Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Hưng Thành (Có đáp án)

Câu 1 (0, 5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 2 (0, 5 điểm): Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích trên.

Câu 3 (1,0 điểm): Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

doc 3 trang Khánh Hội 15/05/2023 1320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Hưng Thành (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Hưng Thành (Có đáp án)

Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Hưng Thành (Có đáp án)
TRƯỜNG THCS HƯNG THÀNH.	 ĐỀ KIỂM TRA
Lớp 7A	 Môn Ngữ văn - Lớp 7
Họ và tên: .
Điểm
Lời phê của giáo viên
ĐỀ
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3, 0 điểm)
	Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Một hôm trời hửng nắng, gió thổi man mát, đàn ếch bỗng hứng chí rủ nhau vào rừng dạo chơi. Phong cảnh hữu tình làm chúng thấy rất vui vẻ, nhưng xui xẻo thay, đang đi thì đột nhiên có 2 con trong đoàn trượt chân, rơi thẳng xuống một cái hố rất sâu.
Cả bầy ếch rất hoảng hốt, bèn xúm lại, tìm mọi cách để đưa 2 chú ếch đáng thương kia lên, nhưng làm thế nào thì cũng không đưa chúng lên được. Sau một hồi cố gắng, con nào con nấy mệt nhoài. Cuối cùng, cả bầy bèn quyết định dừng lại và bảo với 2 con ếch kia rằng, đây là số phận và chúng chỉ còn nước chờ chết mà thôi.
Mặc dù vậy, 2 con ếch nọ vẫn cố gắng để nhảy ra khỏi cái hố. Nhưng dù có nhảy thế nào, chúng cũng không thoát ra được. Một con trong đó tỏ ra thất vọng, chán nản, nghĩ rằng đời mình thế là hết rồi và ngã lăn ra chết trong sự uất ức.
Con ếch còn lại không vì thế mà nản chí, nó vẫn tiếp tục cố gắng không ngừng, nhảy đi nhảy lại hết lần này tới lần khác, mặc bầy ếch bên trên không ngừng bàn tán: “không làm được đâu”, “sâu như thế làm sao mà nhảy ra được”, “thôi đợi trời mưa đi”,
Tuy nhiên điều kỳ lạ là bầy ếch càng nói thì con ếch kia lại nhảy càng hăng. Và cuối cùng thì nó cũng nhảy được lên bờ sau rất nhiều nỗ lực.
Ồ! Cả bầy ếch tỏ ra rất khâm phục, liền vây quanh nó và hỏi, làm sao nó làm được vậy? Con ếch thật thà bảo rằng, nó bị ngãng tai và nãy giờ tưởng mọi người đang động viên nên nó mới có thể nhảy ra được.
 	(Sưu tầm)
Câu 1 (0, 5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? 
Câu 2 (0, 5 điểm): Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1,0 điểm): Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 4 (1,0 điểm): Em có suy nghĩ gì về cái chết của con ếch còn lại?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Dựa vào nội dung đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân em về sức mạnh của lời nói.
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nghĩ về cánh đồng lúa quê em. 
(Bài làm có kết hợp miêu tả với tự sự).
BÀI LÀM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
PHẦN ĐỌC HIỂU
3.0
1
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
0.5
2
Câu đặc biệt: “Ồ!”
0.5
3
Bài học rút ra cho bản thân:
- Lời nói có sức mạnh vô cùng lớn nên trước khi nói phải cân nhắc kĩ.
- Việc mình mình cứ làm đừng nghe những lời bàn tán không đúng của người khác.
1.0
4
- Con ếch còn lại chết vì lời nói của những con ếch khác và nghĩ rằng mình sẽ chết.
- Nó tuyệt vọng khi vẫn còn cơ hội.
1.0
II
1
TẠO LẬP VĂN BẢN
Dựa vào nội dung đoạn trích trên, viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về tình bạn.
2.0
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn, câu đúng ngữ pháp, chính tả. 
0.5
b. Nội dung nghị luận
Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, dưới đây là một số gợi ý về nội dung:
- Sức mạnh của lời nói có thể là động lực mà cũng có thể là vũ khí giết người.
- Hãy cẩn thận với những gì chúng ta nói ra.
1.0
c. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật.
0.5
2
Cảm nghĩ về cánh đồng lúa quê em.
5.0
a. Đảm bảo kiểu bài văn biểu cảm
0.5
b. Bài văn có bố cục, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, chính tả, dùng từ
0.5
c. Nội dung biểu cảm:
a. Mở bài: Giới thiệu được cánh đồng lúa quê hương. 
b. Thân bài:
- Biểu cảm từ bao quát đến cụ thể cảnh vật.
- Đặc điểm của cảnh vật: cánh đồng, con đường ra đồng, cảnh vật xung quanh.
- Hình ảnh người nông dân ra đồng.
- Kỉ niệm gắn bó với cánh đồng.
- Biểu cảm về cánh đồng lúa.
c. Kết bài:
Suy nghĩ, cảm nhận của bản thân.
2.0
d. Có kết hợp miêu tả với tự sự
1,0
đ. Bài làm có cảm xúc.
0.5
e. Có sáng tạo
0.5
* Lưu ý:
1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, mang tính định hướng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm. Cẩn trọng và tinh tế khi đánh giá bài làm của thí sinh; trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
2. Chỉ cho điểm tối đa khi làm bài đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
HẾT

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_truong_thcs_hung_thanh_co_dap.doc