Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 12+13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được vai trò của nuôi thủy sản trong nền kinh tế và đời sống xã hội.
- Biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản.
2. Kỹ năng:
- Tìm hiểu các số liệu kĩ thuật.
3. Thái độ:
- Có ý thức trong việc nuôi thủy sản và coi trọng phát triển ngành nuôi thủy sản.
II. CHUẨN BỊ :
1. Thầy: Soạn giáo án; sưu tầm một số nội dung có liên quan
2. Trò: Tìm hiểu bài trước, sưu tầm một số tranh ảnh nuôi thủy sản
III. Các bước lên lớp :
1.Ổn định tổ chức lớp .(1’)
2. KTBC: Ko kiểm tra
3. Nội dung bài mới :
Nuôi thủy sản ở nước ta đang trên đà phát triển, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản, chúng ta hãy vào bài mới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 12+13 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Tuần: 12 - Tiết: 21 Ngày soạn: 20/10/2018 PHẦN 4: THỦY SẢN CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT NUÔI THỦY SẢN BÀI 49 . VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THỦY SẢN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được vai trò của nuôi thủy sản trong nền kinh tế và đời sống xã hội. - Biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản. 2. Kỹ năng: - Tìm hiểu các số liệu kĩ thuật. 3. Thái độ: - Có ý thức trong việc nuôi thủy sản và coi trọng phát triển ngành nuôi thủy sản. II. CHUẨN BỊ : 1. Thầy: Soạn giáo án; sưu tầm một số nội dung có liên quan 2. Trò: Tìm hiểu bài trước, sưu tầm một số tranh ảnh nuôi thủy sản III. Các bước lên lớp : 1.Ổn định tổ chức lớp .(1’) 2. KTBC: Ko kiểm tra 3. Nội dung bài mới : Nuôi thủy sản ở nước ta đang trên đà phát triển, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản, chúng ta hãy vào bài mới. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cơ bản * Hoạt động 1: Vai trò của nuôi thủy sản (19’) I. Vai trò của nuôi thuỷ sản. + Nuôi thuỷ sản là nuôi những con vật gì ? - Y/cầu HS đọc thông tin mục I SGK - Treo tranh + Nhìn vào hình a, b, c, d cho biết hình này nói lên điều gì? + Ở địa phương em có nuôi những loài thủy sản nào? + Tại sao người ta không nuôi cá linh,cá chốt? (HSG,k) + Vậy vai trò của nuôi thuỷ sản là gì? à Là nuôi những loài cá nước ngọt, cá nước lợ, nước mặn, ba ba, ếch, tôm, cua và một số loài thủy sản khác. - HS đọc thông tin, quan sát tranh kết hợp hình SGK. - Học sinh trả lời: à Học sinh kể ra. à Vì thu nhập thấp và dễ mắc bệnh. à HS rút ra k/luận về vai trò của nuôi thủy sản. - Cung cấp thực phẩm cho con người. - Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu. - Làm sạch môi trường nước. - Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cơ bản HĐ2: Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta. (20’) II. Nhiệm vụ của nuôi thủy sản ở nước ta: Yc HS đọc mục II.1 và trả lời các câu hỏi: + Muốn nuôi thủy sản cần có những điều kiện gì?(HSY) + Tại sao phải khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống nuôi?(HSG-K) + Cần chọn giống nuôi như thế nào? + Tại sao nói nước ta có điều kiện thuận lợi nuôi thủy sản? + Muốn chăn nuôi thủy sản có hiệu quả ta cần phải làm gì? + Hiện nay người ta nuôi loài thủy sản nào nhiều nhất? - YC HS đọc thông tin mục II. 2 SGK. + Cho biết vai trò quan trọng của thủy sản đối với con người? + Thủy sản tươi là thế nào? THMT: Giáo dục HS về giữ gìn vệ sinh môi trường nuôi thủy sản à cung cấp thực phẩm sạch để bảo vệ sức khỏe con người. + Thủy sản khi cung cấp cho tiêu thụ phải ntn? + Cung cấp thực phẩm tươi sạch nhằm mục đích gì?(HSG- K) - YC HS đọc mục II.3 SGK và cho biết: + Để phát triển toàn diện ngành nuôi thủy sản cần phải làm gì? + Vậy nuôi thủy sản có nhiệm vụ gì? à Các điều kiện: + Diện tích mặt nước. + Giống nuôi. à Tạo ra nhiều sản phẩm thuỷ sản. à Chọn giống có giá trị xuất khẩu cao à Phần lớn nước ta là đồng bằng và có khí hậu thích hợp. Nước ta lại có nhiều sông, ngòi, ao hồ và giáp với biển. à Bằng cách: - Tăng diện tích nuôi thuỷ sản - Thuần hoá các giống mới năng suất cao. à Như : cá da trơn, tôm sú, ba ba, cá sấu à Cung cấp 40 – 50% lượng thực phẩm cho xã hội. à Mới đánh bắt lên khỏi mặt nước được chế biến ngay để làm thực phẩm à Cần cung cấp thực phẩm tươi, sạch không nhiễm bệnh, không nhiễm độc . à Nhằm đảm bảo sức khoẻ và vệ sinh cộng đồng . à Cần ứng dụng những tiến bộ KHKT trong sx giống, thức ăn thủy sản, bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh. à HS rút ra kết luận về nhiệm vụ của nuôi Thủy sản. Có 3 nhiệm vụ chính - Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi nhằm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời tạo sản phẩm xuất khẩu. - Cung cấp thực phẩm tươi sạch . - Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất giống, Thức ăn và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản. 4. Củng cố: (3’) - Nuôi thủy sản có vai trò gì trong nền kế tế và đời sống XH - Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản là gì? 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà ( 2’) - Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc mục “ có thể em chưa biết” - Đọc bài 50. Duyệt tuần 12 Ngày: /10/2018 IV. Rút kinh nghiệm : Tuần: 13 - Tiết: 22 Ngày soạn: 31/10/2018 BÀI 50. MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu được đặc điểm chính của nước nuôi thủy sản . - Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản . 2. Kỹ năng: Xác định được độ trong, độ PH, nhiệt độ của nước nuôi thủy sản. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ tốt nước nuôi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái . II. CHUẨN BỊ : - Hình 76, 77, 78 SGK phóng to. Bảng con + phiếu học tập. - Xem trước bài 50 . III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Nuôi thủy sản có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế và đời sống xã hội? - Ba nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản là gì? 3. Nội dung bài mới : Nước là môi trường sống của thủy sản. Nước có nhiều đặc điểm và tính chất ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước đặc biệt là các loài thủy sản nuôi. Ảnh hưởng đó như thế nào? Ta vào bài mới. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cơ bản HĐ 1: Tìm hiểu các đặc điểm của nước nuôi thủy sản. (13’) I. Đặc điểm của nước nuôi thủy sản: - YC HS n/cứu thông tin mục I - GV làm thí nghiệm: Để một nắm muối vào 1 thau nước 1 và 1 nắm phân đạm vào thau nước 2 quậy đều thấy hiện tượng gì xảy ra ? + Hiện tượng đó nói lên đặc điểm gì của nước ? + Dựa vào khả năng này của nước, người ta đã làm gì ? - GV giảng thêm: Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ nhiều hơn nước mặn. + Nói chung nước có khả năng hòa tan những chất gì? + Tại sao khi trời nóng các em lại muốn đi tắm? - HS n/cứu thông tin mục I à Muối , đạm tan nhanh à Nước có khả năng hoà tan các chất đạm , muối à Người ta bón phân hữu cơ và vô cơ để tăng sự tạo thức ăn tự nhiên cho các loài thủy sản nuôi. à Có khả năng hoà tan các chất hữu cơ và vô cơ. à Khi trời nóng thì nước mát hơn không khí - Có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ - Có khả năng điều hòa chế độ nhiệt độ của nước . - Thành phần oxi thấp và Cacbonic cao. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cơ bản + Trên tivi hoặc phim xứ lạnh người ta đục băng để câu cá, điều đó nói lên điều gì?(HSG-K) + Nước có khả năng gì? + Theo em, oxi trong nước do đâu mà có? + Trong nước, oxy và khí co2 chất nào có tỉ lệ nhiều hơn? - Giáo viên giảng thêm: So với trên cạn, tỉ lệ oxi trong nước ít hơn 20 lần so với khí cacbonic thì nhiều hơn. à Lớp nước bên dưới băng có nhiệt độ ấm hơn không khí, nước không đóng băng nên các loài cá nói riêng và các loài thủy sản nói chung có thể sống được. à Điều hoà nhiệt độ. à Do oxi không khí hoà tan vào nước. à Khí cacbonic nhiều hơn. HĐ 2: Tìm hiểu tính chất của nước nuôi thủy sản. (16’) ( Chỉ giới thiệu các tính chất của nước) II. Tính chất của nước nuôi thủy sản - Nước nuôi thủy sản có những tính chất nào? - Tính chất lí học của nước nuôi thủy sản gồm những yếu tố nào? + Nhiệt độ thích hợp với tôm,cá là bao nhiêu?(HSY) * Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tiêu hoá, hô hấp và sinh sản của tôm, cá vì vậy những ngày toc cao quá hoặc thấp quá chúng ta phải có biện pháp để bảo vệ tôm, cá . + Nếu nhiệt độ quá giới hạn cho phép sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với tôm, cá?(HSG-K) + Độ trong là gì? + Độ trong tốt nhất là bao nhiêu? - GV giải thích: Độ trong là 1 trong những tiêu chí để đánh giá độ tốt, xấu. của vực nước nuôi thuỷ sản. Giới thiệu đĩa Sếch xi để đo độ trong của nước. - YC HS n/cứu thông tin cho biết nước có màu ntn là tốt I với tôm, cá? à HS đọc thông tin mục II trả lời à To, độ trong, màu nước, sự chuyển động của nước. à Tôm: 25- 350C còn cá: 20- 300C. à Nếu vượt qúa giới hạn cho phép thì tôm, cá hoạt động kém và có thể chết. à Độ trong là biểu thị mức độ ánh sáng xuyên qua mặt nước. à Tốt nhất cho tôm, cá là 20-30cm. - HS n/cứu thông tin trả lời. 1. Tính chất lí học: a. Nhiệt độ: - Nhiệt độ thích hợp với tôm: 25oc - 35oc, cá là: 200C- 300C. b. Độ trong: Độ trong tốt nhất là 20-30cm. c. Màu nước: Thích hợp với tôm, cá: Màu nõn chuối hoặc vàng lục. d. Sự chuyển động của nước: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cơ bản - YC HS n/cứu thông tin cho biết nước có màu ntn là tốt I với tôm, cá? + Nước có những hình thức chuyển động nào và ả/hưởng ntn đến tôm, cá? * Nước c/động đều, l/tục sẽ làm tăng lượng O2, thức ăn được phân bố đều trong ao và k/thích cho q/trình SS của tôm, cá. - HS n/cứu thông tin trả lời. à Có 3 hình thức chuyển động: sóng, đối lưu và dòng chảy. Ảnh hưởng đến lượng O2 và thức ăn cho thuỷ sản -YC HS n/cứu thông tin mục 2 và cho biết: + Nước nuôi TS có những t/chất h2 nào? - Gv giới thiệu về t/c h2 của nước nuôi TS. - Cho học sinh nhắc lại độ PH ở chương trồng trọt - ảnh hưởng tới tôm cá. (HSY) - Đọc thông tin mục 2 trả lời à Tính chất hoá học: + Các chất khí hoà tan. + Các muối hoà tan. + Độ pH. à Học sinh nhắc lại độ PH ở chương trồng trọt 2. Tính chất hóa học: - Các chất khí hòa tan - Các muối hòa tan - Độ pH: thích hợp cho tôm, cá là từ 6 đến 9. - GV treo hình 78, YC HS q/sát và cho biết: + Trong nước nuôi thủy sản có những loại sinh vật nào? - YC HS thảo luận và hoàn thành câu hỏi trong SGK trang 136. à Trong nước nuôi TS có rất nhiều SVsống như TV thủy sinh (gồmTV phù du và TVđáy), ĐV phù du và các loại ĐV đáy. + TV phù du: a, b, c. + ĐV phù du: d, e. + TV bậc cao: g, h. + ĐV đáy: i, k. 3. Tính chất sinh học: Trong các vùng nước nuôi thủy sản có rất nhiều sv sống như TV phù du, TV đáy, ĐV phù du và ĐVvật đáy. HĐ 3: Tìm hiểu biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao. (7 phút) III. Biện pháp cải tạo nước và đáy ao - Yc HS n/cứu thông tin mục III SGK và trả lời câu hỏi + Những ao nào cần được cải tạo? + Cải tạo nước nhằm mục đích gì? + Nêu các biện pháp cải tạo nước ao mà em biết? + Ở địa phương em cải tạo đáy ao bằng cách nào? - HS n/cứu trả lời à Những ao ở miền núi, trung du, ao có nhều thực vật thủy sinh, ao có bọ gạo... à Tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn, oxi, nhiệt độ...cho thủy sản sinh trưởng phát triển tốt. 1. Cải tạo nước ao: - Tạo ao có chỗ nông sâu khác nhau. - Diệt côn trùng, bọ gậy. - Diệt TV thủy sinh khi ↑ nhiều. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cơ bản - Gv n/xét và nhấn mạnh - Tiến hành cải tạo trước khi thả tôm, cá sau những lần nuôi mà ao không đủ O2, thức ăn.Cải tạo nước và đáy ao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: do đó phải tiến hành đầy đủ mới phát huy được tác dụng của mặt nước đối với tôm,cá. à HS suy nghĩ trả lời: Vd: thiết kế ao có chỗ nông sâu ≠ nhau để điều hòa to, diệt côn trùng, bọ gậy, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự ↑quá mức của TV thủy sinh... 2. Cải tạo đáy ao: - Đáy ao có ít bùn thì tăng cường bón phân hữu cơ. - Nhiều bùn thì phải tát ao, vét bùn. 4. Củng cố: (3 phút) - Trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc ghi nhớ 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà (2’) xb- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc bài 51. Chuẩn bị mỗi nhóm 1 thùng nước ao. IV. Rút kút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Duyệt tuần 13 Ngày: / 11/ 2018 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT CÔNG NGHỆ: 7 NĂM HỌC: 2017-2018 ĐỀ Nêu tính chất vật lý của nước nuôi thủy sản ĐÁP ÁN Tính chất vật lý của nước nuôi thủy sản gồm: + Nhiệt độ: - Nhiệt độ thích hợp với tôm: 25oc - 35oc, cá là: 200C- 300C. + Độ trong: Độ trong tốt nhất là 20-30cm. + Màu nước: Thích hợp với tôm, cá: Màu nõn chuối hoặc vàng lục. - Sự chuyển động của nước:
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_1213_nam_hoc_2018_2019_truong_t.doc