Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I/ Mục tiêu:

   - KT: Học sinh biết cách và xác định được độ pH của đất bằng phương pháp đơn giản.

   -KN:+ Chuẩn bị được dụng cụ và vật liệu cần thiết để xác định được độ pH của đất đã lấy mẫu.

       + Thực hiện đúng qui trình kĩ thuật và xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.

   - TĐ: Nghiêm túc trong thực hành

II/ Chuẩn bị:

  1. Thầy: Thìa nhựa, thang màu pH, lọ chất chỉ thị màu.
  2. Trò: 2 mẫu đất ở 2 địa chỉ khác nhau và ghi rõ nơi lấy mẫu.

III/ Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: 1 phút.

  1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

- Thế nào là dất chua, đất kiềm, đất trung tính?

- Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?

doc 4 trang Khánh Hội 19/05/2023 580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Ngày Soạn: 16/8/2017
Tiết số: 03 Tuần: 02
Bài 5:Thực hành
XÁC ĐỊNH ĐỘ pH BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU
I/ Mục tiêu:
 - KT: Học sinh biết cách và xác định được độ pH của đất bằng phương pháp đơn giản.
 -KN:+ Chuẩn bị được dụng cụ và vật liệu cần thiết để xác định được độ pH của đất đã lấy mẫu.
 + Thực hiện đúng qui trình kĩ thuật và xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.
 - TĐ:	Nghiêm túc trong thực hành
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Thìa nhựa, thang màu pH, lọ chất chỉ thị màu.
Trò: 2 mẫu đất ở 2 địa chỉ khác nhau và ghi rõ nơi lấy mẫu.
III/ Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Thế nào là dất chua, đất kiềm, đất trung tính?
- Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?
Nội dung bài mới: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ 1: Kiểm tra vật liệu và dụng cụ cần thiết (5 phút)
- Giáo viên giới thiệu các vật liệu và dụng cụ cần thiết cho buổi thực hành.
- Học sinh theo dõi
I. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu:
- 2 mẫu đất lấy ở ngoài ruộng và trong vườn (có ghi : Mẫu đất số.., ngày lấy mẫu.., nơi lấy mẫu.., người lấy mẫu)
- Thìa nhựa.
- Thang màu pH chuẩn.
- Lọ chất chỉ thị màu.
HĐ 2: quy trình và nội dung thực hành xác đinh độ pH của đất (20 phút)
- Hướng dẫn học sinh về quy trình thực hành xác định độ pH bằng phương pháp so màu.
- Phân chia nhóm thực hành
- theo dõi các nhóm thực hành
- HS theo dõi và lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
- Thực hành theo nhóm, làm theo các bước dã được GV hướng dẫn. Ghi lại kết quả thực hành
II. Quy trình thực hành:
- Lấy một lượng đất bằng hạt ngô (bắp) cho vào thìa.
- Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp mẫu đất cho đến khi dư thừa một giọt.
- Sau 1 phút, nghiên thìa cho chất chỉ thị màu chảy ra và so màu với thang màu pH chuẩn. 
=> Nếu trùng màu nào thì đất có độ pH tương đương với độ pH của màu đó
III. Thực hành: 
Kẽ bảng mẫu sgk/13 – ghi lại két quả
HĐ 3: Đánh giá kết quả thực hành ( 8 phút)
- Hướng dẫn học sinh đánh giá kết quả thực hành:
1. Thao tác và thái độ của hs
2. Kết quả.
 Đánh giá theo hướng dẫn của GV
IV. Đánh giá kết quả.
- Thao tác:
- Thái độ hoạt động của nhóm:
- Kết quả:
Củng cố: (5 phút)
 Giáo viên nhận xét chung về sự chuẩn bị và thái độ làm việc của các nhóm
Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
Xem trước và soạn bài 6 . tìm hiểu trước các biện pháp cải tạo đất ở địa phương, ghi nhận lại mục đích của các biện pháp đó.
IV. Rút kinh nghiệm: 
1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày Soạn: 16/8/2017
Tiết số: 04 Tuần: 02
Bài 6: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT
I/ Mục tiêu:
 - KT: + Nêu được sử dụng đất hợp lí.
 +Nêu được các biện pháp về sử dụng đất hợp lí và mục đích của mỗi biện pháp.
 + Chỉ ra được một số loại đất chính đang sử dụng ở Việt Nam và một số đất cần được cải tạo. Nêu được các biện pháp và mục đích của từng biện pháp phù hợp với từng loại đất cần được cải tạo.
 -KN: Với từng loại đất đề xuất được các biện pháp sử dụng hợp lí, các biện pháp cải tạo và bảo vệ phù hợp mà hình thành tư duy kĩ thuật của học sinh.
 - TĐ:	Có ý thức tham gia cùng gia đình trong việc sử dụng đất hợp lí, cải tạo, bảo vệ đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phì nhiêu và bảo vệ môi trường.
II/ Chuẩn bị:
Thầy: - tranh vẽ H3,H4, H5 SGK/14
Trò: Soạn và xem trước nội dung bài học
III/ Các hoạt động dạy và học
Ổn định lớp: 1 phút.
Kiểm tra bài cũ: 
Nội dung bài mới: 
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dumg cơ bản
HĐ 1: Tìm hiểu vì sao phải sử dụng đất một cách hợp lí. (19 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I SGK và hỏi:
+ Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
+ Nêu một só biện pháp sử dụng đất hợp lí?
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm điền mục đích của các biện pháp sử dụng đất vào vở bài tập theo bảng trang 14
- Nhận xét, bổ sung, tiểu kết.: 
- Học sinh đọc thông tin và trả lời:
+ Do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng mà diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp.
+ Biện pháp: SGK.
- Thảo luận nhóm điền mục đích của các biện pháp sử dụng đất vào vở bài tập theo bảng trang 14
+ Tăng sản lượng nông sản.
+ Tăng diện tích đất trồng.
+ Tăng năng suất cây trồng.
+ Đất không bạc mau, không xấu đi.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận.
I. Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
- Do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng mà diện tích đất trồng trọt thì có hạn vì vậy phải sử dụng đất một cách hợp lí.
- Biện pháp sử dụng đất:
+ Thâm canh tăng vụ.
+ Không bõ đất hoang.
+ Chọn cây trồng phù hợp với đất.
+ Vừa sử dụng, vừa cải tạo đất.
HĐ 2: Giới thiệu một số biện pháp và cải tạo đất. (18 phút)
- Ở nước ta những loại đất nào cần được cải tạo? 
THGDMT: Yêu cầu học sinh phân tích nguyên nhân làm cho đất xấu và nguy cơ diện tích đất xấu ngày càng tăng?
- Hướng dẫn học sinh quan sát H4,5,6 SGK.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bảng trang 15.
- Nhận xét, bổ sung.
+ Mục đích của việc cải tạo, bảo vệ và sử dụng đất hợp lí là gì?
- Tiểu kết
+ Loại đất nào cần được cải tạo là: Đất mặn, đất phèn, đất bạc màu.
+ PT: Do sự tăng dân số, tập quán canh tác lạc hậu, không đúng kĩ thuật, đốt phá rừng tràn lan, lạm dụng phân bón hóa học
 ðDiện tích đất xói mòn trơ sỏi đá, đất xám bạc màu ngày càng tăng.
- Quan sát H4,5,6 SGK.
- Thảo luận hoàn thành bảng trang 15.
+ Tăng độ phì nhiêu àđất bạc màu.
+ Giữ nước àđất đồi, đất dóc.
+ Tăng độ phì nhiêu, chống xói mòn àđất đồi dóc.
+ à đất phèn chua.
+ Làm hạ phèn chua à đất chua phèn.
+ Tăng độ phì nhiêu và tăng năng xuất cây trồng.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận
 II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất?
- Những biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất là: Canh tác, thủy lợi và bón phân.
- Mục đích chính của việc cải tạo, bảo vệ và sử dụng đất hợp lí là: Làm tăng độ phì nhiêu của đất và tăng năng xuất cây trồng.
Củng cố: (5 phút)
Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất?
Nêu những biện pháp cải tạo đất đã được áp dụng ở địa phương em? 
Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút)
Học bài và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
Xem trước và soạn bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt, tiết sau học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 1 GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 2 HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 Ký duyệt giáo án

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_2_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs.doc