Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ Mục tiêu:

- KT:

Xác định được các dấu hiệu bản chất của khái niệm giống vật nuôi và nêu được ví dụ minh họa.

+ Trình bày được cơ sở phân loại giống vật nuôi.

+ Nêu ví dụ chứng minh giống là yếu tố quyết định thay đổi năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

- KN: Vận dụng kiến thức đã học vào phân loại giống vật nuôi

- TĐ:  Có ý thức chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi

II/ Chuẩn bị:

  1. Thầy: Soạn giáo án; nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin có liên quan
  2. Trò: Đọc bài và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan

III/ Các bước lên lớp:

  1. Ổn định lớp: 1 phút.
  2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Vai trò chăn nuôi ở nước ta hiện nay là gì?.

- Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay?

3. Nội dung bài mới

        Trước khi chăn nuôi chúng ta cần phải có con giống và tùy theo điều kiện gia đình mà ta có con giống thích hợp

doc 5 trang Khánh Hội 19/05/2023 640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Này Soạn: 2/1/2019
Tiết số: 32 Tuần: 22 
 Bài 31: GIỐNG VẬT NUÔI
I/ Mục tiêu:
- KT:
+ Xác định được các dấu hiệu bản chất của khái niệm giống vật nuôi và nêu được ví dụ minh họa.
+ Trình bày được cơ sở phân loại giống vật nuôi.
+ Nêu ví dụ chứng minh giống là yếu tố quyết định thay đổi năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
- KN: Vận dụng kiến thức đã học vào phân loại giống vật nuôi
- TĐ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Soạn giáo án; nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin có liên quan
Trò: Đọc bài và sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan
III/ Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Vai trò chăn nuôi ở nước ta hiện nay là gì?.
- Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
3. Nội dung bài mới: 
 Trước khi chăn nuôi chúng ta cần phải có con giống và tùy theo điều kiện gia đình mà ta có con giống thích hợp
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1:Tìm hiểu khái niệm về giống vật nuôi. (15 phút)
- Yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Để nhận biết giống vật nuôi ta cần lưu ý những điều gì?
- Yêu cầu HS làm bài tập điền từ vào SGK
+ Thế nào là giống vật nuôi?
- GV phân tích đưa ra khái niệm
- Yêu cầu HS nêu ví dụ về giống vật nuôi và điền vào vỡ bài tập
- Nhận xét, bổ sung , tiểu kết
+ Để phân loại được giống vật nuôi người ta căn cứ vào đâu?
- Phân tích và hướng HS nghiên cứu nội dung SGK, lấy ví dụ
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Lưu ý về ngoại hình: màu sắc lông, da,; các số liệu về năng suất, sản lượng và có sự ổn định về mặ di truyền của giống ở đời sau
- HS làm bài tập: Ngoại hình, năng suất và chất lượng
- Đưa ra khái niệm về giống vật nuôi.
+ Ví dụ: Giống vịt cỏà Tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn, dễ nuôi, lông có nhiều màu
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Căn cứ theo: 
+ Địa lí. Ví dụ: bò vàng Nghệ An, Lợn Móng Cái
+ Hình thái, ngoại hình (màu sắc lông, da): Bò Lang đen trắng, bò u
+ Theo mức độ hoàn thiện của giống:
+ Theo hướng sản xuất: Hướng mỡ (lợn Ỉ), hướng nạt (lợn Lan đơ rat)
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
 I. Khái niệm về giống vật nuôi
1. Thế nào là giống vật nuôi:
- KN: Giống vật nuôi là những con vật có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm chung, có tính di truyền ổn định và đạt đến một số lượng cá thể nhất định.
- Ví dụ: Giống bò sữa Hà Lan có màu lông lang trắng đen, cho sản lượng sữa cao
2. Phân loại giống vật nuôi
Có nhiều các phân loại giống vật nuôi: 
- Địa lí
- Hình thái, ngoại cảnh
- Mức độ hoàn thiện của giống
- Hướng sản xuất
HĐ 2: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường (17 Phút)
- GV nêu câu hỏi:
+ Giống vật nuôi có ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng chăn nuôi không? Nêu ví dụ:
+ Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng chăn nuôi như thế nào? Nêu ví dụ
*THGDMT: Môi trường chăn nuôi có ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng chăn nuôi không? 
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường chăn nuôi?
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
- HS trả lời:
+ Có, trong cùng ĐK chăn nuôi giống nhau nhưng giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau
- Ví dụ: Năng suất trứng của giống gà
+ Lơ go: 250 – 270 trứng/ năm
+ Gà ri: 70 – 90 trứng/ năm
- HS trả lời: SGK/ 85
- Ví dụ: Tỉ lệ mỡ trong sữa
Trâu Mủa: 7,9%
Bò Hà Lan: 3,8%
Bò sin: 4 -4,5%
+ Có, Muốn chăn nuôi phát triển tốt ta cần bảo vệ môi trường.
+ Môi trường tốt, trong lành, giống vật nuôi sẽ, ít bị bênh, phát triển tốt và cho năng suất cao, ổn định
+ Vệ sinh chuồng nuôi; chuồng nuôi phải đạt chuẩn,.
Nhận xét, bổ sung, tiểu kết
II. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi
1. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi
- Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc như nhau nhưng các giống vật nuôi khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau
- Ví dụ
2. Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi
- Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn
- Ví dụ: Tỉ lệ mỡ trong sữa
Trâu Mủa: 7,9%
4. Củng cố (4 phút)
- Thế nào là giống vật nuôi ? Nêu ví dụ:
- Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi?
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)	 
 - Về nhà học bài và làm bài tập SGK
 - Soạn và chuẩn bị bài 32, nghiên cứu trước khái niệm, sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi. tiết sau học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày Soạn: 2/ 1/2019
Tiết số: 33 Tuần: 22
 Bài 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ 
PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔ
I/ Mục tiêu:
- KT: 
 + Xác định được các dấu hiệu chung, bản chất của các khái niệm sinh trưởng, phát dục của vật nuôi. Phân biệt được khái niệm sinh trưởng và phát dục, lấy ví dụ minh họa
 + nêu được các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của vật nuôi, làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp kĩ thuật trong chăn nuôi
- KN: Nêu được các ví dụ minh họa
- TĐ: Có ý thức say sưa học tập và hiểu được sự sinh trưởng và phát dục của giống vật nuôi
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy: Soạn giáo án, nghiên cứu thông tin
2. Trò: Đọc và sưu tầm tranh ảnh có liên quan
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: 1 phút.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
- Thế nào là giống vật nuôi ? Nêu ví dụ:
- Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi?
3. Nội dung bài mới: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của giống vật nuôi. ( 15 p)
- Yêu cầu HS quan sát H54 / 86 à nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là sự sinh trưởng của vật nuôi? Nêu ví dụ.
+ Thế nào là sự phát dục của vật nuôi? Nêu ví dụ.
- Yêu cầu HS làm bài tập đánh dấu (x) vào vỡ bài tập
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- HS quan sát H54/ 86 à nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Là tăng về khối lượng, kích thước, các bộ phận cơ thể.
+ Là thay đổi về chất các bộ phận bên trong của cơ thể.
- HS làm bài tập đánh dấu (x) vào vỡ bài tập
Sinh trưởng phát dục
1. X
2. X
3. X
4. X
5. X
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
 I Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của giống vật nuôi
1. Sự tăng trưởng: Là tăng về khối lượng, kích thước, các bộ phận cơ thể.
Ví dụ:
2. Sự phát dục: Là thay đổi về chất các bộ phận bên trong của cơ thể.
Ví dụ:
HĐ2: Tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. (18 Ph) 
+ Những yếu tố nào tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? 
*THGDMT: + Môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi như thế nào?
- Nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng con người có thể tác động điều khiển sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo hướng có lợi cho con người.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Có 2 yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi: yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài
+ Yếu tố bên trong: Di truyền
+ Bên ngoài: Thức ăn, chuồng trại, khí hậu, môi trường.
- Nếu môi trường thuận lợi, trong lành thì vật nuôi sẽ sinh trương phát triển nhanh và phát dục sớm.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
III. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phất dục của giống vật nuôi
Gồm 2 yếu tố: 
- Bên trong: Di truyền
- Bên ngoài: Thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, khí hậu, môi trường
4. Củng cố: (4 phút)
Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
Em có biết đặc điểm nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút))
	- Về nhà học bài và trả lời hai câu hỏi SGK
	- Soạn và chuẩn bị bài 33 tìm hiểu trước nội dung một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi. tiết sau học
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Châu Thới ngày tháng 01 năm 2019
Duyệt tuần 22
..................................................
....................................................
..........................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_22_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.doc