Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hưng Thành
I. TIẾNG VIỆT
1. Câu rút gọn:
a. Khái niệm: Khi nói hoặc viết có thể lượt bỏ một số thành phần câu, tạo thành câu rút gọn.
VD: - Bao giờ cậu đi Hà Nội?
- Ngày mai.
b. Tác dụng câu rút gọn:
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin dược nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ dẫ xuất hiện trong câu dứng trước.
- ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).
c. Cách dùng câu rút gọn: Khi dùng câu rút gọn cần chú ý:
- Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
- Không biến câu nói thành câu cộc lốc khiếm nhã.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hưng Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hưng Thành
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 2019-2020 I. TIẾNG VIỆT 1. Câu rút gọn: a. Khái niệm: Khi nói hoặc viết có thể lượt bỏ một số thành phần câu, tạo thành câu rút gọn. VD: - Bao giờ cậu đi Hà Nội? - Ngày mai. b. Tác dụng câu rút gọn: - Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin dược nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ dẫ xuất hiện trong câu dứng trước. - ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ). c. Cách dùng câu rút gọn: Khi dùng câu rút gọn cần chú ý: - Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. - Không biến câu nói thành câu cộc lốc khiếm nhã. 2. Câu đặc biệt: a. Khái niệm: Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ. VD: Mưa! Mưa! Mưa mỗi lúc một nhiều. b. Công dụng: Câu đặc biệt thường được dùng để: - Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu; - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; - Bộc lộ cảm xúc; - Gọi đáp. 3. Thêm trạng ngữ cho câu: a. Khái niệm: - Về ý nghĩa: Trạng ngứ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Vế hình thức: - Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu. - Giua trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. b. Công dụng của trạng ngữ: - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ chính xác. - Nối kết các câu các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. c. Tách trạng ngữ thành câu riêng: Trong một số trương hợp, để nhấn mạnh ý,chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng. II. VĂN BẢN Tục ngữ: Khái niệm: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, có hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: Học thuộc lòng những câu tục ngữ. Hiểu được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của mỗi câu tục ngữ. Tục ngữ về con người và xã hội: Học thuộc lòng những câu tục ngữ. Hiểu được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của mỗi câu tục ngữ. Văn bản nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: - Tác giả: Hồ Chí Minh - Xuất xứ văn bản: Trích Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần II, của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) họp tại Việt Bắc tháng 2/1951. - Nội dung: + Luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta”. + Trình tự lập luận: Chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử. + Chứng minh luận điểm “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” bằng thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp. + Nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của toàn dân: Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước; tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để mọi người đóng góp vào công việc kháng chiến. - Nghệ thuật: + Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc.. + Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ từđến) + Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hung dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước. - Ý nghĩa : Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được trên phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. b. Sự giàu đẹp của tiếng Việt: - Tác giả: Đặng Thai Mai. - Xuất xứ văn bản: Trích trong bài nghiên cưú “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”. - Nội dung: * Nhận định chung về phẩm chất giàu đẹp của tiếng Việt: TV có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. → Nhận xét khái quát về phẩm chất của tiếng Việt (luận đề - luận điểm chính). * Đặc điểm của tiếng Việt a) Tiếng Việt rất đẹp + Nhận xét của người ngoại quốc sang thăm nước ta. + Trích lời một giáo sĩ nước ngoài. + Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú. + Giàu thanh điệu + Cú pháp: cân đối, nhịp nhàng + Từ vựng dồi dào về 3 mặt: thơ, nhạc, họa. b) Tiếng Việt là một thứ tiếng hay + Từ ngữ: dồi dào, phong phú về cấu tạo và hình thức diễn đạt. + Từ vựng mới tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu sử dụng. + Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác. → Sự phát triển của tiếng Việt chứng tỏ sức sống dồi dào của dân tộc. - Nghệ thuật: + Kết hợp khéo léo giữa lập luận giải thích và lập luận chứng minh. + Sử dụng từ ngữ sắc sảo, đặt câu mang nhiều ý nghĩa. - Ý nghĩa : + Tiếng Việt mang trong nó những giá trị văn hóa rất đáng tự hào của người Việt Nam. +Trách nhiệm giữ gìn, phát triển tiếng nói dân tộc của mỗi người Việt Nam. III. TẬP LÀM VĂN (Văn nghị luận chứng minh, nghị luận giải thích) * Dàn ý chung của bài văn chứng minh: a. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn câu tục ngữ, ca dao hoặc câu mang luận điểm - Khái quát nội dung luận điểm b. Thân bài: Lần lượt chứng minh vấn đề theo trình tự: * Nêu luận điểm * Trình bày luận cứ bao gồm: - Lí lẽ: Giải thích nghĩa của luận điểm hoặc giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, ca dao. - Dẫn chứng: có thể lấy dẫn chứng từ lịch sử, từ thực tế đời sống hoặc từ thơ văn. - Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết c. Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh; Rút ra bài học.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2020_truong_t.doc