Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Mã đề B3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Câu 1: Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng

A. cùng chiều, lớn hơn vật.                                B. ngược chiều, nhỏ hơn vật.

C. ngược chiều, lớn hơn vật.                              D. cùng chiều, nhỏ hơn vật.

Câu 2: Máy biến thế dùng để

A. giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi.

B. Giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi.

C. làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện.

D. làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.

doc 2 trang Khánh Hội 16/05/2023 1780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Mã đề B3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Mã đề B3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành

Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Vật lí Lớp 9 - Mã đề B3 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Thành
Họ và tên: . 
Lớp: ..
Thứ tư ngày 20 tháng 02 năm 2019
Kiểm tra 1 tiết
Môn: Vật lý (Thời gian làm bài: 45 phút)
Mã đề B3
Điểm
Lời phê của thầy
......
..
..
.......
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.
Câu 1: Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng
A. cùng chiều, lớn hơn vật.	B. ngược chiều, nhỏ hơn vật.
C. ngược chiều, lớn hơn vật.	D. cùng chiều, nhỏ hơn vật.
Câu 2: Máy biến thế dùng để
A. giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi.
B. Giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi.
C. làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện.
D. làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.
Câu 3: Máy phát điện xoay chiều có mấy bộ phận chính?
A. Bốn.	B. Ba.	C. Một.	D. Hai.
Câu 4: Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện
A. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
B. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
D. tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
Câu 5: Đặt sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là
A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.	B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
C. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.	D. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
Câu 6: Nam châm điện hút được đinh sắt thể hiện tác dụng gì của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt	B. Tác dụng hóa học	C. Tác dụng từ	D. Tác dụng quang.
Câu 7: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường
A. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
B. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. bị hắt trở lại môi trường cũ.
D. tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Câu 8: Mặt cắt của thấu kính hội tụ thường gặp là
A. Hình c	
Hình a
Hình b
Hình c
Hình d
B. Hình a	
C. Hình b	
D. Hình d
II. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 9: (1,0 điểm) a) Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện gì?
 b) Đo giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều bằng dụng cụ nào? 
F
O
F’
F
O
F’
Câu 10: (1,5 điểm) Vẽ tia ló của tia tới trên hình vẽ rồi mô tả đường truyền của các tia sáng qua thấu kính vừa vẽ?
Câu 11: (1,0 điểm) Máy biến thế có hiệu điện thế ở hai đầu cuôn dây sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 6600V và 220V. Số vòng của cuộn dây sơ cấp là 2 700 vòng. Tính số vòng của cuộn dây thứ cấp.
Câu 12: (2,5 điểm) Vật sáng AB cao 2cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 4cm, A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng 6cm. 
a) Vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB.
b) Nêu tính chất của ảnh A’B’.
c) Tính chiều cao của ảnh tạo bởi thấu kính.
---------------------------------------------- -BÀI LÀM

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_9_ma_de_b3_nam_h.doc