Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

I. ĐỌC – HIỂU:  

- Nhận biết thể loại trong văn bản (ngữ liệu) cho sẵn.

+ Lập luận chứng minh, lập luận giải thích, tùy bút, văn bản nhật dụng,…

- Nhận biết phương thức biểu đạt trong văn bản (ngữ liệu) cho sẵn.

+ Nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm,…

- Trình bày suy nghĩ của bản thân từ ngữ liệu cho sẵn.

- Rút ra bài học, ý nghĩa, thông điệp từ ngữ liệu cho sẵn.

- Nhận biết các kiểu câu trong văn bản (ngữ liệu) cho sẵn.

1. Câu đặc biệt:

- Khái niệm: Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

- Tác dụng của câu đặc biệt: câu đặc biệt dùng để:

+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn:

VD: Mùa đông. Cảnh vật như rủ rượi.

+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng:

VD: Trên sân trường các bạn đang nhảy dây. Bắn bi. Kéo co.

+ Bộc lộ cảm xúc: 

VD: Trời ơi! Sắp mưa rồi mình phải chạy nhanh thôi.

+ Gọi đáp:

VD: Lan ơi! Lan ơi! Bạn có ở nhà không? – Vâng, mình đây!

(Tìm câu đặc biệt trong đoạn ngữ liệu, xác định tác dụng của câu đặc biệt)

doc 13 trang Khánh Hội 16/05/2023 500
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. ĐỌC – HIỂU: 
- Nhận biết thể loại trong văn bản (ngữ liệu) cho sẵn.
+ Lập luận chứng minh, lập luận giải thích, tùy bút, văn bản nhật dụng,
- Nhận biết phương thức biểu đạt trong văn bản (ngữ liệu) cho sẵn.
+ Nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm,
- Trình bày suy nghĩ của bản thân từ ngữ liệu cho sẵn.
- Rút ra bài học, ý nghĩa, thông điệp từ ngữ liệu cho sẵn.
- Nhận biết các kiểu câu trong văn bản (ngữ liệu) cho sẵn.
1. Câu đặc biệt:
- Khái niệm: Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
- Tác dụng của câu đặc biệt: câu đặc biệt dùng để:
+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn:
VD: Mùa đông. Cảnh vật như rủ rượi.
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng:
VD: Trên sân trường các bạn đang nhảy dây. Bắn bi. Kéo co.
+ Bộc lộ cảm xúc: 
VD: Trời ơi! Sắp mưa rồi mình phải chạy nhanh thôi.
+ Gọi đáp:
VD: Lan ơi! Lan ơi! Bạn có ở nhà không? – Vâng, mình đây!
(Tìm câu đặc biệt trong đoạn ngữ liệu, xác định tác dụng của câu đặc biệt)
2. Câu rút gọn:
- Khái niệm: Là câu lược bỏ một số thành phần (chủ ngữ, vị ngữ), nhưng dựa vào ngữ cảnh có thể phục hồi lại được.
VD: Bạn đang làm gì thế? – Học bài.
(Rút gọn chủ ngữ, có thể phục hồi là Tôi đang học bài)
- Tác dụng: Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin nhanh, tránh việc lặp những từ ngữ đã xuất hiện trước đó; ngụ ý dùng chung cho mọi người. 	
(Tìm câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết thành phần được rút gọn)
3. Thêm trạng ngữ cho câu:
- Về ý nghĩa, trạng ngữ thêm vào câu để xác định thời gian (trả lời câu hỏi: khi nào? Vào buổi sáng sớm, chim chóc hót nghe vui tai.), nơi chốn (ở đâu? Trong khu vườn, những cây mận trĩu quả.), nguyên nhân (vì cái gì? Vì bệnh, nên em phải nghỉ học.), mục đích (để làm gì? Để lãnh thưởng, em phải cố gắng học.), phương tiện (bằng cái gì? Bằng con dao, Chí Phèo tự kết liễu đời mình.), cách thức (như thế nào? Há miệng lấy thanh gươm, rùa lặn ngay xuống nước.) diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Về hình thức:
+ Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu.
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói, hoặc một dấu phẩy khi viết.
(Tìm trạng ngữ trong đoạn ngữ liệu và cho biết trạng ngữ thêm vào câu bổ sung điều gì?)
4. Câu bị động:
- Khái niệm: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật là đối tượng của hoạt động. Câu bị động thường có từ bị hoặc được đứng phía sau chủ ngữ.
- VD: Con mèo bị con chó cắn.
(Trong đó, con mèo là đối tượng của hoạt động, con chó là chủ thể của hoạt động và có từ bị đứng sau con mèo).
(Tìm câu bị động trong đoạn ngữ liệu)
5. Cụm chủ vị mở rộng câu:
- Khái niệm: Là cụm từ có kết cấu theo mô hình chủ - vị (cụm C – V) làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- VD: Nhà này/ cửa rộng lắm!
 C V
	CN	VN
	=> Cụm C – V làm thành phần Vị ngữ.
(Tìm câu chứa cụm c –v dùng để mở rộng câu trong đoạn ngữ liệu)
6. Liệt kê:
- Khái niệm: Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
- Các kiểu liệt kê:
+ Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp (VD: chúng ta phải sống và chiến đấu, lao động và học tập theo tấm gương của Bác) với kiểu liệt kê không theo từng cặp (VD: chúng ta cần chăm ngoan, học giỏi, lễ phép với người lớn.).
+ Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến (VD: Thằng bé ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được nữa) với liệt kê không tăng tiến (VD: Trong vườn nhà em có cóc, ổi, mận, xoài, mít, chuối.)
(Tìm phép liệt kê trong đoạn ngữ liệu và chỉ ra kiểu liệt kê)
7. Dấu câu:
- Dấu chấm lửng: được dùng để:
+ Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết:
VD: Có rất nhiều màu sắc đẹp: Trắng, vàng, đỏ, xanh,
+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng:
VD: Eo! Mẹ ơi!...
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm:
VD: Bài thơ Tôi yêu em được ghi trên.cát.
(Xác định tác dụng của dấu chấm lửng trong câu, đoạn ngữ liệu)
- Dấu chấm phẩy: được dùng để:
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp:
VD: Chúng ta phải cố gắng học thật tốt; học để mai này giúp ích cho gia đình và xã hội.
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp:
VD: Là một người học sinh chúng ta phải: chăm ngoan, học giỏi; biết vâng lời ông bà, cha mẹ; biết giúp đỡ cụ già và em nhỏ.
(Xác định tác dụng của dấu chấm phẩy trong câu, đoạn ngữ liệu)
- Dấu gạch ngang: có những công dụng:
+ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu:
VD: Chồng chị - anh Nguyễn Văn Dậu- là người nông dân hiền lành.
+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật:
VD: - Mấy giờ rồi? Tôi hỏi.
 - 11 giờ rồi. 
+ Đặt ở đầu dòng để liệt kê:
VD: Nhiệm vụ của chúng ta là:
Chăm ngoan học giỏi
Vâng lời người lớn
Tôn trọng người già
+ Nối các từ nằm trong một liên danh:
VD: Bà Rịa- Vũng tàu, Phan Rang- Phan Thiết.
 (Xác định công dụng của dấu gạch ngang trong câu, đoạn ngữ liệu)
8. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
- Tác giả: Hồ Chí Minh.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
- Thể loại: Lập luận chứng minh.
- Nội dung:
+ Khái quát vấn đề: Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta.
+ Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử.
+ Chứng minh luận điểm “Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” bằng thực tế của cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của toàn dân:
* Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước.
* Tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo để mọi người đóng góp vào công việc kháng chiến.
- Nghệ thuật:
- Đây là bài văn nghị luận mẫu mực: Luận điểm ngắn gọn, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, chọn lọc; sử dụng từ ngữ gợi hình; phép liệt kê ;...
- Ý nghĩa văn bản: Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
Viết đoạn văn từ 4- 6 câu trình bày suy nghĩ của bản thân về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay.
- Ngày nay, truyền thống yêu nước của nhân dân ta vẫn được giữ gìn và phát huy.
- Lòng yêu nước trong giai đoạn hiện nay thể hiện ở một số khía cạnh như: Thi đua sản xuất; thi đua học tập; sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội; chấp hành nội quy của nhà trường, quy định của pháp luật;
9. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ:
- Tác giả: Phạm Văn Đồng
- Thể loại: Lập luận chứng minh + giải thích + bình luận.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
- Nội dung:
+ Đức tính giản dị của Chủ tịch HCM được biểu hiện trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.
+ Đức tính giản dị thể hiện phẩm chất cao đẹp của HCM với đời sống tinh thần phong phú, hiểu biết sâu sắc, quý trọng lao động, với tư tưởng và tình cảm làm nên tầm vóc văn hóa của Người.
+ Thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác Hồ: cảm phục, ca ngợi chân thành, nồng nhiệt.
- Nghệ thuật: 
+ Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, rất đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục.
+ Lập luận theo trình tự hợp lý.
- Ý nghĩa văn bản: Ca ngợi phẩm chất cao và đức tính giản dị của chủ tịch HCM và bài học về học tập và làm theo TGĐĐHCM.
Em học tập được gì từ văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của tác giả Phạm Văn Đồng?
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. 
- Sống phải biết quan tâm, trân trọng và yêu quý tất cả mọi người. 
- Ăn không cầu kì, phung phí. 
- Lời nói, bài viết dễ hiểu, dễ nhớ. 
3. Văn bản Ý nghĩa văn chương:
- Tác giả: Hoài Thanh
- Thể loại: Nghị luận văn chương.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
- Nội dung:
+ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, lòng thương người, muôn vật, muôn loài.
+ Văn chương là hình ảnh của sự sống và sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm mới, luyện những tình cảm vốn có, làm cho đời sống tình cảm của con người trở nên phong phú, sâu rộng hơn nhiều.
+ Đời sống nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu không có văn chương.
- Nghệ thuật: 
+ Luận điểm rõ ràng được luận chứng minh bạch, đầy sức thuyết phục.
+ Có cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn.
+ Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
	Chứng minh rằng "văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có".
Nói đến ý nghĩa của văn chương, người ta hay nói đến: "Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có". Nội dung của văn chương bao giờ cũng là tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống. Khi đã thành văn, tình cảm nhà văn truyền đến người đọc, tạo nên sự đồng cảm và làm phong phú thêm các tình cảm ta đã có. Qua bài Cổng trường mở ra, em thấy yêu thương hơn những ngôi trường đã học, thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn trong học tập và càng biết ơn các thầy cô giáo đã không quản ngày đêm dạy dỗ chúng em nên người. Em đã có lần phạm lỗi với mẹ. Bức thư của người bố gửi cho E RC trong bài Mẹ tôi đã làm cho em nhớ lại các lần phạm lỗi với mẹ mà em không biết xin lỗi mẹ. Em đã từng ước được đến Hà Nội vì em được biết qua thơ văn không khí của Miền Bắc lành lạnh, qua bài Mùa xuân của tôi em càng hiểu thêm về miền này và tác phẩm làm em phải suy nghĩ về tình cảm mình dành cho quê hương của mình. Tóm lại, văn chương có tác động rất lớn đến tình cảm con người, nó làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn.
4. Văn bản Sống chết mặc bay:
- Tác giả: Phạm Duy Tốn.
- Thể loại: truyện ngắn hiện đại.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự.
- Nội dung:
+ Tác phẩm làm hiện lên những bức tranh hiện thực :
. Về tình cảnh nhân dân trong nạn lụt được miêu tả với nhiều chi tiết chân thực. Hoàn cảnh (một giờ đêm, ở chỗ đê xung yếu nhất) nói lên tình thế căng thẳng, cấp bách đe dọa cuộc sống của người dân.
. Về sự lạnh lùng, vô trách nhiệm của bọn quan lại, trong đó đáng chú ý nhất là quan phụ mẫu.
+ Thái độ của tác giả đối với con người, sự việc xảy ra trong truyện :
. Thể hiện sự đồng cảm, thương xót người dân trong hoạn nạn do thiên tai.
. Lên án thái độ tàn nhẫn của bọn quan lại trước tình cảnh, cuộc sống “ngìn sầu muôn thảm” của người dân.
- Nghệ thuật: 
+ Xây dựng tình huống tương phản - tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, sinh động.
+ Lựa chọn ngôi kể khách quan.
+ Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.
- Ý nghĩa văn bản: 
+ Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu – đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc.
+ Đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
	Trình bày suy nghĩ của em về tình cảnh khốn khổ của người dân trước cách mạng tháng 8 -1945 qua tác phẩm Sống chết mặc bay.
Những người nông dân đói nghèo, vất vả nhưng luôn phải lo lắng cho cuộc sống của mình, sống trong cảnh “nghìn sầu muôn thảm” dưới triều đại phong kiến, chịu nhìu áp bức, bóc lột, thiệt hại về vật chất và tinh thần do thiên tai gây ra. 
Còn những người làm quan phụ mẫu đáng lẽ phải quan tâm và chăm sóc cho những người dân của mình thì lại không hề quan tâm tới cuộc sống của những con dân, chỉ biết ăn chơi phè phởn, lo hưởng thụ, không màng đến khó khăn của dân chúng, thờ ơ, lãnh đạm, chỉ biết hưởng thụ những thứ thuộc về mình mà thôi. 
Em rút ra bài học gì từ tác phẩm? 
Sống có tinh thần trách nhiệm đối với người khác.
Qua truyện, em hiểu thêm gì về nhà văn Phạm Duy Tốn?
Là người am hiểu đời sống hiện thực, có tình cảm yêu ghét rõ ràng, biết dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu vạch mặt bọn quan lại vô lương tâm, biết thông cảm với nỗi khổ của người nông dân.
5. Văn bản Ca Huế trên sông Hương:
- Tác giả: Hà Ánh Minh
- Phương thức biểu đạt: Miêu tả + Biểu cảm.
- Thể loại: Bút kí
- Nội dung:
	+ Khung cảnh và sân khấu đặc biệt, một buổi ca Huế trên sông Hương trong một đêm trăng thơ mộng.
	+ Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, một sản phẩm văn hóa phi vật thể rất đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
 . Nguồn gốc làn điệu ca Huế.
 . Đặc điểm của ca Huế.
 + Con người xứ Huế :
 . Tâm hồn người Huế qua các làn điệu dân ca : thanh lịch, tao nhã, kín đáo và giàu tình cảm.
 . Những người nghệ sĩ Huế biểu diễn trên thuyền: tài ba, điêu luyện.	
 - Nghệ thuật:
+ Viết theo thể bút kí.
+ Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.
+ Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.
- Ý nghĩa văn bản: Thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là di sản văn hóa của dân tộc.
	Trình bày suy nghĩ của em về di sản văn hóa phi vật thể ca Huế này.
- Nguồn gốc ca Huế.
- Đặc điểm ca Huế.
- Khung cảnh ca Huế.
- Nghệ sĩ trên thuyền: trang phục áo dài tôn thêm vẻ đẹp trang trọng của ca Huế.
- Đây là di sản cần được giữ gìn và phát huy nhiều hơn nữa; cần có chính sách tuyên truyền và giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế về di sản văn hóa này.
II. PHẦN LÀM VĂN: 
1. Lập luận chứng minh:
- Khái niệm: Là phép lập luận trong văn nghị luận. Để làm rõ và thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó (trong đời sống hoặc trong văn học), phải dùng 2 chất liệu chính là lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là hệ thống dẫn chứng). Lí lẽ phải có tình, có lí, lô gic. Dẫn chứng phải chọn lọc, tiêu biểu, chính xác, đáng tin cậy thì mới có sức thuyết phục
- Cách làm bài văn lập luận chứng minh:
a. Tìm hiểu đề, tìm ý:
 	- Đọc kĩ đề, gạch dưới các từ quan trọng trong đề để xác định (kiểu bài: chứng minh, nội dung cần bàn luận, phạm vi dẫn chứng)
- Trả lời câu hỏi:
+ Em dự kiến lấy những dẫn chứng nào để chứng minh cho vấn đề ở đề bài? Những dẫn chứng đó lấy ở đâu? Cụ thể ra sao?
+ Với các dẫn chứng đã chọn, tìm, em dự định sắp xếp theo một trình tự nào là phù hợp?
(Gợi ý: có thể đi theo trình tự dẫn chứng như: lứa tuổi, địa hình, thời gian, hoạc thể loại văn học,)
+ Em dự kiến sẽ có các lí lẽ ra sao? Em sẽ liên hệ bản thân ra sao? Vấn đề đang bàn luận có tác động đến em thế nào?
b. Lập dàn ý:
- MB:
+ Dẫn dắt vào vấn đề cần chứng minh.
+ Nêu vấn đề chứng minh.
+ Nêu phạm vi dẫn chứng và yêu cầu.
- TB: (chọn trình tự hợp lí)
+ Luận điểm 1: Dẫn chứng, lí lẽ làm sáng tỏ khía cạnh 1 (dẫn chứng là chủ yếu).
Luận cứ 1....... Luận cứ 2...... Luận cứ 3......
+ Luận điểm 2: Dẫn chứng, lí lẽ làm sáng tỏ khía cạnh 2 (dẫn chứng là chủ yếu).
Luận cứ 1....... Luận cứ 2...... Luận cứ 3......
(Giữa các luận điểm đều có phương tiện liên kết).
- KB: 
+ Khẳng định vấn đề vừa bàn luận là hoàn toàn đúng.
+ Liên hệ bản thân, rút ra bài học.
c. Viết bài:
d. Đọc lại và sửa chữa:
2. Lập luận giải thích:
Đây là phép lập luận trong văn nghị luận. Để làm rõ và thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó trong đời sống hay trong văn học, người viết cần dùng hai chất liệu: lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ). Nhiệm vị của lí lẽ trong văn giải thích là giảng giải cho người đọc, người nghe hiểu rõ tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,mà vấn đề đặt ra cho bài văn nhằm năng cao nhận thức, trí tuệ, nhằm bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. Người ta thường giải thích bằng các cách: Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra mặt lợi hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,của vấn đề được giải thích. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều ta chưa hiểu.
- Cách làm bài văn lập luận giải thích:
a. Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Đọc kĩ đề, gạch dưới các từ quan trọng trong đề để xác định (kiểu bài: giải thích, vấn đề cần giải thích là gì?, mức độ yêu cầu của đề đến đâu?)
- Trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu vấn đề nêu ra cần giải thích như thế nào?
+ Vấn đề trên được vận dụng trong đời sống (từ xưa tới nay, ở các lĩnh vực ra sao,?). hoặc vấn đề giải thích trên được biểu hiện qua văn học như thế nào? Tốt hay xấu? Có lợi hay có hại? (cho cộng đồng, cho bản thân mỗi người,)
+ Hiểu rõ vấn đề, theo em, cả cộng đồng nên hành động như thế nào? (cụ thể ở mọi lứa tuổi)
+Với vấn đề giải thích trên, em liên hệ bản thân như thế nào? Rút ra bài học đến đâu?...
b. Lập dàn ý:
- MB:
+ Dẫn dắt vào vấn đề cần giải thích.
+ Nêu vấn đề giải thích.
+ Nêu yêu cầu.
- TB: (Trình tự: Từ nhận thức đến hành động; từ chung đến riêng)
+ Luận điểm 1: Em hiểu vấn đề cần giải thích như thế nào? (chủ yếu là lí lẽ)
+ Luận điểm 2: Vì sao em hiểu như vậy? Thực tế nào giúp em hiểu rõ vấn đề giải thích (chủ yếu là lí lẽ, kết hợp vài dẫn chứng tiêu biểu).
+ Luận điểm 3: Hiểu vấn đề, chúng ta (cộng đồng) hành động như thế nào? (chủ yếu là lí lẽ, kết hợp vài dẫn chứng hỗ trợ).
- KB:
+ Khẳng định vấn đề cần giải thích, bàn bạc. 
+ Liên hệ bản thân, rút ra bài học.
c. Viết bài:
d. Đọc lại và sửa chữa:
µ Một vài dàn ý:
Đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.
 	MB: Không có gì thay thế được sách trong việc nâng cao giá trị đời sống trí tuệ và tâm hồn mình.
 	TB:
+ Bất cứ ai và ở đâu cũng cần có sách để thoả mãn nhu cầu cần thiết trong học tập, rèn luyện, giải trí.
+ Sách giúp ta hiểu biết:
 Không gian bí ẩn.
 Thời gian lịch sử.
+ Sách giúp ta thư giãn
 	KB: Phải biết nâng niu, trân trọng, yêu quý sách và chọn sách.
Đề bài: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
 	MB: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, của ý chí mà câu đúc kết.
TB: 
- Xét về lí lẽ: 
+ Chí là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại: Nếu không có chí, không chuyên tâm, kiên trì thì sẽ khó thành công.
+ Không có chí thì không làm được gì.
- Xét về thực tế: 
+ Những người có chí đều thành công: Các bạn học sinh nghèo, nhờ có trí mà học giỏi (vượt khó học giỏi)
+ Chí giúp con người vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được.
+ Dẫn chứng: Nguyễn Ngọc Kí: bị liệt cả 2 tay, phải tập viết bằng chân vẫn tối nghiệp Đại học. Các vận động viên khuyết tật vẫn giành được huy chương vàng.
 	KB: 
+ Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ
+ Liên hệ bản thân, rút ra bài học: Nên tu dưỡng ý chí, từ việc nhỏ à việc lớn.
Đề bài: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
MB: Nêu vấn đề bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
TB: Dùng dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề trên:
+ Rừng có tác dụng làm cho cân bằng sinh thái.
+ Rừng có tác dụng ngăn lũ.
+ Rừng có tác dụng ngăn gió.
+ Rừng có tác dụng chắn cát.
+ Nếu rừng bị tàn phá xẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chính chúng ta.
KB: 
+ Khẳng định vai trò to lớn của rừng và ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.
+ Lên án và phê phán những hành động làm ảnh hưởng tới sự an toàn và phát triển của rừng.
+ Liên hệ bản thân, rút ra bài học 
Đề bài: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ" Có công mài sắt, có ngày lên kim".
MB: Nêu vấn đề: tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày lên kim".
TB: Dùng dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề trên
+ Nghĩa đen: Từ việc làm cụ thể dù có khó khăn, vất vả đến đâu nhưng có sự cố gắng, kiên trì cũng đem lại thành công.
+ Nghĩa bóng: Từ nghĩa đen ở trên suy ra đối với mọi công việc dù có khó khăn, vất vả đến đâu nhưng có sự cố gắng, kiên trì cũng đem lại thành công.
Cụ thể:
+ Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
+ Trong lao động sản xuất.
+ Trong học tập.
+ Trong cuộc sống.
+ Cần kiên trì kết hợp với sự năng động và sáng tạo.
+ Phê phán những con người thiếu kiên trì, dễ nản chí trước những khó khăn tầm thường hoặc kiên trì thiếu năng động và sáng tạo, thụ động, phiến diện mộy chiều.
+ Liên hê với những câu nói, những câu chuyện ca ngợi đức tính cần cù.
KB: 
+ Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ.
+ Liên hệ bản thân, rút ra bài học
Đề bài: Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng 
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy. (Giải thích)
MB: 
+ Giới thiệu tinh thần đoàn kết của nhân dân ta đó là một truyền thống của dân tộc được thể hiện qua câu ca dao.
+ Trích dẫn câu ca dao
TB: - Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
+ Nghĩa đen: “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ, “giá gương” là giá đỡ bằng gỗ, được chạm khắc khéo léo, câu này ý nói tấm vải đỏ bao chùm, che chở giá gương
+ Nghĩa bóng: Từ mối quan hệ của sự vật "nhiễu điều - giá gương" để nói đến mối quan hệ của con người trong một dân tộc, một đất nước phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
- Tại sao người chung một nước phải thương nhau?
+ Vì chúng ta có cùng chung nguồn gốc lịch sử, chung mẹ Âu Cơ, chung tổ tiên, chung màu da, sắc tộc, cùng phong tục tập quán, chẳng khác gì anh em chung một nhà.
+ Trong cuộc sống, chúng ta không thể sống thiếu bạn bè, phải hòa nhập, đoàn kết đưa đất nước tiến lên. 
+ Đây là truyền thống của dân tộc ta: Tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, giúp dân tộc ta đúng vững vàng đến ngày hôm nay.
 	Trong lĩnh vực vật chất, tinh thần, trong lao động sản xuất, học tập,
+ Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện.
+ Ca ngợi những con người giàu lòng yêu thương nhân ái thường xuyên giúp đỡ mọi người
+ Phê phán những con người ích kỉ 
+ Liên hệ với những câu nói thể hiện lòng yêu thương nhân ái.
KB: Qua câu ca dao người xưa muốn khuyên nhủ chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau trên mọi lĩnh vực và lên án những con người ích kỉ.
Đề bài: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công"
MB: 
- Giới thiệu khái quát về quy luật của cuộc sống và câu tục ngữ 
- Trích dẫn câu tục ngữ
TB: Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ.
+ Thành công là kết quả của công tác lao động đạt được theo mục tiêu đã đề ra đây là điều mà bất cứ người lao động nào cũng mong muốn, kết quả càng cao thì thành công càng lớn.
+ Thất bại là kết quả của công tác lao động không đạt được theo mục tiêu đã đề ra, kết quả càng thấp thì thất bại càng lớn.
+ Trước những thất bại con người rút được ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân từ đó thận trọng hơn trong mọi công việc như: Trong lao động sản xuất, chiến đấu và học tập.
KB: 
+ Thất bại là tiên đề, là cơ sở cho mọi thành công vì vậy người xưa nói" Thất bại là mẹ thành công"
+ Qua câu tục ngữ trên người xưa còn động viên những ai không may gặp thất bại trong cuộc sống.
Đề bài: Hãy giải thích câu nói của Lê nin: “Học, học nữa, học mãi”
MB:
- Thời đại mới, XH mới đòi hỏi mọi người phải học tập mới tồn tại được.
- Trích câu nói của Lênin.
TB:
- Tai sao cần phải học?
+ Yêu cầu của XH hiện đại, đòi hỏi mọi người phải học tập.
+ Kiến thức nhân loại vô cùng phong phú, nếu không học thì sẽ bị lạc hậu
+ Học tập để nâng cao sự hiểu biết, chuyên môn để làm việc hiệu quả
+ Việc học không hạn chế tuổi tác, hoàn cảnh
+ Học không ngừng để trưởng thành ở mọi lĩnh vực
- Học như thế nào để có kết quả?
+ Mục đích học tập: để hiểu biết, có nghề nuôi sống bản thân
+ Học tập ở đâu: Học ở thầy, ở bạn, ở sách, ở đời.
+ Học bao gồm cả học văn hóa, chữ nghĩa và kinh nghiệm của cuộc sống. Vì vậy, “học tập” là nhiệm vụ suốt của đời người.
- Lấy dẫn chứng về những tấm gương tự học thành công.
KB:
- Câu nói của Lênin giáo dục tinh thần phấn đấu trong học tập khi ở nhà trường và khi bước vào đời.
- Liên hệ bản thân đã thực hiện lời khuyên đó như thế nào ?
Đề bài: Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
MB:
- Nhận xét khái quát về vai trò của câu dẫn trong đời sống con người.
- Trích dẫn câu nói.
TB:
- G.thích ý nghĩa câu nói:
+ Sách là gì?
+ Tại sao sách là ngọn đèn bất diệt của con người?
- Thái độ đối với việc đọc sách: 
+ Tạo thói quen đọc sách.
+ Cần chọn sách để đọc.
+ Phê phán và lên án những sách có ND xấu.
KB:
- Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách.
- Nêu phương hướng hành động của cá nhân.
Đề bài: Em hiểu thế nào là sống có trách nhiệm ?	
Mở bài 
	Nêu được vấn đề cần giải thích: Sống có trách nhiệm. 	
Thân bài 
	- Giải thích: Thế nào là sống có trách nhiệm ?
	Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. 
	- Vì sao phải sống có trách nhiệm ? 
	+ Để tạo dựng một môi trường xã hội lành mạnh, tốt đẹp: Xung quanh chúng ta có rất nhiều mối quan hệ như với cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng ta; với thầy cô, người cho ta tri thức làm người; với người thân, bạn bè đã chia sẻ niềm tin, ước mơ, khát vọng để ta tiến bộ,.. Nên chúng ta phải có trách nhiệm với những mối quan hệ đó.
	+ Để bảo vệ môi trường sống: Môi trường ta đang sống rất cần sự chung tay xây đắp và bảo vệ của cả cộng đồng. Nếu mỗi cá nhân không có trách nhiệm thì không thể huy động được sức mạnh của cả cộng đồng. Khi đó những sản vật quý giá mà thiên nhiên ban tặng, những công trình công cộng rất dễ bị những hành vi thiếu trách nhiệm phá vỡ, hủy hoại. 
	- Chúng ta cần làm gì để thể hiện lối sống có trách nhiệm ?
	Đó là trách nhiệm với:
	+ Việc học tập, rèn luyện hằng ngày của bản thân.
	+ Người thân trong gia đình.
	+ Thầy cô, bạn bè, những người xung quanh.
	+ Môi trường sống quanh ta. 
	+ ....
Kết bài: 
	- Khẳng định tính đúng đắn của quan niệm, giá trị, ý nghĩa của nó trong cuộc sống ngày nay. 
	- Liên hệ bản thân.
Đề bài: Hãy chứng minh rằng: 
Thiên nhiên cần thiết cho sự sống của con người. Bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ sự sống cho con người.
* Mở bài 
- Giới thiệu thiên nhiên, vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người và vấn đề bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ chính sự sống của con người.
* Thân bài 
- Thiên nhiên cần thiết cho sự sống của con người: 
+ Thiên nhiên cung cấp ô xi cần thiết cho sự hô hấp của các loài động vật, trong đó có con người: con người có thể không ăn uống vài ngày nhưng không thể thiếu không khí trong vài phút.
+ Thiên nhiên cung cấp nước phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt của con người.
+ Thiên nhiên cung cấp nguồn lương thực, nguồn dược liệu, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa...
+ Thiên nhiên đáp ứng cho con người các nhu cầu tinh thần như nghỉ dưỡng, danh lam thắng cảnh, đề tài sáng tác cho văn chương và nghệ thuật...
- Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ sự sống của con người:
+ Bởi lẽ, con người luôn gắn bó với thiên nhiên, thiếu thiên nhiên con người khó tồn tại được:
+ Thiếu không khí, nước uống, lương thực: con người sẽ chết.
+ Thiếu cây cối, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: con người sẽ bị tổn thất nặng nề vì thiên tai.
+ Thiếu cảnh quan môi trường: đời sống tinh thần của con người trở nên khô cằn và nghèo nàn.
+ ...
- Liên hệ thực tế: 
Nhân loại đã và đang có nhiều tác động tiêu cực đến thiên nhiên và đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí (ảnh hưởng đến sức khỏe con người), ô nhiễm nguồn nước (nguy cơ thiếu nước sạch, phát sinh dịch bệnh), vấn nạn chặt phá rừng (Làm biến đổi khí hậu, gia tăng thiên tai)....
* Kết bài: 
	- Khẳng định vấn đề đã chứng minh: Thiên nhiên giữ vai trò cực kì quan trọng trong cuộc sống của con người, mọi người cần có ý thức bảo vệ thiên nhiên từ những hành động, việc làm nhỏ nhất...
	- Liên hệ bản thân.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_truong_thcs_ly_t.doc