Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Long Thành

A. Định hướng lí thuyết: 

I. Văn bản: Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:

1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

2. Tục ngữ về con người và xã hội

3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 

4. Đức tính giản dị của Bác Hồ 

5. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

6. Ý nghĩa văn chương .

doc 5 trang Khánh Hội 15/05/2023 1200
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Long Thành

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Long Thành
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
 NGỮ VĂN 7
A. Định hướng lí thuyết: 
I. Văn bản: Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:
1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
2. Tục ngữ về con người và xã hội
3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
4. Đức tính giản dị của Bác Hồ 
5. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
6. Ý nghĩa văn chương .
 II. Tiếng Việt: Củng cố các kiến thức về biến đổi câu : Câu rút gọn, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu .
1. Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng? Cách dùng câu rút gọn: 
2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt:
3. Thêm trạng ngữ cho câu : về hình thức: vị trí ,ý nghĩa, công dụng
III. Tập làm văn: văn nghị luận chứng minh
1. Lập luận chứng minh:Để làm rõ và thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó (trong đời sống hoặc trong văn học), phải dùng 2 chất liệu chính là lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là hệ thống dẫn chứng). Lí lẽ phải có tình, có lí, lô gic. Dẫn chứng phải chọn lọc, tiêu biểu, chính xác, đáng tin cậy thì mới có sức thuyết phục
2. Cách làm bài văn lập luận chứng minh:
2.1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
 - Đọc kĩ đề, gạch dưới các từ quan trọng trong đề để xác định (kiểu bài: chứng minh, nội dung cần bàn luận, phạm vi dẫn chứng)
- Trả lời câu hỏi:
+ Em dự kiến lấy những dẫn chứng nào để chứng minh cho vấn đề ở đề bài? Những dẫn chứng đó lấy ở đâu? Cụ thể ra sao?
+ Với các dẫn chứng đã chọn, tìm, em dự định sắp xếp theo một trình tự nào là phù hợp?
(Gợi ý: có thể đi theo trình tự dẫn chứng như: lứa tuổi, địa hình, thời gian, hoạc thể loại văn học,)
+ Em dự kiến sẽ có các lí lẽ ra sao? Em sẽ liên hệ bản thân ra sao? Vấn đề đang bàn luận có tác động đến em thế nào?
2.2. Lập dàn ý:
- MB:
+ Dẫn dắt vào vấn đề cần chứng minh.
+ Nêu vấn đề chứng minh.
+ Nêu phạm vi dẫn chứng và yêu cầu.
- TB: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn: (chọn trình tự hợp lí)
+ Luận điểm 1: Dẫn chứng, lí lẽ làm sáng tỏ khía cạnh 1 (dẫn chứng là chủ yếu).
Luận cứ 1....... Luận cứ 2...... Luận cứ 3......
+ Luận điểm 2: Dẫn chứng, lí lẽ làm sáng tỏ khía cạnh 2 (dẫn chứng là chủ yếu).
Luận cứ 1....... Luận cứ 2...... Luận cứ 3......
(Giữa các luận điểm đều có phương tiện liên kết).
- KB: 
+ Khẳng định vấn đề vừa bàn luận là hoàn toàn đúng.
+ Liên hệ bản thân, rút ra bài học.
2.3. Viết bài:
2.4. Đọc lại và sửa chữa:
B. Định hướng một số bài tập thực hành 
I. Tiếng Việt 
Bài tập 1: Tìm câu rút gọn trong những câu sau và cho biết các câu đó rút gọn thành phần nào?
a. -Bạn ăn cơm chưa?
 - Ăn rồi?
b. - Ai làm trực nhật hôm nay?
 - Tôi.
c. - Bạn làm bài tập chưa?
 - Rồi.
d, Đi thôi con.
e. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do. 
c, Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười .
 Bài tập 2: Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt có trong các đoạn trích sau: 
a) Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. 
b) Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!
c) Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn).
Bài tập 3: Tìm trạng ngữ, nêu ý nghĩa của trạng ngữ tìm được. 
a) Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không có gì thay thế được việc đọc sách.
b) Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
c) Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.
d) – Hôm nay, anh làm gì thế?
– Tôi đọc báo hôm qua.
e.. Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa đã gặt xong ().Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài , người ta thành lệ cứ ăn Tết thì gặt hái vừa xong. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới.(). Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ . 
II. Một số đề tổng hợp :
ĐỀ 1. 
 I. PHẦN I: ĐỌC – HIỂU ( 3đ)
 Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau :
" Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
            Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung ... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
                                                                                  ( Ngữ văn 7 - Tập 2 ) 
Câu 1:  Phương thức biểu đạt  chính của đoạn văn trên là gi?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3: Xác định trạng ngữ trong câu in đậm. Nêu ý nghĩa của trạng ngữ đó trong câu.
Câu 4: Câu văn trong đoạn trích: “ Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”gửi đến chúng ta thông điệp gì? Chúng ta hiểu và thực hiện nó như thế nào trong tình hình hiện nay? 
II. PHẦN II: LÀM VĂN (7đ)
 Câu 1: ( 2 điểm)  Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10- 15 câu ), trình bày suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước gợi ra từ đoạn trích trên.
Câu 2: ( 5 điểm) . Chứng minh rằng “ Nói dối có hại cho bản thân.”
ĐỀ 2 
 I. PHẦN I: ĐỌC – HIỂU ( 3đ) .Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau :      
 “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. 
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ, trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Nếu trong pho lịch sử của loài người xóa các thi nhân văn hóa, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào”.                                                                         ( Ngữ văn 7 - Tập 2 ) 
Câu 1. Phương thức biểu đạt  chính của đoạn văn trên là gì.
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3. Xác định và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong đoạn văn trên. 
Câu 4: Em hiểu thế nào về ý nghĩa của câu: Nếu trong kho lịch sử của loài người xóa các thi nhân , văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào ?
II. PHẦN II: LÀM VĂN ( 7 đ)
  Câu 1: ( 2 điểm)  :Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10-15 câu ) trình bày cảm nghĩ về những điều kì diệu mà văn chương đem đến cho em 
Câu 2: ( 5 điểm): . Chứng minh rằng “ Bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước diễn biến phức tạp của dịch covid 19 là điều vô cùng cần thiết. 
ĐỀ 3.
 I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
"Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, và những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa."
(Ngữ văn 9, Tập1 - NXB Giáo dục Việt Nam, trang 6)
Câu 1 . Cho biết PTBĐ của đoạn trích trên? 
Câu 2 .Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? 
Câu 3. Chỉ ra thành phần trạng ngữ có trong câu và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu: "Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình” .
Câu 4. Thái độ của tác giả trong đoạn trích trên ?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Viết một đoạn Viết đoạn 10- 15 câu bày tỏ suy nghĩ của mình về những điều em học tập được từ phong cách sống của Hồ Chí Minh được đề cập trong đoạn trích trên
Câu 2 (5,0 điểm). : Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ" Có công mài sắt, có ngày lên kim".
C. Hướng dẫn một số đề Tập làm văn : 
 *Đề 1: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.
 I. Mở bài: Nêu vấn đề chứng minh
 -> dẫn nội dung, chuyển ý.
 II. Thân bài: Chứng minh làm rõ vấn đề sau:
 1. Giải thích: Môi trường thiên nhiên là gì?
 2. Chứng minh vai trò quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người ở các mặt sau:
 - Không khí.
 - Nước.
 - Đất đai.
 - Cây xanh ( rừng)
 3. Chứng minh hậu quả của việc làm ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi trường sống.
 4. Đề ra những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường sống.
 III. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề.
Liên hệ thực tế - bản thân.
Đề 2:: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ" Có công mài sắt, có ngày lên kim".
MB: Nêu vấn đề: tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày lên kim".
TB: Làm rõ nội dung ý nghĩa câu tục ngữ và dùng dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề trên.
- Giải thích 
+ Nghĩa đen: 
+ Nghĩa bóng:
- Dẫn chứng 
+ Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
+ Trong lao động sản xuất.
+ Trong học tập.
+ Trong cuộc sống.
- Nhận thức 
+ Cần kiên trì kết hợp với sự năng động và sáng tạo.
+ Phê phán những con người thiếu kiên trì, dễ nản chí trước những khó khăn tầm thường hoặc kiên trì thiếu năng động và sáng tạo, thụ động, phiến diện một chiều.
+ Liên hệ với những câu nói, những câu chuyện ca ngợi đức tính cần cù.
KB: 
+ Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ.
+ Liên hệ bản thân, rút ra bài học.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_truong_thcs_long.doc