Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Câu 1: Thế nào là tục ngữ?

A. Tục ngữ là những câu nói d/gian ngắn gọn thể hiện những kinh nghiệm của ndân về mọi mặt, được ndân vận dụng vào trong đời sống hằng ngày.

B. Tục ngữ là những câu nói d/gian ngắn .

C. Tục ngữ là những câu nói d/gian thể hiện những kinh nghiệm của ndân về mọi mặt.

D. Tục ngữ là những câu nói thể hiện những kinh nghiệm của ndân về mọi mặt, được ndân vận dụng vào trong đời sống hằng ngày.

doc 3 trang Khánh Hội 17/05/2023 1340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Trường THCS Ngô Quang Nhã Kiểm tra 15 phút 
Lớp: 7.......................	 Môn: Ngữ Văn 
Họ và tên:.	 
 Điểm
 Lời phê của cô
Đề: 
Câu 1: Thế nào là tục ngữ?
A. Tục ngữ là những câu nói d/gian ngắn gọn thể hiện những kinh nghiệm của ndân về mọi mặt, được ndân vận dụng vào trong đời sống hằng ngày.
B. Tục ngữ là những câu nói d/gian ngắn .
C. Tục ngữ là những câu nói d/gian thể hiện những kinh nghiệm của ndân về mọi mặt.
D. Tục ngữ là những câu nói thể hiện những kinh nghiệm của ndân về mọi mặt, được ndân vận dụng vào trong đời sống hằng ngày.
Câu 2: Có mấy nhóm tục ngữ mà em đã học?
A. 1 nhóm. B. 2 nhóm. C. 3 nhóm. D. 4 nhóm.
Câu 3: Những yếu tố cơ bản nào trong văn nghị luận?
A. Luận điểm. B. Luận cứ. C. Luận điểm, luận cứ. D. Luận điểm, luận cứ, lập luận.
Câu 4: Có mấy phép lập luận trong văn nghị luận?
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
Câu 5: Những phép lập luận nào trong văn nghị luận đã học?
A. Chứng minh và giải thích. B. Giải thích và bình luận.
C. Chứng minh và bình luận. D. Bình luận và so sánh.
Câu 6: Thế nào là câu rút gọn câu?
A. Là làm cho câu ngắn gọn hơn. 
B. Là lược bỏ một số thành phần trong câu.
C. Là làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin nhanh hơn.
D. Là làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp những từ ngữ trong câu trước.
Câu 7: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của tác giả nào?
A. Phạm Văn Đồng. B. Hồ Chí Minh. C. Đặng Thai Mai. D. Hoài Thanh.
Câu 8: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” thuộc thể loại nào?
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
Câu 9: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
A. Em đi học. B. Sáng nay, em thức dậy sớm.
C. Linh ơi! D. Ồ, mình quên mang theo rồi.
Câu 10: Trong các câu sau, câu nào là câu rút gọn? 
A. - Khi nào bạn đi học.
 - Ngày mai. 
B. Em là học sinh lớp 8D.
C. Cha em đã đi làm.
D. Ôi đẹp tuyệt!
Câu 11: Câu “Thường thường vào khoảng đó, tôi thức dậy học bài”. Trạng ngữ chỉ cái gì?
A. Thời gian. B. Không gian. C. Địa điểm. D. Nơi chốn.
Câu 12: Thế nào là văn nghị luận ?
 a. Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
 b. Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng.
 c. Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ.
 d. Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có dẫn chứng thuyết phục.
Câu 13: Thế nào là luận cứ? 
Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn.
Là cách nêu dẫn chứng dẫn đến luận điểm.
Là một tư ưởng, quan điểm nào đó được xác lập trong văn nghị luận.
Câu 14: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần dùng văn nghị luận để biểu đạt?
 a. Nhắc lại một kỉ niệm về tình bạn.
 b. Giới thiệu về người bạn của mình.
 c. Xúc động trước tấm chân tình của một người bạn.
 d. Trình bày quan điểm về tình bạn.
Câu 15: Đoạn văn nghị luận sau, tác giả dùng phép lập luận nào?
“ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,....Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”	
 a. Lập luận chứng minh. b. Lập luận giải thích.
 c. Lập luận chứng minh và giải thích. d. Không có phép lập luận nào.
Câu 16: Đoạn văn sau là đoạn văn gì?
“ Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh....”
 a. Đoạn văn kể. b. Đoạn văn miêu tả.
 c. Đoạn văn biểu cảm . d. Đoạn văn nghị luận.
Câu 17: Trong những câu sau đây, câu nào là câu tục ngữ?
	a. Đẽo cày giữa đường. b. Có công mài sắt có ngày nên kim.
	c. Dây cà ra dây muống. d. Lúng búng như ngậm hạt thị.
Câu 18: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”được khẳng định như thế nào?
	a. Là truyền thống quý báu của dân tộc Việt nam. b. Tính kiên cường.
	c. Là quan niệm thông thường của mọi người. d. Tinh thần bất khuất. 
Câu 19: Đời sống giản dị của Bác Hồ được thể hiện ở những điểm nào?
a. Bữa cơm. b. Đồ dùng. Cái nhà. c. Lối sống. d. Đi đứng.
Câu 20. “Ý nghĩa của văn chương” là gì?
	a. Sáng tạo ra sự sống. b. Gây những tình cảm không có.
	c. Luyện những tình cảm sẵn có. d. Cả A, B, C.
HẾT

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_15_phut_mon_ngu_van_lop_7_truong_thcs_ngo_quang.doc