1 phút).
Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Kết luận của thầy
HĐ1: Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi (10 phút)
Mục đích: Nêu được vai trò, nhiệm vụ, kỹ thuật và quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
I. Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi
Nội dung:
+ Ở phần chăn nuôi các em tìm hiểu những gì?
- Kết luận
+ Vai trò của và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi
+ Giống vật nuôi
+ Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
+ Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi
+ Nhân giống vật nuôi
 - Vai trò của và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi
- Giống vật nuôi
- Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
- Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi
- Nhân giống vật nuôi
- Thức ăn vật nuôi
HĐ 2: Qui trình sản xuất và BVMT trong chăn nuôi (13phút)
Mục đích: Nêu được tầm quan trọng của chuồng nuôi, các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng các loại vật nuôi, các biện pháp vệ sinh và phòng trị bệnh trong chăn nuôi.
II. Qui trình sx và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:
Nội dung:
Cho biết tầm quan trọng của chuồng nuôi đối với vật nuôi. Thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh?
à Chuồng nuôi là “ nhà ở” của vật nuôi.
- Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp VS:
+ Nhiệt độ thích hợp.
+ Độ ẩm trong chuồng 60-75%.
+ Độ thông gió tốt.
+ Độ chiếu sáng thích hợp.
1. Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi:
- Chuồng nuôi.
- Vệ sinh phòng bệnh.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Kết luận của thầy
+ Cho biết các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong c/nuôi.
+ Chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì?
+ Khi nào vật nuôi bị bệnh? Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi.
+ Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi?
+ Vắc xin là gì? Cho biết tác dụng của vắc xin. Những điểm cần chú ý khi sử dụng vắc xin.
à Biện pháp vệ sinh:
- Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi.
- Vệ sinh thân thể.
à Cần chú ý các vấn đề:
- Giữ ấm cho cơ thể.
- Cho bú sữa đầu.
- Tập cho vật nuôi non ăn sớm.
- Cho vật nuôi non vận động và tiếp xúc nhiều với ánh sáng.
- Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.
. à Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh.
- Nguyên nhân:
+ Yếu tố bên trong.
+ Yếu tố bên ngoài.
à Cách phòng bệnh:
- Chăm sóc chu đáo.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại văc xin.
- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
à Vắc xin là các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm.
- Tác dụng: chống lại các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
- Những điểm cần chú ý:
+ Phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
+ Vắc xin đã pha phải dùng ngay.
2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi:
- Vật nuôi non.
- Vật nuôi sinh sản.
3. Phòng trị bệnh thông thường cho vật nuôi:
- Khái niệm
- Phòng trị bệnh
4. Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi:
- Tác dụng
- Chú ý khi sử dụng.
HĐ3: Hệ thống một số câu hỏi bài tập (17 Phút)
Mục đích: Hệ thống kiến thức phần chăn nuôi
III. Câu hỏi bài tập
Nội dung:
- Cho HS thảo luận làm một số câu hỏi bài tập
- Phân mỗi tổ thảo luận 2 câu
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Thảo luận trả lời và làm một số bài tập giáo viên yêu cầu
- Đại diện tổ trả lời
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Vai trò của giống vật nuôi của nước ta? Nêu ví dụ.
- Nhiệm vụ của phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới.
- Giống vật nuôi có vai trò gì trong chăn nuôi
- Nêu các phương pháp chọn phối vật nuôi? Nêu ví dụ.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Kết luận của thầy
- Chuồng nuôi có tầm quan trọng như thế nào trong chăn nuôi? Các tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh.
- Các nguyên nhân gây ra bệnh ở vật nuôi? Cách phòng trị bệnh cho vật nuôi.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: ( 4phút)
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, ôn tập các câu hỏi tiếp theo
* Hoạt động nối tiếp:
- Hệ thống kiến thức ôn tập
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học ( phút)
 - Kiểm tra: 
 - Đánh giá giờ học:
.........................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
Duyệt tuần 33
NGÀY SOẠN: 29/3/2019
TIẾT: 51 - TUẦN: 34 	
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: Thông qua tiết ôn tập:
+ Củng cố lại một số kiến thức phần chăn nuôi
+ Gợi mở và giúp các em khắc sau kiến thức đã học nhằm giúp các em làm tốt bài kiểm tra ở cuối HK II
- Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng phân tích, giải thích để làm bài kiểm tra
- Thái độ: Nghiêm túc, ham học hỏi
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Có ý thức tự ôn tập kiến thức
- Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, giao tiếp
	- Sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật, vận dụng kiến thức vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ:
	- Thầy: Hệ thống câu hỏi ôn tập.
	- Trò: Ôn lại kiến thức đã học ở phần chăn nuôi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định: - Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình ôn
3. Bài mới: ( 32phút)
Ôn tập theo đề cương ôn
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII (2018-2019)
MÔN CÔNG NGHỆ 7
Câu 1: Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit là trồng nhiều loại cây nào?
A. Cây họ đậu.	B. Cây lúa, ngô, khoai.	C. Cây rau xanh.	D. Cây cỏ.
Câu 2: Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein là trồng nhiều loại cây nào?
A. Cây cỏ.	B. Cây lúa, ngô, khoai.	C. Cây rau xanh.	D. Cây họ đậu.
Câu 3: Bột cá có nguồn gốc của loại thức ăn nào sau đây?
A. Protein.	B. Thực vật.	C. Chất khoáng.	D. Động vật.
Câu 4: Cám có nguồn gốc của loại thức ăn nào sau đây?
A. Thô xanh.	B. Động vật.	C. Thực vật.	D. Chất khoáng.
Câu 5: Trong thức ăn vật nuôi: Nước chiếm 9,19%, chất khô chiếm 90,81% là loại thức ăn nào sau đây?
A. Khoai lang củ.	B. Rơm lúa.	C. Bột cá.	D. Rau muống.
Câu 6: Trong thức ăn vật nuôi: Nước chiếm 9,0%, chất khô chiếm 91,0% là loại thức ăn nào sau đây?
A. Khoai lang củ.	B. Bột cá.	C. Rơm lúa.	D. Rau muống.
Câu 7: Qua đường tiêu hóa của vật nuôi thành phần dinh dưỡng nào không biến đổi mà được hấp thụ trực tiếp?
A. Protein.	B. Gluxit.	C. Nước.	D. Khoáng.
Câu 8: Qua đường tiêu hóa của vật nuôi thành phần dinh dưỡng nào không biến đổi mà được hấp thụ trực tiếp?
A. Protein.	B. Gluxit.	C. Vitamin.	D. Khoáng.
Câu 9: Trong chăn nuôi người ta thường nấu gạo với các loại rau đây là thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp nào?
A. Hóa học.	B. Hỗn hợp.	C. Sinh học.	D. Vật lí.
Câu 10: Để dự trữ thức ăn cho vật nuôi em cần dùng phương pháp nào sau đây?
A. Làm khô.	B. Xử lí nhiệt.	C. Kiềm hoá rơm rạ.	D. Ủ men.
Câu 11: Chuồng nuôi hợp vệ sinh có độ ẩm trong chuồng là bao nhiêu?
A. 60 – 75%.	B. 50 – 60%.	C. 55 – 65%.	D. 65 – 70%.
Câu 12: Khi xây dựng chuồng cho vật nuôi cần chọn hướng nào?
A. Tây – Bắc.	B. Tây – Nam.	C. Đông - Bắc.	D. Đông – Nam.
Câu 13: Qua đường tiêu hóa của vật nuôi Protein được biến đổi thành dạng nào?
A. Glyxerin và axit béo.	B. Ion khoáng.	C. Axit amin.	D. Đường đơn.
Câu 14: Qua đường tiêu hóa của vật nuôi gluxit được biến đổi thành dạng nào?
A. Glyxerin và axit béo.	B. Đường đơn.	C. Ion khoáng.	D. Axit amin.
Câu 15: Hạt đậu nành có: 36% protein thì được xếp vào loại thức ăn nào sau đây?
A. Giàu protein.	B. Giàu gluxit.	C. Protein và gluxit.	D. Thô xanh.
Câu 16: Hạt ngô (bắp) vàng có: 8,9% protein và 69% gluxít thì được xếp vào loại thức ăn nào sau đây?
A. Giàu gluxit.	B. Giàu protein.	C. Protein và gluxit.	D. Thô xanh.
Câu 17: Dựa vào đâu để phân loại thức ăn cho vật nuôi? Thức ăn vật nuôi được phân thành những loại nào?
Trả lời:
Dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn để phân loại 	
Thức ăn vật nuôi được phân thành:
- Thức ăn giàu Protein	
- Thức ăn giàu gluxit	
- Thức ăn thô	
Câu 18: Thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào?
Trả lời:
Sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn:
- Nước và vitamin được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.	
 - Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Axit amin. 
- Gluxit được cơ thể hấp thụ dưới dạng đường đơn.	
- Lipit được hấp thụ dưới dạng các Glyxerin và axit béo. 	
- Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Ion khoáng. 	
Câu 19: Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
Trả lời:
Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải đảm bảo những tiêu chuẩn:
- Nhiệt độ thích hợp, độ thông thoáng tốt	
- Độ ẩm trong chuồng 60 – 75%	
- Độ chiếu sáng thích hợp với từng loại vật nuôi	
- Không khí có ít khí độc	
Câu 20: Nêu những phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein cho vật nuôi?
Trả lời:
Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein cho vật nuôi:
- Nuôi nhiều tôm, cá, ốc làm thức ăn cho vật nuôi.	
- Khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt và nước mặn.	
- Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm,	
- Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu.	
C âu 21: Khi xây dựng chuồng nuôi ta phải làm gì để chuồng nuôi hợp vệ sinh?
Trả lời:
Khi xây dựng chuồng nuôi ta phải chú ý:
- Chọn địa điểm: Xa khu dân cư, gần nguồn nước, gần đường giao thông	
- Hướng chuồng: Chọn hướng Nam hoặc hướng Đông – Nam	
- Nền chuồng: Xây cao hơn mặt đường	
- Tường bao, mái che phù hợp
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (4 phút)
- Về nhà học bài, các kiến thức giáo viên ôn trên lớp
- Chuẩn bị kiểm tra học kì II
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học ( phút)
 - Kiểm tra: 
 - Đánh giá giờ học:
.........................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
Duyệt tuần 34
- Ngày soạn: 29/ 3/ 2019
- Tiết: 52 - Tuần: 35 	
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU.
	- Nhằm đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS ở HKII về: Chăn nuôi.
	- Rèn luyện tinh thần, thái độ, tác phong . . . . trong kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ: 
	- Thầy: (Đề, hướng dẫn chấm, ma trận )
	- Trò: Ôn tập các kiến thức có liên quan.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn đinh tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không 
3. Bài mới: 
	Phát đề kiểm tra
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp:
- Về nhà chuẩn bị bài 47
IV. Kiểm tra, đánh giá bài học ( phút)
 - Kiểm tra: 
 - Đánh giá giờ học:
.........................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm:
THỐNG KÊ ĐIỂM 
LỚP
Từ 0 →dưới 5
Từ 5 → dưới 7
Từ 7 → dưới 9
Từ 9 → 10
So sánh với lần kiểm tra trước (Từ 5 trở lên)
Tăng %
Giảm %
7A
7B
7C
7D
7E
Duyệt tuần 35
NGÀY SOẠN: 07/4/2019
TIẾT: 49 - TUẦN: 36 	
BÀI 47: VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 Kiến thức: Biết được tác dụng của vắc xin ngừa bệnh cho vật nuôi.
- xác định dấu hiệu bản chất của vắc xin (chế phẩm sinh học từ chính mầm bệnh cần phòng bệnh truyền nhiễm) làm cơ sở phân biệt vắc xin và kháng sinh. Phân biệt vắc xin nhượt độc và vắc xin chết.
- Giải thích được cơ chế tác dụng của vắc xin khi tiêm vào cơ thể vật nuôi
- Giải thích được những điều cần chú ý để sử dụng vắc xin có hiệu quả
 Kỹ năng: Phân biệt một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm, sử dụng vắc xin phòng bệnh cho gà
Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức phòng bệnh cho vật nuôi
 2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Thảo luận nhóm, giải quyết

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_30_den_36_nam_hoc_2018_2019_tru.doc