Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Câu 1: Lê Lợi dụng cờ khởi nghĩa vào năm nào và chọn nơi đâu làm căn cứ? 
           A. Năm 1416 – Lũng Nhai.                             B. Năm 1418 – Lam Sơn. 
           C. Năm 1420 – Khả Lưu.                                D. Năm 1422 – Trà Lân.

Câu 2: Sau khi Lê Lợi dựng cờ khỏi nghĩa và tự xưng là:

           A. Linh Đức Vương.                                        B. Giản Định Hoàng đế.

           C. Bình Định Vương.                                      D. Trùng Quang đế.

doc 6 trang Khánh Hội 16/05/2023 560
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Lê Lợi dụng cờ khởi nghĩa vào năm nào và chọn nơi đâu làm căn cứ? 
 A. Năm 1416 – Lũng Nhai.	 B. Năm 1418 – Lam Sơn. 
 C. Năm 1420 – Khả Lưu.	 D. Năm 1422 – Trà Lân. 
Câu 2: Sau khi Lê Lợi dựng cờ khỏi nghĩa và tự xưng là:
	A. Linh Đức Vương.	B. Giản Định Hoàng đế.
	C. Bình Định Vương.	D. Trùng Quang đế.
Câu 3: Quân đội thời Lê Sơ gồm có mấy bộ phận: 
 A. 1 bộ phận. B. 2 bộ phận. 	C. 3 bộ phận. D. 4 bộ phận. 
Câu 4: Ai là người biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức? 
 	A Lê Thái Tổ. 	B. Lê Thái Tông. 
C. Lê Nhân Tông. 	D. Lê Thánh Tông. 
Câu 5: Nhà Thanh tấn công nước ta vào năm nào?
A. Cuối năm 1788. B. Cuối năm 1789.
C. Cuối năm 1785. D. Cuối năm 1786.
Câu 6: Khởi nghĩa Tây Sơn do ai lãnh đạo?
A. Ba anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
B. Lê Lợi.
C. Nguyễn Trãi.
D. Nguyễn Chích.
Câu 7: Cung điện Lam Kinh thuộc tỉnh nào?
	A. Ninh Bình.	B. Nghệ An.	C. Thanh Hóa.	D. Hà Nội. 
Câu 8: Thời Lê sơ được tổ chức bao nhiêu khoa thi và lấy đỗ bao nhiêu tiến sĩ?
	A. 12 khoa thi, lấy đỗ 501 tiến sĩ.	B. 21 khoa thi, lấy đỗ 601 tiến sĩ.
	C. 25 khoa thi, lấy đỗ 898 tiến sĩ.	D. 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ. 
Câu 9: Nội dung học tập và thi cử của thời kì này là: 
A. Các sách của đạo nho.	 B. Các sách của đạo phật. 	
C. Các sách của binh thư. D. Các sách của chữ Hán. 
Câu 10: Ai là tác giả của cuốn Đại Việt sử kí toàn thư?
	A. Ngô Sĩ Liên.	B. Lê Văn Hưu.
	C. Lê Văn Lan.	D. Mạc Đỉnh Chi.
Câu 11: Nội dung các tác phẩm văn học thời Lê Sơ tập trung phản ánh?
	A. Truyền thống đấu tranh của dân tộc.	B. Ca ngợi ý chí, kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
	C. Phản ánh chế độ phong kiến.
	D. Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.
Câu 12: Dưới thời Lê Sơ, thì đạo nào chiếm địa vị độc tôn?
A. Đạo phật.	B. Đạo thiên chúa.	
C. Đạo nho.	 D. Đạo giáo.
Câu 13: Ai là người cầu cứu quân nhà Thanh?
	A. Lê Chiêu Thống.	B. Lê Đại Hành.
	C. Ngô Văn Sở.	 D. Ngô Thì Nhậm. 
Câu 14: Cuối năm 1788, nhà Thanh cử ai đem quân sang xâm lược nước ta?
	A. Sầm Nghi Đống.	B. Hốt Tất Liệt.
	C. Tôn Sĩ Nghị.	D. Thoát Hoan.
Câu 15: Sau khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là:
	A. Trùng Quang Đế.	B. Giản Định hoàng đế.	
C. Quang Trung. 	D. Bình Định Vương.	
Câu 16: Sau khi tiến quân ra Bắc, dưới sự chỉ huy của Quang Trung, đã quét sạch quân Thanh ra khỏi bời cõi nước ta chỉ trong: 
A. 2 ngày.	B. 3 ngày. 	C. 4 ngày.	D. 5 ngày. 
Câu 17: Năm 1789, Quang Trung đại phá quân Thanh vào thời gian nào?
A. Ngày 29 tết.	B. Ngày 30 tết.	
C. Ngày mùng 1 tết.	D. Ngày mùng 2 tết.
Câu 18: Sau khi nhận được sự cầu cứu, nhà Thanh sang xâm lược nước ta với tổng số quân là:
	A. 26 vạn quân.	B. 27 vạn quân.
	C. 28 vạn quân. 	D. 29 vạn quân.
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? 
* Nguyên nhân:
 	- Tất cả các tầng lớp nhân dân đoàn kết một lòng và đồng lòng đánh giặc. 
- Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy, mà đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. 
	* Ý nghĩa:
- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh. 
- Mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước. 
Câu 2: Trong những năm đầu tình hình nghĩa quân Lam Sơn hoạt động như thế nào?
- Gặp rất nhiều khó khăn và nhiều lần rút quân lên núi Chí Linh.(Thanh Hóa) 
- 1418, quân Minh bao vây căn cứ Chí Linh nghĩa quân đã phải rút lên núi→Lê Lai cải trang làm Lê Lợi liều chết để cứu chúa. 
- 1423, Lê Lợi đề nghị hòa hoãn với quân Minh. 
- Cuối 1424, quân Minh trở mặt tấn Lam Sơn → cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới. 
Câu 3: Nhà Lê đã làm gì để khôi phục và phát triển nền kinh tế nông nghiệp?
- Để phục hồi và phát triển nông nghiệp, vua Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính (trong tổng 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn lính được chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất. 	
- Nhà Lê kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng. 	
- Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ. 	
- Định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là phép quân điền. 
- Cấm giết trâu, bò bừa bãi; cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt.
 Câu 4. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
* Nguyên nhân thắng lợi :
	- Nhờ có ý chí đấu tranh chống áp bức bốc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
	- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân 
* Ý nghĩa lịch sử : 
	- Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê 
	- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nề tảng cho việc thống nhất quốc gia 
	- Giữ vững nền độc lập của tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ. 
Câu 5: Quân đội thời Lê sơ được tổ chức như thế nào? 
- Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ “nhụ binh ư nông”.
- Quân đội có hai bộ phận chính: quân triều đình và quân ở các địa phương.
- Bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.
- Vũ khí có đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.
- Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận.
- Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.
Câu 6: Luật pháp thời Lê Sơ có những nét nổi bật nào? So với luật pháp đương thời, luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ, vì sao?
* Những nét nổi bật của luật pháp thời Lê Sơ là:
	- Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, bảo vệ quyền lợi của quan laị và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. 
- Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Bảo vệ một số quyền của phụ nữ. 
* Điểm tiến bộ: Đảm bảo một số quyền lợi của người phụ nữ.	 
Vì: Lần đầu tiên địa vị của người phụ nữ được cải thiện, vai trò của phụ nữ được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời. 
	 Chủ đề 1
Chương V - ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII
 SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
 (THẾ KỶ XVI – XVIII)
1.Triều đình nhà Lê:
 	- Đầu TK XVI, vua quan ăn chơi xa xỉ, XD lâu đài, cung điện tốn kém.
 	- Nội bộ triều đình lục đục, tranh giành quyền lực => Nhà Lê ngày càng suy yếu.
2. Phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỉ XVI 
a. Nguyên nhân:
 	- Lợi dụng triều chính rối loạn, quan lại ở địa phương ra sức đục khoét n.dân, ĐS n.dân nhất là nông dân rơi vào cảnh khốn cùng→nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.
 b. Diễn biến: 
 	- Từ 1511, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra mà tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo vào 1516 ở Đông Triều – Quảng Ninh. 
- Nghĩa quân đã 3 lần đánh vào Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, khiến cho vua Lê hoảng hốt chạy vào T.Hóa. 
c. Kết quả:
 	- Các cuộc khởi nghĩa lần lược bị thất bại.
- Góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.
3. Chiến tranh Nam - Bắc triều: 
* Nguyên nhân:
 	- 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc→gọi là Bắc triều. 
- 1533 Nguyễn Kim vào Thanh Hoá lập 1 người con của vua Lê lên làm vua → gọi là Nam triều.
4. Chiến tranh Trịnh Nguyễn và sự chia cắt đàng trong – đàng ngoài 
 - Đầu thế kỉ XVII chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. 
 => Cuộc chiến tranh gây chia cắt đất nước, gây tổn hại cho dân tộc.
 Chủ đề 2
 KINH TẾ, VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI – XVIII
1. Nông nghiệp: 
a. Đàng Ngoài: 
 	- Kinh tế nông nghiệp giảm sút, ruộng đất bỏ hoang.
 	- Mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. 
- Bọn cường hào đem ruộng đất đi cầm bán.
→Đời sống nhân dân đói khổ. 
b. Đàng Trong: 
- Khuyến khích khai khẩn đất hoang. 
- Cấp lương ăn, nông cụ.
- Đặt phủ Gia Định, lập nhiều làng xóm mới. 
=> Kinh tế nông nghiệp phát triển, nhất là vùng ĐBSCL .
2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán: 
a. Thủ công nghiệp: xuất hiện nhiều làng nghề thủ công: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng, dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An). 
b. Thương nghiệp:
- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, và các đô thị.
- Hạn chế ngoại thương
3. Tôn giáo:
 - Nho giáo: vẫn được đề cao. 
 - Phật giáo, đạo giáo: từng bước được phục hồi. 
 - Tín ngưỡng truyền thống của dân tộc được duy trì và phát triển .
 - Năm 1533, đạo thiên chúa giáo được truyền bá vào nước ta.
4. Sự ra đời chữ Quốc ngữ:
 TK XVII một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt →chữ Quốc ngữ ra đời.
5. Văn học và nghệ thuật dân gian: 
a. văn học: 
 	- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm phát triển mạnh với nhiều tác giả nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
 	 - Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú. 
b. Nghệ thuật dân gian:
 	 - Các loại hình nghệ thuật dân gian: múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật phát triển mạnh
 	- Điêu khắc: tiêu biều là tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. 
 - Nghệ thuật sân khấu: Chèo, tuồng rất phát triển.
 Chủ đề 3
 PHONG TRÀO TÂY SƠN
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII 
a. Tình hình xã hội:
 	 - Từ giữa TK XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu.
 	- Đời sống nhân dân khổ cực bởi thuế khoá nặng nề. 
b. Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía: 
 	 - Nổ ra ở Chuông Mây (Bình Định).
 	- Chủ trương: Lấy của người giàu chia cho người nghèo. 
 => Thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân. 
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ: 
a. Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.
b. Căn cứ:
 	- Tây Sơn thượng đạo. 
 	- Tây Sơn hạ đạo (Bình Định).
c. Lực lượng tham gia: 
 - Nông dân nghèo và đồng bào dân tộc.
 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ 
Bài 1: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều?
Bài 2: Tai sao đất nước lại chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài?
Bài 3: Tình hình kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong như thế nào?
Bài 4: Vào TK XVI – XVIII, ở nước ta có những tôn giáo nào và sự phát triển của các tôn giáo đó?
Bài 5: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII?
 .Hết.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2019_2020_truong_t.doc