Đề cương ôn thi học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành

Câu 1. Người nêu danh nghĩa “ Phù Lê,diệt Mạc” lập ra Nam triều là.

a. Nguyễn Hoàng.                                        b. Nguyễn Kim.                                         

c. Trịnh Kiểm.                                              d. Lê Duy Chỉ.

Câu 2. Phong trào nông dân thế kỉ XVI có ý nghĩa gì?

a.  Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.

b.  Làm khơi dậy các phong trào nông dân cùng thời.

c.  Tuy thất bại nhưng góp phần làm cho triều đình nhà Lê sụp đổ.

d.  Giành thắng lợi đã đưa các phong trào nông dân thế kỉ XVI phát triển ở trình độ cao hơn.

doc 4 trang Khánh Hội 15/05/2023 1140
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành

Đề cương ôn thi học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Thành
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 7 HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2019- 2020
Câu 1. Người nêu danh nghĩa “ Phù Lê,diệt Mạc” lập ra Nam triều là.
a. Nguyễn Hoàng. b. Nguyễn Kim. 
c. Trịnh Kiểm. d. Lê Duy Chỉ.
Câu 2. Phong trào nông dân thế kỉ XVI có ý nghĩa gì?
a. Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.
b. Làm khơi dậy các phong trào nông dân cùng thời.
c. Tuy thất bại nhưng góp phần làm cho triều đình nhà Lê sụp đổ.
d. Giành thắng lợi đã đưa các phong trào nông dân thế kỉ XVI phát triển ở trình độ cao hơn.
Câu 3. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập nên Triều Mạc vào năm.
 a. 1524. b. 1525.
 c. 1526.	 d.1527.
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa nào kéo dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVIII ở đàng ngoài.
a. Khởi nghĩa Lê Duy Mật. b. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.
c. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu. d. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất .
Câu 5. Đâu là nguyên nhân dẫn đến các phong trào đấu tranh của nông dân Đàng Ngoài đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến?
a. Đời sống nhân dân khổ cực, bị quan lại, địa chủ cướp đất.
b. Không cho nhân dân tự do buôn bán, giao lưu.
c. Bắt dân đi phu đi lính, bắt cống nộp nhiều sản vật quý hiếm.
d. Bị áp bức bóc lột nặng nề.
Câu 6. Dòng sông nào dưới đây được coi là ranh giới chia cắt đất nước ta thành Đàng Trong- Đàng Ngoài ?
a. Sông Bến Hải ( Quảng Trị)
b. Sông Gianh (Quảng Bình)
c. Sông La (Hà Tĩnh)
d. Sông Thu Bồn ( Quảng Nam)
Câu 7. Trận Rạch Gầm- Xoài Mút có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
a. Chấm dứt sự đô hộ của nhà Minh, giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của ngoại xâm.
b. Kết thúc 200 năm đô hộ của quân Xiêm, giải phóng đất nước.
c. Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
d. Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử phong kiến nước ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Hán.
Câu 8. Chúa Trịnh bị ai bắt rồi nộp cho Tây Sơn?
 a. Nguyễn Huệ. b. Nguyễn Nhạc.
 c. Nguyễn Hữu Chỉnh. d. Nhân dân
Câu 9. Phong trào nông dân thế kỉ XVI có ý nghĩa gì?
a. Làm khơi dậy các phong trào nông dân cùng thời.
b. Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.
c. Tuy thất bại nhưng góp phần làm cho triều đình nhà Lê sụp đổ.
d. Giành thắng lợi đã đưa các phong trào nông dân thế kỉ XVI phát triển ở trình độ cao hơn.
Câu 10. Thời Lê Sơ đã đạt được mức thịnh trị vào thế kỉ mấy?
 a. Thế kỉ X. b. Thế kỉ XIV. 
 c. Thế kỉ IX. d . Thế kỉ XV.
Câu 11. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập nên Triều gì ở nước ta vào năm 1572? 
 a. Nhà Mạc. b. Nhà Nguyễn.
 c. Nhà Tiền Lê.	 d. Nhà Trịnh.
Câu 12. Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên gì?
Luật Gia Long.
Luật Hình Thư.
Luật Chiến Thư.
Luật Hồng Đức.
Câu 13. Thời Lê Sơ, Nho giáo có vị trí như thế nào?
Được đề cao và chiếm vị trí độc tôn.
Không phù hợp với cách cai trị của vua Lê nên bị hạn chế sử dụng.
Được phục hồi dần.
 d. Được từ từ đề cao
Câu 14. Ai là người có đóng góp quan trọng trong việc ra đời của chữ Quốc ngữ ở nước ta?
Nguyễn Ái Quốc.
Lê Thánh Tông.
A-lêc-xăng đơ Rốt.
A-lêc-xăng xi Pia.
Câu 15. Nhà Thanh kéo quân sang xâm lược nước ta vào thời gian nào dưới đây?
 a. Cuối năm 1788. b. Cuối năm 1786.
 c. Cuối năm 1789. d. Cuối năm 1787.
Câu 16. Vị Hoàng đế nào của nước ta đã có công đại phá quân Thanh xâm lược (1788-1789)
 a. Lê Thái Tông. b. Trần Nhân Tông.
 c. Quang Trung. d. Hồ Quý Ly
Câu 16: Thời Lê Sơ, thương nhân nước ngoài thường ưa chuộng những sản phẩm nào dưới đây?
A. Sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý.
B. Rổ tre, chiếu cói, đồ sắt.
C. Ngọc trai, đồi mồi, ngà voi.
D. Muối, đường trắng.
Câu 17: Nhằm tăng cường chăm lo cho nông nghiệp, vua Lê đặt thêm các chức quan nào dưới đây?
A. Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.
B. Đại hành khiển.
C. Hàn lâm viện.
D. Ngự sử đài, Đại tổng quản
Câu 18: Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều là gì?
A. Nhân dân bị đói khổ, đất nước bị chia cắt.
B. Đất nước bị chia cắt làm Đàng Ngoài- Đàng Trong
C. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê.
D. Chế độ phong kiến bị suy yếu.
Câu 19: Ở các thế kỉ XVI - XVII, vai trò của Nho giáo như thế nào?
A. Vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
B. Bị hạn chế. 
C. Thời Lê Sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi. 
D. Được nhân dân yêu thích.
Câu 20: Tây Sơn bắt giết được Chúa Nguyễn vào năm nào dưới đây?
A. Năm 1777. B. Năm 1773.
C. Năm 1776. D. Năm 1783.
Câu 21: Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh đã cầu cứu ai dưới đây?
A. Vua Xiêm. B. Vua Mông Cổ.
C. Tư bản Pháp. D. Nhà Thanh.
Câu 22: Sau khi chiến thắng quân Thanh, Quang Trung đã có chủ trương gì về ngoại giao?
A. Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
B. Cương quyết bảo vệ Tổ quốc.
C. Thương lượng.
D. Thần phục nhà Thanh
Câu 23: Quang Trung qua đời vào thời gian nào dưới đây?
A. Ngày 16 - 9 - 1792. B. Ngày 14- 8 - 1792
 C. Ngày 12 - 9 - 1792. D. Ngày 10 - 8 - 1792
Câu 24: Thời vua Lê Thánh Tông, cả nước được chia làm mấy đạo?
A. 13 đạo.	B. 12 đạo.
C. 10 đạo.	D. 15 đạo.
Câu 25: Bộ Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức) được biên soạn và ban hành ở triều vua nào sau đây?
A. Vua Lê Thánh Tông.	B. Vua Lê Thái Tổ.
C. Vua Lê Thái Tông.	D. Vua Lê Nhân Tông.
Câu 11: Từ năm 1511 đến năm 1516, có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra trong cả nước, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa của Trần Cảo.	B. Khởi nghĩa của Trần Tuân. 	
C. Khởi nghĩa của Phùng Chương.	D. Khởi nghĩa của Lê Hy.
Câu 26: Làng gốm Bát Tràng nổi tiếng thuộc địa phương nào hiện nay?
A. Hà Nội.	B. Quảng Ninh.
C. Nghệ An.	D. Thanh Hóa.
Câu 27: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vào năm bao nhiêu?
A. Năm 1771.	B. Năm 1772.
C. Năm 1773.	D. Măm 1774.
Câu 28: Khởi nghĩa Tây Sơn do ai lãnh đạo?
A. Ba anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
B. Lê Lợi.
C. Nguyễn Trãi.
D. Nguyễn Chích.
Câu 29: Để xây dựng lại chính quyền mới, vua Quang Trung đã đóng đô ở đâu?
A. Phú Xuân.	B. Thăng Long.
C. Thanh Hóa.	D. Gia Định.
Câu 30: Vua Quang Trung cho ban hành “Chiếu khuyến nông” nhằm mục đích gì?
A. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
B. Xóa thuế, xóa nợ cho dân.
C. Phát triển các nghề thủ công.
D. Phát triển ngoại thương.
Câu 31: Quân đội thời Lê sơ gồm mấy bộ phận chính?
A. 2.	 B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 32: Vua Quang Trung đã cho mở cửa ải, thông chợ búa để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nào phát triển?
A. Thương nghiệp.	B. Ngành nông nghiệp.
C. Thủ công	.	D. Công nghiệp. 
Câu 33: Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập nên Triều Mạc vào năm.
A. 1527. B. 1525.
 C. 1526.	 D. 1524. 
Câu 34: Người nêu danh nghĩa “ Phù Lê,diệt Mạc” lập ra Nam triều là.
A. Nguyễn Kim. B. Nguyễn Hoàng. 
C. Trịnh Kiểm. D. Lê Duy Chỉ.
II. TỰ LUẬN: 
Câu 1: Vì sao các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra ở đầu thế kỉ XVI? Kết quả?
Câu 2: Ở các thế kỉ XVI – XVIII, ngành thương nghiệp nước ta phát triển như thế nào?
Câu 3: Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra là do nguyên nhân nào?
Câu 4. Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?
Câu 5: Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?
Câu 6. Tình hình tôn giáo nước ta vào thế kỉ XVII- XVIII như thế nào?
Câu 7. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
Câu 8. Cho biết tổ chức quân đội và pháp luật thời Lê Sơ? Nêu nhận xét về bộ luật Hồng Đức?
Câu 9. Cho biết tình hình kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn?
Câu 10. Ý nghĩa của trận Rạch Gầm – Xoài Mút?
(HẾT)

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2019_202.doc