Đề cương ôn tập Bài 34 đến 36 môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.

I. LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ.

- Lãnh thổ:

+ gồm 13 tỉnh và thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, TP Cần Thơ, Hậu

Giag, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp.

+ Diện tích 40 nghìn km2 chiếm 12% diện tích cả nước)

- Tiếp giáp:

+ Phía Tây Bắc, Bắc: Campuchia,.

+ Phía Đông Bắc: Đông Nam Bộ.

+ Phía Đông, Nam giáp biển Đông

+ Phía Tây: vịnh Thái Lan.

+ Nằm liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông

Cửu Long

* Ý nghĩa:

- Có mối quan hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ

- Thuận lợi giao lưu với các nước tiểu vùng 

doc 13 trang Khánh Hội 16/05/2023 1660
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Bài 34 đến 36 môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Bài 34 đến 36 môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Đề cương ôn tập Bài 34 đến 36 môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Lý Thường Kiệt
THỰC HÀNH - PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
Bài 1. Dựa vào bảng 34.1, vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước. 
Bảng 34.1. Tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước, năm 2001 (cả nước = 100%)
Các ngành công nghiệp trọng điểm
Sản phẩm tiêu biểu
Tên sản phẩm
Tỉ trọng so với cả nước (%)
Khai thác nhiên liệu
Dầu thô
100,0
Điện
Điện sản xuất
47,3
Cơ khí – điện tử
Đông cơ điêden
77,8
Hóa chất
Sơn hóa học
78,1
Vật liệu xây dựng
Xi măng
17,6
Dệt may
Quần áo
47,5
Chế biến lương thực thực phẩm
Bia
39,8
Lời giải chi tiết
Biểu đồ thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2001.
Bài 2: Căn cứ vào biểu đồ đã vẽ và các bài 31,32,33, hãy cho biết: 
a) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng?
b) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nhiều lao động?
 c) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ thuật cao? 
d) Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước?
 Hướng dẫn: 
a) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng: khai thác nhiên liệu, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng. 
b) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động: công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. 
c) Những ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao: cơ khí -điện tử, sản xuất điện, khai thác dầu khí, hóa chất. 
d) Vai trò của Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước: 
- Là vùng có tốc độ phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (gần 50% - 2012). 
- Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đông Nam Bộ đều chiếm tỉ trọng cao trong cả nước, một số sản phẩm công nghiệp giữ vai trò chi phối nền kinh tế đất nước: dầu thô, khí đốt, điện, máy móc, thiết bị điện tử, viễn thông, hàng tiêu dùng, thực phẩm qua chế biến. 
- Đóng góp phần lớn vào giá trị hàng xuất khẩu, GDP, làm gia tăng tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của cả nước. 
- Thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP 
Câu 1: Cho bảng số liệu: Tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước, năm 2001 (cả nước =100%) 
Các ngành công nghiệp trọng điểm
Sản phẩm tiêu biểu
Tên sản phẩm
Tỉ trọng so với cả nước (%)
Khai thác nhiên liệu
Dầu thô
100,0
Điện
Điện sản xuất
47,3
Cơ khí – điện tử
Đông cơ điêden
77,8
Hóa chất
Sơn hóa học
78,1
Vật liệu xây dựng
Xi măng
17,6
Dệt may
Quần áo
47,5
Chế biến lương thực thực phẩm
Bia
39,8
Biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2001 là 
A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ cột.
 C. biểu đồ miền. D. biểu đồ đường.
Câu 2. Ngành dệt may của Đông Nam Bộ phát triển dựa trên thế mạnh chủ yếu nào sau đây? 
A. Nguồn nguyên liệu phong phú. 
B. Nguồn lao động dồi dào. 
C. Có nhiều lao động kĩ thuật cao. 
D. Giao thông thuận tiện. 
Câu 3. Điện là ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ không phải vì lí do nào sau đây? 
A. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối hoàn thiện. 
B. Sông ngòi có tiềm năng thủy điện khá lớn. 
C. Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm. 
D. Có trữ lượng dầu khí lớn ở thềm lục địa. 
Câu 5. Nhờ có nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản xuất nông lâm ngư nghiệp mà ngành công nghiệp trọng điểm nào sau đây ở Đông Nam Bộ phát triển mạnh? 
A. Hóa chất. 
B. Khai thác nhiên liệu. 
C. Sản xuất vật liệu xây dựng. 
D. Chế biến lương thực thực phẩm. 
-------------------- HẾT -----------------------
BÀI 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tiết 1)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
I. LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ.
- Lãnh thổ:
+ gồm 13 tỉnh và thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, TP Cần Thơ, Hậu
Giag, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp.
+ Diện tích 40 nghìn km2 chiếm 12% diện tích cả nước)
- Tiếp giáp:
+ Phía Tây Bắc, Bắc: Campuchia,.
+ Phía Đông Bắc: Đông Nam Bộ.
+ Phía Đông, Nam giáp biển Đông
+ Phía Tây: vịnh Thái Lan.
+ Nằm liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông
Cửu Long
* Ý nghĩa:
- Có mối quan hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ
- Thuận lợi giao lưu với các nước tiểu vùng sông Mê Công.
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
1. Thuận lợi.
a. Địa hình
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng, bằng phằng nhất cả nước, thuận lợi để phát triển tất cả các ngành kinh tế nhất là nông lâm thủy sản với quy mô lớn.
b. Đất đai
- Chủ yếu là đất phù sa hệ thống sông Tiền, sông Hậu, được bồi đắp thường xuyên, màu mỡ nhất cả nước, là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
c. Khí hậu
- Có khí hậu mang tính chất cận xích đạo nóng ẩm, thời tiết ít biến động, hầu như không có bão, thuận lợi để phát triển lúa nước, cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới.
- Mùa khô kéo dài, phơi sấy bảo quản nông sản.
d. Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, chằng chịt thuộc hệ thống sông Tiền, sông Hậu, bồi đắp phù sa, cung cấp nước tưới tiêu, nuôi trồng khai thác thủy sản, phát ttiển giao thông đường
sông, tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa, hấp dẫn phát triển du lịch.
e. Sinh vật
- Phong phú, đa dạng: rừng tràm, rừng ngập mặn độc đáo, có nhiều các vườn quốc gia. phát triển du lịch sinh thái,
- Nguồn thủy hải sản phong phú, khai thác nuôi trồng thủy sản.
g. Khoáng sản
- Than bùn có trữ lượng lớn, đá vôi, dầu khí ở thềm lục địa, phát triển công nghiệp.
h. Biển.
- 2 mặt giáp biển, có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du
lịch... Thuận lợi: tài nguyên phong phú: Đất, rừng, khí hậu, nước, biển và hải đảo.. thuận lợi phát triển nông nghiệp
2. Khó khăn.
- Thiên tai: lũ lụt vào mùa mưa, mùa khô kéo dài làm tăng độ mặn của đất, thủy triều xâm nhập sâu vào nội địa gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.
- Diện tích đất nhiễm mặn, đất phèn rất lớn (1,6 triệu ha).
- Khoáng sản ít, thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
3. Giải pháp.
- Thoát lũ, cải tạo đất thau chua, rửa mặn. Tăng cường hệ thống thủy lợi
- Chủ động sống chung với lũ và khai thác lợi thế vùng sông nước.
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI.
- Dân cư lao động:
+ Đông dân: 17,6 triệu người = 19,5% dân số cả nước (2016)
+ Mật độ dân số cao: 200 – 500 người/km2(433 người/km2- 2016) cao gần gấp 2 lần mật độ trung bình cả nước.
=> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Người lao động cần cù, chăm chỉ, giàu kinh nghiệm sản xuất, năng động, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất nông sản hàng hóa.
+ Dân tộc: người Kinh, Khơ me, Chăm, Hoa => văn hóa đặc sắc, phát triển du lịch.
- Xã hội: thu nhập khá cao nhưng mặt bằng dân trí chung chưa cao
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN (SGK trang 128)
Bài 1. Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- Thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long
+ Đất : đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha. Đây là loại đất tốt nhất, độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước.
+ Khí hậu cận xích đạo với số giờ nắng trong năm là 2200 – 2700 giờ. Nền nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 – 270C. Lượng mưa trung bình năm lớn 1600mm – 2000mm thuận lợi phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới.
- Thời tiết ít biến động, mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy và bảo quản nông sản.
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt : nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu,
bồi đắp phù sa, phát triển giao thông, thương mại, du lịch
+ Sinh vật : thảm thực vật chủ yếu là rừng tràm, rừng đước , có nhiều loài động vật có giá trị , nhất là
các loài cá và chim
⟹ phát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái.
- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm, hơn nửa triệu ha nước mặt nuôi trồng thủy
sản
⟹ phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
- Khoáng sản : chủ yếu là đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa bước đầu đã được khai thác phát triển
công nghiệp
Bài 2: Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông
Cửu Long), với mức độ phèn, mặn khác nhau; trong điều kiện thiếu nước ngọt vào mùa khô, việc cải tạo và sử
dụng hai loại đất này càng gặp khó khăn hơn.
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước, đẩy mạnh cải tạo hai loại đất
trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng (tăng sản
lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất
khẩu).
Bài 3: Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này?
* Những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Dân cư:
+ Đông dân: 17,6 triệu người = 19,5% dân số cả nước (2016)
+ Mật độ dân số cao: 200 – 500 người/km2(433 người/km2- 2016) cao gần gấp 2 lần mật độ trung bình cả nước.
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Người lao động cần cù, chăm chỉ, giàu kinh nghiệm sản xuất, năng động, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất nông sản hàng hóa.
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của vùng tương đương với cả nước .
+ Dân tộc: người Kinh, Khơ me, Chăm, Hoa => văn hóa đặc sắc, phát triển du lịch.
- Xã hội:
+ Trình độ đô thị hóa còn thấp: tỉ lệ dân thành thị thấp (năm 1999: tỉ lệ dân thành thị của vùng là 17,1 %,
trong khi cả nước chỉ 23,6%).
+ Tỉ lệ hộ nghèo ít hơn so với cả nước (năm 1999: tỉ lệ hộ nghèo của vùng là 10,2% và cả nước lả
13,3%).
+ Thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả nước.
+ Trình độ dân trí thấp hơn cả nước .
+ Tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình cả nước (của vùng là 71,1 tuổi, cả nước là 70,9 tuổi).
* Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vì:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động có
chuyên môn kĩ thuật, làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
- Tỉ lệ dân đô thị còn thấp cho thấy trình độ công nghiệp hóa ở đồng bằng còn thấp, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm
- Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng’ dân trí và phát triển đô thị sẽ:
- Thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài, từ đó phát huy tốt hơn các
thế rnạnh về tự nhiên và lao động của vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?
A. Rộng khoảng 40 nghìn km, địa hình cao và phẳng hơn đồng bằng sông Hồng.
B. Không có đê, mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
C. Mùa lũ, nước ngập trên diện rộng. Mùa cạn, thuỷ triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
D. Có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.
Câu 2. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết Đồng bằng sông Cửu Long giáp Campuchia ở phía
A. tây bắc B. Nam 
C. tây nam D. bắc, tây bắc
Câu 3. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 11, em hãy cho biết đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở
A. thành vành đai ở khu vực ven biển. 
B. chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và U Minh.
C. rải rác khắp đồng bằng. 
D. dọc theo sông Tiền và sông Hậu.
Câu 4. Loại khoáng sản phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. sắt, đồng. 
B. apatít, ti tan. 
C. than bùn. 
D. bô xít, chì.
Câu 5. Hạn chế về mặt khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển nông nghiệp là
A. mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng. 
B. tài nguyên khoáng sản hạn chế.
C. thường xuyên chịu tác động của thiên tai. 
D. đất quá chặt, khó thoát nước, thiếu dinh dưỡng.
Bài 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tiết 2)
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 
1. Nông nghiệp. 
- Chiếm tỉ trọng lớn, nhưng có xu hướng giảm trong cơ cấu GDP của vùng 
a. Trồng trọt: 
*Sản xuất lương thực:
 - Diện tích, sản lượng lúa chiếm > 50% cả nước.
- Bình quân lương thực: 1352,3 kg/người (2016), cao nhất cả nước. 
- Phân bố: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An 
*Ý nghĩa: 
+ Là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước. 
+ Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực của cả nước. 
+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. 
*Cây ăn quả: là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. 
*Cây công nghiệp: dừa, mía, đậu tương, ... 
b. Thủy sản: 
- Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% so với cả nước. 
- Nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh. Đặc biệt là nuôi tôm, cá xuất khẩu. 
- Phân bố: Kiên Giang, Cà Mau, An Giang,... 
c. Chăn nuôi: 
- Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh. 
d. Lâm nghiệp: 
- Rừng tràm trên đất phèn (An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau), rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau. 
2. Công nghiệp.
 - Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của vùng còn thấp, và đứng thứ 3 cả nước.
- Các ngành chính: chế biến lương thực thực phẩm (quan trọng nhất), cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Phân bố: tại các thành phố và thị xã 
- Trung tâm công nghiệp lớn nhất: Cần Thơ 
3. Dịch vụ. 
- Có tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế. 
- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thuỷ, du lịch. Hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thuỷ sản đông lạnh, hoa quả. 
- Có thế mạnh phát triển du lịch sinh thái trên sông, miệt vườn, biển đảo 
V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ 
- TP. Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Tân An, Cà Mau. 
- Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất. - Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau). 
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP 
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN (SGK trang 133) 
Bài 1. Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước ? 
- Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước: 
- Địa hình bằng phẳng, thuận lợi để sản xuất lương thực với quy mô lớn. 
- Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảnng 3 triệu ha, chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước. 
- Đất phù sa được bồi đắp thường xuyên, rất màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thích hợp cho việc trồng lúa. 
- Khí hậu nóng ẩm, thời tiết ít biến động, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa. 
- Sông ngòi kênh rạch chằng chịt, thuộc hệ thống sông Tiền sông Hậu cung cấp phù sa màu mỡ, nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông, cải tạo đất phèn, đất mặn. 
- Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhạy bén trong việc tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới về trồng lúa, có kinh nghiệm sản xuất lúa hàng hóa. 
- Nhu cầu lớn của thị trường trong nước và xuất khẩu. 
- Được nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại giống ...) , 
Bài 2. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long? Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long: 
- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn. 
- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm. 
- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa. 
- Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 
Bài 3. Dựa vào bảng 36.3: Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nhận xét.
Bảng 36.3. Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (nghìn tấn) 
 Năm
Vùng
 1995
2000
2002
Đồng bằng sông Cửu Long
819,2
1169,1
1354,5
Cả nước
1584,4
2250,5
2647,4
* Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (1995 -2002) 
*Nhận xét: 
- Nhìn chung sản lượng thủy cả nước và đồng bằng sông Cửu Long đều tăng liên tục. 
+ Sản lượng thủy sản cả nước tăng nhanh từ 1584,4 nghìn tấn (1995) lên 2647,4 nghìn tấn (2002), tăng gấp 1,67 lần. 
+ Sản lượng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long tăng từ 819,2 nghìn tấn (1995) lên 1354,5 nghìn tấn (2002), tăng gấp 1,65 lần. 
- Sản lượng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng thủy sản cả nước (trên 50%), năm 1995 thủy sản đồng bằng sông Cửu Long chiếm 51,7% so với cả nước và năm 2002 chiếm 51,2%. 
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long là 
A. Cần Thơ. B. Long Xuyên. 
C. Hà Tiên. D. Tân An.
Câu 2 . Trong cơ cấu công nghiệp của vùng ĐB sông Cửu Long ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất là : 
A. Sản xuất vật liệu xây dựng 
B. Chế biến lương thực thực phẩm 
C. Cơ khí nông nghiệp 
D. Dệt ,may 
Bài 37: THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
I. Bài tập 1: Dựa vào bảng 37.1 : Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ờ Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước (cả nước = 100%). Bảng 37.1. Tình hình sản xuất thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002 (nghìn tấn) (SGK)
Hướng dẫn 
a. Xử lí số liệu. Bảng 37.1. Tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước, năm 2002 (Đơn vị %) 
Vẽ biểu đồ: Biểu đồ cột chồng
II. Bài tập 2. Căn cứ vào biểu đồ và các bài 35, 36, hãy cho biết: 
a. Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản? (về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ.) 
b. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu? 
c. Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Nêu một số biện pháp khắc phục. 
Hướng dẫn 
a. Những thế mạnh để phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long: - Điều kiện tự nhiên: 
+ Có đường bờ biển dài, giáp vùng biển có ngư trường lớn Cà Mau - Kiên Giang, vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá với trữ lượng lớn (chiếm hơn 1/2 trữ lượng hải sản của cả nước), có nguồn lợi thủy sản nước ngọt phong phú 
+ Có diện tích mặt nước thích hợp để nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước (hơn 50 vạn ha): 
+ Ven biển có nhiều bãi triều, rừng ngập mặn, vùng cửa sông thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn (tôm sú, cua biển, sò huyết ....) 
+ Vùng nội địa có nhiều diện tích mặt nước của sông rạch, ao hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt (cá ba sa, cá tra, tôm càng xanh ...) 
+ Thời tiết khí hậu ổn định, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, ít khi có bão. Có nhiều giống thủy sản có giá trị cao (tôm càng xanh, cá tra ) - Điều kiện kinh tế - xã hội: 
+ Nguồn lao động có truyền thống, nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đông đảo, năng động, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường 
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật nghề cá ngày càng phát triển: . có nhiều cơ sở sản xuất giống và chế biến thủy sản . Có đội tàu thuyền đánh bắt thủy sản đông đảo. 
+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong nước (tại chỗ của hơn 17 triệu dân, Đông Nam Bộ.) và nước ngoài (EU, Bắc Mĩ, Nhật Bản ....) 
+ Được sự khuyến khích và chú trọng đầu tư của Nhà nước
 b. Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm và nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu vì. 
- Môi trường tự nhiên có nhiều lợi thế hơn các vùng khác trong nước: 
+ Diện tích mặt nước có thể sử dụng để nuôi tôm lớn nhất cả nước (rừng ngập mặn, vùng nước mặn ven biển, nước lợ cửa sông có diện tích lớn, nhiều diện tích trồng lúa kết hợp nuôi tôm)
 + Khí hậu thời tiết ít biến động, ít thiên tai, nhiệt độ nước ổn định. 
- Nuôi tôm đem lại thu nhập lớn, người dân sẵn sàng đầu tư, tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới để phát triển, có kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm, năng động.
 - Nhu cầu thị trường tăng mạnh. 
- Chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển của Nhà nước. 
c. Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Nêu một số biện pháp khắc phục. 
- Sự biến động thủy văn phức tạp.
- Diện tích rừng ngập mặn ngày càng thu hẹp
 - Môi trường ô nhiễm, dịch bệnh. 
- Nuôi trồng chủ yếu phát triển ở hình thức nhỏ, cá thể 
- Thiếu hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao. 
- Thiếu vốn đầu tư, 
- Thị trường không ổn định.
 *Giải pháp: 
+ Nâng cao trình độ lao động. 
+ Quy hoạch vùng nuôi trồng, tránh phát triển ồ ạt, tự phát, đảm bảo nguồn giống, thức ăn 
+ Tăng cường hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật 
+ Thu hút vốn đầu tư 
+ Tìm hiểu kĩ thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. 
+ Bảo vệ môi trường
 B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP 
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết hai tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long là 
A. Kiên Giang, Cà Mau. 	B. Kiên Giang, An Giang. 
C. An Giang, Đồng Tháp. 	D. Đồng Tháp, Cà Mau. 
Câu 2. Nhận xét nào sau đâu đúng về tình hình sản xuất thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long? 
A. Có sản lượng cá, tôm lớn nhất cả nước. 
B. Sông ngòi kênh rạch chằng chịt. 
C. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, ổn định, ít thiên tai. 
D. Vùng biển có nhiều bãi tôm bãi cá. 
Câu 3. Yếu tố nào sau đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long? 
A. ngư trường rộng lớn. 
B. có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất. 
C. có diện tích mặt nước lớn nhất. 
D. khí hậu cận xích đạo 
Câu 4. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho sản lượng hải sản khai thác của Đồng bằng sông Cửu Long luôn dẫn đầu cả nước là
 A. có trữ lượng hải sản lớn nhất. 
B. có diện tích mặt nước lớn nhất. 
C. người dân có kinh nghiệm. 
D. thị trường rộng lớn. 
HẾT

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_bai_34_den_36_mon_dia_li_lop_9_truong_thcs_l.doc