Đề cương ôn tập Tuần 24 đến 27 môn Lịch sử Lớp 7 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
* Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử VN ở thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, cần hệ thống hóa toàn bộ kiến thức về mọi mặc kinh tế, chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật của thời kì được coi là thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam.
- Bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh chặt chẽ.
* - Thời Lý – Trần: bộ máy nhà nước đã hoàn chỉnh trên danh nghĩa nhưng thực chất vẫn còn đơn giản, làng, xã vẫn còn nhiều luật lệ.
- Thời Lê Sơ: bộ máy nhá nước tập quyền chuyên chế đã kiện toàn ở mức hòan chỉnh nhất.
- Thời Lê Thánh Tông, một số cơ quan và chức quan cao cấp và trung gian được bải bỏ, tăng cường được tính tập quyền. Hệ thống thanh tra, giám sát hoạt đông quan lại được tăng cường từ trung ương đến tận đơn vị xã. Các đơn vị hành chính tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt là cấp thưà tuyên và cấp xã
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Tuần 24 đến 27 môn Lịch sử Lớp 7 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần 24 Bài 21: ÔN TẬP CHƯƠNG IV * Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử VN ở thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, cần hệ thống hóa toàn bộ kiến thức về mọi mặc kinh tế, chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật của thời kì được coi là thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam. Bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh chặt chẽ. * - Thời Lý – Trần: bộ máy nhà nước đã hoàn chỉnh trên danh nghĩa nhưng thực chất vẫn còn đơn giản, làng, xã vẫn còn nhiều luật lệ. - Thời Lê Sơ: bộ máy nhá nước tập quyền chuyên chế đã kiện toàn ở mức hòan chỉnh nhất. - Thời Lê Thánh Tông, một số cơ quan và chức quan cao cấp và trung gian được bải bỏ, tăng cường được tính tập quyền. Hệ thống thanh tra, giám sát hoạt đông quan lại được tăng cường từ trung ương đến tận đơn vị xã. Các đơn vị hành chính tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt là cấp thưà tuyên và cấp xã * Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại? - Nhà nước thời Lê Thánh Tông, lấy phương thức học tập, thi cử là phương thức chủ yếu, đồng thời là nguyên tắc để tuyển lựa quan lại. - Lý – Trần: NN thực hiện nguyên tắc muốn được bổ dụng làm quan thì trước hết phải xuất thân từ đăng cấp quý tộc. 2. Nhà nước thời Lê sơ khác nhà nước thời Lý - Trần: - Thời Lý - Trần: Nhà nước quân chủ quý tộc. - Thời Lê sơ: nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế. 3. Luật pháp: thời Lê Sơ ngày càng hòan chỉnh, có nhiều điểm tiến bộ. - Giống: + Bảo vệ quyền lợi của Nhà vua và giai cấp thống trị. + Bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nộng nghiệp (cấm giết trâu bò). - Khác: Luật pháp thời Lê sơ có nhiều điểm tiến bộ: bảo vệ quyền lợi người phụ nữ , đề cập đến vấn đề bình đẳng giữa nam giới và nữ giới (con gái thừa hưởng gia tài như con trai). 4. Kinh tế - Giống: kinh tế đều phát triển và đạt nhiều thành tựu. - Khác: kinh tế thời Lê Sơ phát triển mạnh hơn. 5. Xã hội: - Lý – Trần: + Vua, quan + Nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. - Lê sơ: + Địa chủ pk. + Nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. 6. Văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ: - Quan tâm phát triển giáo dục. - Văn học yêu nước - Nhiều công trình khoa học, nghệ thuật có giá trị. LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ (phần chương IV) 1. Bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống quân xâm lược Minh (1407 – 1427) Tên các cuộc k/n Thời gian Kết quả - Cuộc k/n của nhà Hồ - Cuộc k/n của Trần Ngỗi - K/n của Trần Quý Khoáng - 11/1406 -> 6/1407 - 1407 -> 1409 - 1409-> 1414 Thất bại - K/n Lam Sơn - 1418 - 1427 Thắng lợi 2. Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng thời Lý – Trần và Lê sơ. Thời Lý (1010 – 1225) Thời Trần (1226 – 1400) Thời Lê sơ (1428 – 1527) Các tác phẩm văn học Bài thơ thần bất hủ “Nam quốc sơn hà” -“Hịch tướng sĩ văn”- Trần Quốc Tuấn. - “Tụng giá hòan kinh sư”- Trần Quang Khải. - “Bạch Đằng Giang Phú” – Trương Hán Siêu - “Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo, Chí Linh Sơn Phủ”- Nguyễn Trãi. - “Hồng Đức Quốc âm thi tập, Quỳnh uển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh ”- Lê Thánh Tông. Các tác phẩm sử học - “Đại Việt sử ký” – Lê Văn Hưu. - “Đại Việt sử ký tòan thư” – Ngô Sĩ Liên - “Lam Sơn Thực Lục”, “Hòang Triều Quan Chế” 3. Đọc, trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động theo lược đồ - Đọc chú giải - Trình bày diễn biến Nắm được ý nghĩa khởi nghĩa Lam Sơn - Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh. - Mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước. Tuần: 25 Chương V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII Bài 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (TK XVI - XVIII) I. Tình hình chính trị - xã hội: 1. Triều đình nhà Lê: Từ thế kỉ XVI, nhà Lê suy thoái do: - Nguyên nhân nào dẫn đến việc nhà Lê bị suy yếu? + Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu dài, cung điện tốn kém. + Nội bộ triều đình chia bè phái, tranh giành quyền lợi. Thời Uy Mục: quý tộc ngoại thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần nhà Lê. Thời Tương Dực: Tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái đánh nhau liên miên suốt hơn 10 năm. 2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở thế kỉ XVI: - Nguyên nhân: + Lợi dụng triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương “cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết”, “dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác”. + Đời sống nhân dân, nhất là nông dân lâm vào cảnh khốn cùng. - Diễn biến: Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh, 1516), nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc, gọi là quân ba chỏm. Họ đã ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được, vua Lê phải chạy vào Thanh Hóa. - Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp và thất bại, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ. SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (TK XVI - XVIII) (tt) I. Các cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh Nguyễn: 1. Chiến tranh Nam - Bắc triều - Nguyên nhân: + Mạc Đăng Dung vốn là võ quan, đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như tể tướng. + Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc (sử cũ gọi là Bắc triều). - Kết quả cuộc chiến tranh? Hậu quả: Nhân dân lầm than, đói khổ, đất nước bị chia cắt. ® chiến tranh chấm dứt. - Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây tai họa gì cho nhân dân ta? + Gây tổn thất lớn về người và của: + Năm 1570, rất nhiều người bị bắt lính, bắt phu. + Năm 1572 ở Nghệ An, mùa màng bị tàn phá, hoang hóa, bệnh dịch + Tập đoàn pk tranh chấp, nd chịu cực khổ -> cuộc chiến trnh phi nghĩa. Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh? Chiến tranh chấm dứt nhưng hậu quả để lại rất nặng nề. Sau khi chấm dứt chiến tranh, Nam triều có giữ vững nền độc lập hay không? ® phần 2. 2. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài - Nguyên nhân: Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh – Nguyễn? Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ binh quyền, hình thành thế lực họ Trịnh. Người con cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị đầu độc chết, người con thứ là Nguyễn Hoàng đã tìm cách để được vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Từ đó hình thành thế lực họ Nguyễn. - Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào? Hậu quả: + Đất nước bị chia cắt, nhân dân đói khổ, li tán. + Ở Đàng Ngoài, đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây phủ chúa bên cạnh triều Lê; tuy nắm mọi quyền hành nhưng vẫn phải dựa vào vua Lê, nhân dân gọi là “vua Lê - chúa Trịnh”. + Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn”. + Nhân dân đói khổ, dân li tán. - Kết quả cuộc chiến tranh? + Năm 1592, Nam Triều chiếm được Thăng Long ® nhà Mạc rút lên Cao Bằng ® chiến tranh chấm dứt. + Gây tổn thất lớn về người và của. TUẦN 26: KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỈ XVI – XVIII I. KINH TẾ: 1. Nông nghiệp: - Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân ntn? ® Ruộng đất bỏ hoang, đói kém xảy ra dồn dập. Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác. - Phủ Gia Định gồm có mấy dinh, thuộc những tỉnh nào hiện nay? ® Có 2 dinh, thuộc Đông ai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, TPHCM - Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp? ® Ra sức khai thác vùng Thuận – Quảng để củng cố cơ sở cát cứ. Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, thành lập làng ấp. 2. Sự phát của thủ công và buôn bán: - Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết? ® Như gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê, rèn sắt ở Nho Lâm, - Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong? ® Có nhiều thương nhân ở châu Á và Châu Âu đến phố Hiến, Hội An buôn bán tấp nập, mở cửa hàng, II. VĂN HÓA: 1. Tôn giáo: - Ở TK XVI-XVI, nước ta có những tôn giáo nào? ® Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. 2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ. - Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? ® Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La- tinh ghi âm tiếng Việt. - Vì sao chữ cái La-Tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay? 3. Văn học và nghệ thuật dân gian: - Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa ntn đv tiếng nói và văn hóa dân tộc? TUẦN 27: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII 1. Tình hình chính trị: - Chính quyền họ Trịnh (Đàng Ngoài) ở tk XVIII ntn? ® Suy sụp. Vua Lê chỉ còn là bóng mờ trong cung cấm. Phủ chúa thì quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của. Quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nd. - Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến những hậu quả gì? ® Hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải lìa bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi. 2. Những cuộc khởi nghĩa lớn. - Hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài? ® KN của Dương Hưng, Lê Duy Mật, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu và KN của Hoàng Công Chất. - Em có nhận xét gì về trong trào nong dân Đàng Ngoài ở TKXVIII? ® Cuộc kn trước sau đều bị thất bại. HẾT
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_tuan_24_den_27_mon_lich_su_lop_7_truong_thcs.doc