Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức:

Chỉ ra khái niệm chọn giống vật nuôi và lấy ví vụ minh họa.

+ Trình bày được phương pháp chọn giống vật nuôi, phân biệt phương pháp chọn giống hàng loạt và phương pháp kiểm tra cá thể về bản chất của phương pháp và vai trò của phương pháp.

- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào chọn lọc giống vật nuôi

- Thái độ:  Có ý thức chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi

II/ Chuẩn bị:

  1. Thầy: Soạn giáo án; nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin có liên quan
  2. Trò: Đọc bài và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan

III/ Các bước lên lớp:

  1. Ổn định lớp: 1 phút.
  2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Nêu các đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Nêu ví dụ.

- Em cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?

doc 5 trang Khánh Hội 19/05/2023 560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 6/01/2019
Tiết số: 34 Tuần: 23
Bài 33: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC
 VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Chỉ ra khái niệm chọn giống vật nuôi và lấy ví vụ minh họa.
+ Trình bày được phương pháp chọn giống vật nuôi, phân biệt phương pháp chọn giống hàng loạt và phương pháp kiểm tra cá thể về bản chất của phương pháp và vai trò của phương pháp.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào chọn lọc giống vật nuôi
- Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Soạn giáo án; nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin có liên quan
Trò: Đọc bài và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan
III/ Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Nêu các đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Nêu ví dụ.
- Em cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
3. Nội dung bài mới: Trong chăn nuôi con người luôn muốn có giống vật nuôi tốt hơn. Vì vậy, cần phải thường xuyên chọn giống vật nuôi để chọn ra những giống vật nuôi tốt nhất.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dumg cơ bản
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi. (10 phút)
- Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu ví dụ SGK
+ Thế nào là chọn giống vật nuôi? Nêu ví dụ.
+ Yêu cầu HS cho một số ví dụ khác
- Nhận xét, bổ sung , tiểu kết
- HS đọc ví dụ cách chọn giống vật nuôi
+ Trả lời: Tùy theo mục đích chăn nuôi mà ta chọn lựa những vật nuôi đực, cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi.
+ Ví dụ: HS tự cho
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
 I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi
Căn cứ vào mục đích chăn nuôi, ta chọn lựa những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi (17 Phút)
+ Ở địa phương em người ta chọn giống vật nuôi như thế nào?
+ Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi?
+ Thế nào là phương pháp chọn lọc hàng loạt? Ưu điểm phương pháp này là gì?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
+ Chọn giống bằng kiểm tra năng suất là gì?
+ So với chọn giống hàng loạt thì kiểm tra năng suất có lợi gì?
*THGDMT: GV nói thêm: Muốn có giống vật nuôi tốt ta cũng dựa vào điều kiện môi trường. Nếu môi trường trong lành thì vật nuôi tốt sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao hơn và ngược lại,..
+ Trả lời theo thực tế địa phương,
+ Có 2 phương pháp: Chọn lọc hàng loạt và kiểm tra năng suất
+ Là chọn ra nhiều cá thể tốt nhất trong đàn. Ưu điểm là đơn giản dễ thực hiện
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
+ Nôi dung: SGK
+ Lợi ích: Độ chính xác cao
- Nhận xét, bổ sung , kết luận
II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi
1. Chọn lọc hàng loạt
- Là phương pháp chọn lựa các cá thể tốt nhất trong đàn vật nuôi.
- Ưu điểm là đơn giản dễ thực hiện
2. Kiểm tra năng suất
- Là phương pháp chọn lựa những giống tốt nhất trong cùng điều kiện “chuẩn” rồi đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để chọn con tốt nhất giữ lại làm giống
- Ưu điểm: Độ chính xác cao
Hoạt động 3: Tìm hiểu về quản lí giống vật nuôi (5 phút)
- Yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời:
+ Quản lí giống vật nuôi bao gồm những công việc gì? 
+Mục đích của việc quản lí giống để làm gì?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- Đọc thông tin và trả lời:
+ Gồm: tổ chức và sử dụng các giống vật nuôi
+ Giữ cho giống vật nuôi không bị pha tạp về di truyền
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
III. Quản lí giống vật nuôi
- Nhằm giữ cho giống vật nuôi không bị pha tạp về mặt di truyền
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giống thuần chủng hoặc lai tạo năng cao chất lượng của giống vật nuôi
4. Củng cố: (4 phút)
- Nêu khái niệm về giống vật nuôi ? Nêu ví dụ:
- Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi? Ưu điểm từng loại?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)	
- Về nhà học bài và làm bài tập SGK
- Soạn và chuẩn bị bài 34, tìm hiểu nội dung về chọn phối và nhân giống thuần chủng tiết sau học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày Soạn: 6/ 01/2019
Tiết số: 35 Tuần: 23
Bài 34: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: 
 + Phân biệt dược chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống về mục đích và phương pháp. Lấy ví dụ minh họa
 + Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm nhân giống thuần chủng, phân biệt nhân giống thuần chủng và chọn giống.
 + Nêu được điều kiện để nhân giống thuần chủng đạt kết quả cao
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào nhân giống vật nuôi
- Thái độ: ngiêm túc, khoa học trong chọn phối cho vật nuôi
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: Soạn giáo án, nghiên cứu thông tin
2. Trò: Đọc và sưu tầm tranh ảnh có liên quan
III/ Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
- Thế nào là chọn giống vật nuôi ? Phương pháp chọn giống vật nuôi?
- Muốn quản lí giống vật nuôi tốt cần phải làm gì?
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chọn phối. (16 phút)
- Yêu cầu HS tìm hiểu các thông tin và trả lời câu hỏi
+ Thế nào là chọn phối? 
+ Chọn phối nhằm mục đích gì?
Lấy ví dụ về chọn phối.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Yêu cầu HS đọc thông tin – trả lời câu hỏi:
+ Có mấy phương pháp chọn phối? cho ví dụ
+ Mục đích của việc chọn phối là gì?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- HS tìm hiểu các thông tin và trả lời câu hỏi
+ Là chọn con giống đực và con giống cái cho giao phối với nhau để sinh sản theo ý muốn.
+ MĐ: Phát huy tác dụng chọn lọc và năng suất, chât lượng đời sau.
+ Tự lấy ví dụ:
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS đọc thông tin – trả lời câu hỏi:
+ 2 phương pháp: Chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống => tùy theo mục đích của người chăn nuôi
+ Ví dụ: 
Cùng giống:
Lợn Ỉ đực X Lợn Ỉ cái
Khác giống:
Gà gốt X Gà ri
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
 I Chọn phối
1. Thế nào là chọn phối: 
 Là chọn con đực và con cái ghép cho ghép đôi để sinh sản theo ý muốn
2. Các phương pháp chọn phối
Gồm 2 phương pháp:
- Chọn phối cùng giống: 
Lợn Ỉ đực X Lợn Ỉ cái
- Chọn phối khác giống:
Gà gốt X Ga ri
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng. (17 Phút)
+ Nhân giống thuần chủng là gì? Nêu ví dụ
+ Mục đích của nhân giống thuần chủng
+ Khác với thuần chủng là gì?
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
+ Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả ta phải làm như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
+ Nội dung: SGK
Ví dụ: 
+ Mục đích: tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đã có.
+ Khác với thuần chủng là lai tạo
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
+ Phải có mục đích rõ ràng
+ Chọn nhiều cá thể đực, cái cùng than gia
+ Chăm sóc tốt đàn vật nuôi
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
II. Nhân giống thuần chủng
1. Nhân giống thuần chủng là gì?
 Là phương pháp ghép đôi giao phối giữa con đực và con cái cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ
Ví dụ:
2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả
- Phải có mục đích rõ ràng
- Chọn nhiều cá thể đực, cái cùng than gia. Quản lí chặt quan hệ huyết thống, tránh giao phối cận huyết
+ Chăm sóc tốt đàn vật nuôi, kịp thời loại bõ những vật nuôi có đặc điểm không mong muốn
4. Củng cố: (4 phút)
Chọn phối là gì? Em hãy nêu ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống.
Mục đích và phương pháp chọn giống thuần chủng?
Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
	- Về nhà học bài và trả lời hai câu hỏi SGK, ôn lại các kiến thức ở HKII tiết sau ôn tập
	- Soạn và chuẩn bị tiết sau học tiết sau ôn tập (kiến thức bài 54,55, 30,32, 33,34)
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 Châu Thới, ngày tháng 01 năm 2019
 Duyệt giáo án 23
 	.........................................................
...........................................................
............................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_23_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.doc