Nội dung ôn tập và hướng dẫn học ở nhà Tuần 20 đến 23 môn Vật lí Lớp 9

I. Nội dung ôn tập:

1. Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều? Nêu các cách tạo ra  dòng điện xoay chiều?

Trả lời: 

- Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

- Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

doc 2 trang Khánh Hội 15/05/2023 2680
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập và hướng dẫn học ở nhà Tuần 20 đến 23 môn Vật lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập và hướng dẫn học ở nhà Tuần 20 đến 23 môn Vật lí Lớp 9

Nội dung ôn tập và hướng dẫn học ở nhà Tuần 20 đến 23 môn Vật lí Lớp 9
NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Phần 1: Ôn tập từ tuần 20 đến tuần 23
I. Nội dung ôn tập:
1. Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều? Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều?
Trả lời: 
- Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
- Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
2. Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều? Máy phát điện xoay chiều biến đổi năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
Giải thích nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều?
Trả lời: 
- Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Khi cho nam châm (hoặc cuộn dây) quay thì ta thu được dòng điện xoay chiều trong máy.
- Máy biến đổi năng lượng từ cơ năng sang điện năng.
- Giải thích: Khi nam châm hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luân phiên tăng giảm.
3. + Nêu dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều?. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều? 
+ Kí hiệu ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều.
+ Số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết điều gì?
Trả lời:
+ Dòng điện một chiều là dòng điện có một chiều nhất định, dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều.
 Các tác dụng của dòng điện xoay chiều: Nhiệt, quang, từ, sinh lí.
 Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.
+ Các kí hiệu: A, V ; A~ , V~
+ Số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cđdđ và hđt xoay chiều.
4. + Giải thích vì sau có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện. Viết công thức tính công suất hao phí. Nêu cách làm giảm hao phí tốt nhất
+ Nêu nguyên tắc cấu tạo và giải thích nguyên tắc hoạt động của máy biến thế. Viết công thức liên hệ giữa hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây và số vòng dây tương ứng của mỗi cuộn và vận dụng công thức để tính một đại lượng khi biết ba đại lượng còn lại?
Trả lời: 
+ Điện năng hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây. 
Công thức: . Cách làm giảm hao phí tốt nhất là tăng U vì Php tỉ lệ nghịch với U2 
+ Cấu tạo: Hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau, đặt cách điện với nhau. Một lõi sát (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây.
Giải thích hoạt động: Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì trong cuộn dây đó có dòng điện xoay chiều. Lõi sắt bị nhiễm từ trở thành một nam châm có từ trường biến thiên; số đường sức từ của từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp biến thiên, do đó trong cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. Một dòng điện xoay chiều phải do một hiệu điện thế xoay chiều gây ra. Do đó ở hai đầu cuộn thứ cấp có một hiệu điện thế xoay chiều. Công thức: 
5. Hiện tượng khúc xạ là gì? Hãy mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại? Chỉ ra tia phản xạ, tia khúc xạ, góc phản xạ, góc khúc xạ?
Trả lời:
 - Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bi gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Không khí sang nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và ngược lại.
- Vẽ và chỉ trên hình.
II. Câu hỏi thu hoạch:
Câu 1. Trên cùng một đường dây tải điện, nếu dùng máy biến thế để tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 20 lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây sẽ giảm đi bao nhiêu lần?
Câu 2. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp có 100 vòng. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V. 
a. Đây là máy tăng thế hay hạ thế?
b. Tính hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp?
Phần 2: Hướng dẫn học ở nhà từ tuần 24 đến tuần 27
Từ bài 42 đến bài 45
- Tìm hiểu đặc điểm của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
- Tìm hiểu cách nhận biết thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
- Tìm hiểu trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cụ của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
- Tìm hiểu đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
- Tìm hiểu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
- Tìm hiểu cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
- So sánh các đặc điểm của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
. Hết .

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_va_huong_dan_hoc_o_nha_tuan_20_den_23_mon_va.doc