Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

    - Kiến thức: củng cố, khắc sâu nội dung: định luật Jun-len-xơ.

- Kĩ năng: 

     + Vận dụng định luật Jun - len – xơ để giải được các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.

     + Phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin.

- Thái độ: Trung thực, kiên trì, cẩn thận. 

II. CHUẨN BỊ:

     * Thầy: dặn HS xem trước bài, nghiên cứu cách giải. 

     * Trò:  Xem và soạn trước bài, máy tính bỏ túi.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 

1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 

2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)

 Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun-Len-xơ (giải thích các kí hiệu có mặt trong công thức).

doc 5 trang Khánh Hội 22/05/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 9	Ngày soạn: 02/10/2018
Tiết: 17 	 
BÀI 17: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT JUN – LEN – XƠ. 
I. MỤC TIÊU:
 - Kiến thức: củng cố, khắc sâu nội dung: định luật Jun-len-xơ.
- Kĩ năng: 
 + Vận dụng định luật Jun - len – xơ để giải được các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.
 + Phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin.
- Thái độ: Trung thực, kiên trì, cẩn thận. 
II. CHUẨN BỊ:
	* Thầy: dặn HS xem trước bài, nghiên cứu cách giải. 
 * Trò: Xem và soạn trước bài, máy tính bỏ túi.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
 Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun-Len-xơ (giải thích các kí hiệu có mặt trong công thức).
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: (20 phút). Giải bài 1
-GV gọi HS đọc đề
 -GV yêu cầu HS tóm tắt đề.
-GV gọi HS trình bày cách giải, bài giải.
+ Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong thời gian t được tính bằng công thức nào?
+ Hiệu suất được tính bằng công thức nào?
+ Qi =? Qtp=?
+ Làm thế nào để tính được tiền điện phải trả?
+ Tính điện năng sử dụng bằng công thức nào?
-HS đọc SGK, tìm hiểu đề.
-HS đứng tại chỗ tóm tắt đề.
-HS nêu cách giải, bài giải.
+ Q = I2Rt
+ H =Qi/Qtp
+ Qi = mc(t2 – t1)
 Qtp = I2Rt
+ Tiền điện = điện năng sử dụng x giá tiền 1kwh
+ A = P .t
Bài 1:
Tóm tắt: 
R = 80
I = 2,5A
m = 1,5kg
t1 = 250C ; t2 = 1000C
t = 20 phút = 1200s
c =4200J/kg.K
a) Q = ?
b) H = ?
c) Tiền điện = ?
 Giải:
a) Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1 giây là:
 Q = I2Rt = (2,5)2.80.1
 = 500(J)
b) Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là: 
 Qi = mc(t2 –t1)
 = 1,5. 4200. (100 – 25)
 = 472500(J)
 Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra là:
 Qtp = I2Rt = 500.1200
 = 600000(J)
 Hiệu suất của bếp là:
 H = Qi / Qtp 
 = 472500/600000
 = 78,75%
c) Điện năng mà bếp tiêu thụ trong 30 ngày là:
A = P .t = I2Rt
 = (2,5)2.80.3.30.3600
 = 162000000(J)=45kwh
Tiền điện phải trả là:
 45.700 = 31500 (đồng)
Hoạt động 2: (15 phút). Giải bài 3
-GV gọi HS đọc đề
-GV yêu cầu HS tóm tắt đề.
-GV gọi HS trình bày cách giải, bài giải.
-GV hướng dẫn (nếu HS không làm được):
+ Có l, S, à Điện trở của dây dẫn được tính bằng công thức nào? 
+ Có P, U à tính I bằng công thức nào ?
+ Áp dụng công thức nào để tính được Q?
-HS đọc SGK, tìm hiểu đề.
-HS đứng tại chỗ tóm tắt đề.
-HS nêu cách giải, bài giải.
-HS tham gia phát biểu và làm theo hướng dẫn:
+ 
+ I 
+ Qtp = I2Rt 
Bài 3:
Tóm tắt:
l = 40m
S = 0,5mm2 = 0,5.10-6m2
U = 220V
P = 165W = 0,165 kW
= 1,7.10-8 
t = 3.30 = 90 (h)
 a) R = ? 
 b) I =? 
 c)Q =? kW.h
 Giải :
 a) Điện trở của toàn bộ đường dây:
 = 1,36 ()
 b) Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn:
P = U.I à I 
 = 0,75 (A)
 c) Nhiệt lượng tỏa ra trên đường dây dẫn trong 30 ngày:
Q= I2R.t =0,752.1,36.90.3600
 = 247860 (J) 0,069 kW.h 
4. Củng cố: (2 phút)
- GV: chốt lại dạng bài tập vừa sửa trong tiết à cách giải
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (5 phút)
- Xem lại các bài tập vừa sửa
- Làm bài tập: bài 2 SGK, 16-17.6SBT 
- Xem lại các quy tắc an toàn điện (bài 29- Vật lí 7)
- Xem trước bài 19: “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện” 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
-Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 	-Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tuần: 9	Ngày soạn: 02/10/2018
Tiết: 18 	 
BÀI 19: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Nêu được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện và sử dụng tiết kiệm điện năng. 
- Kĩ năng: Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện và sử dụng tiết kiệm điện năng. 
 - Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: thực hiện các quy tắc an toàn điện, lựa chọn thiết bị điện phù hợp để tiết kiệm điện. 
II. CHUẨN BỊ:
	* Thầy: máy tính + Ti vi tương tác.
	* Trò: + xem trước bài
	 + Ôn lại quy tắc an toàn khi sử dụng điện ở lí 7, công nghệ 8
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản 
Hoạt động 1: (20 phút). Tìm hiểu và thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện:
-GV trình chiếu đề bài tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm (2 em).
-GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả bài của nhóm
-GV lần lượt gọi HS trả lời.
-GV gọi HS nhận xét, bổ sung à GV chốt lại, chính xác hóa câu trả lời.
-GV trình chiếu 1 đoạn phim về “Tai nạn điện” 
-GV?: Khi sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị điện và đồ dùng điện cần tuân theo những quy tắc gì?
-GV trình chiếu đề C5, yêu cầu HS trả lời.
-GV trình chiếu hình 19.1SGK, yêu cầu HS chỉ ra dây nối dụng cụ với đất, dòng điện chạy qua dây nào?
-GV trình chiếu hình 19.2SGK, yêu cầu HS giải thích vì sao người sử dụng chạm vào mà không bị nguy hiểm?
-GV giáo dục HS BVMT: Sống gần đường dây điện cao thế rất nguy hiểm  à di dời ra xa đường dây cao thế và thực hiện các quy tắc an toàn điện.
-HS đọc đề, thảo luận, trả lời.
-HS trả lời
-HS theo dõi, ghi bài
-HS đọc đề, suy nghĩ, trả lời
-HS theo dõi
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS quan sát, suy nghĩ, trả lời.
-HS quan sát, suy nghĩ, trả lời.
-HS quan sát, suy nghĩ, trả lời.
-HS lắng nghe.
I. An toàn khi sử dụng điện:
 1. Nhớ lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7: 
 C1: Làm TN với nguồn điện dưới 40V.
 C2: Vỏ bọc cách điện đúng như tiêu chuẩn quy định.
 C3: Mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp.
 C4: phải rất thận trọng khi tiếp xúc với mạng điện này vì nó có hđt 220V nên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
 2. Một số quy tắc an toàn khi sử dụng điện:
 Khi sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị, và ĐDĐ cần ngắt điện (rút phích cắm, tháo nắp cầu chì) và đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà.
 Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện.
Hoạt động 2: (15 phút). Tìm hiểu ý nghĩa và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng: 
-GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1SGK (GV trình chiếu) 
-GV trình chiếu nội dung C7, yêu cầu HS thảo luận à trả lời.
+ Ngắt điện khi không sử dụng hoặc đi khỏi nhà được lợi gì?
+ Tiết kiệm được điện năng à dư điện thì ta được lợi gì?
-GV lần lượt gọi HS trả lời, gọi HS khác nhận xét à bổ sung.
-GV trình chiếu nội dung C8, C9 yêu cầu HS trả lời.
-GV gọi HS khác nhận xét à bổ sung.
-GV giáo dục HS BVMT: Các bóng đèn sợi đốt có hiệu suất thấp à cần thay bằng bóng đèn tiết kiệm điện.
-HS đọc SGK
-HS thảo luận nhóm (2 em)trả lời.
- sẽ tránh sự cố gây tai nạn và thiệt hại do dòng điện gây ra.
 - Dành phần điện năng tiết kiệm được để xuất khẩu điện, tăng thu nhập cho đất nước.
 - Giảm bớt việc xây dựng các nhà máy điện, do đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
-HS trả lời, HS khác nhận xét à bổ sung.
-HS suy nghĩ trả lời
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe
II. Sử dụng tiết kiệm điện năng:
 1. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng:
 Vì:
 - Giảm chi tiêu cho gia đình
 - Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn.
 - Giảm bớt sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống điện.
 - Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất. 
 2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:
 C8: A = P .t
 C9: + Dụng cụ, thiết bị điện có công suất hợp lí.
 + không sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện trong những lúc không cần thiết.
4. Củng cố: (6 phút)
- GV: yêu cầu HS làm C10, C11SGK
- C12 SGK
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (3 phút)
- Học bài
- Đọc phần “có thể em chưa biết” ở cuối bài.
- Làm bài tập: 19.1 à 19.5 SBT 
- Xem và soạn trước câu trả lời phần tự kiểm tra (câu 1 à 6), phần vận dụng (câu 12 à 18) 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
-Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	
-Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Trình kí tuần 9:

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_9_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_ng.doc