Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
I. MỤC TIÊU:
1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức:
+ Nêu được kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát vật nhỏ.
+ Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn.
- Kĩ năng: Biết sử dụng kính lúp để nhìn được vật kích thước nhỏ.
- Thái độ:
+ Nghiêm túc, chính xác.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: sử dụng kính lúp quan sát, phát hiện các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu.
- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành.
- Năng lực thực hành thí nghiệm: bố trí thí nghiệm, thực hiện các thao tác cần thiết để hoàn thành thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên: dụng cụ cho các nhóm:
- 3 kính lúp có số bội giác đã biết.
- Thước nhựa
- 3 vật nhỏ để quan sát
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Tuần: 30 Ngày soạn: 11/3/2019 Tiết: 59 Bài 50. KÍNH LÚP I. MỤC TIÊU: 1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: + Nêu được kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát vật nhỏ. + Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn. - Kĩ năng: Biết sử dụng kính lúp để nhìn được vật kích thước nhỏ. - Thái độ: + Nghiêm túc, chính xác. + Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống: BVMT: sử dụng kính lúp quan sát, phát hiện các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. 1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu. - Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành. - Năng lực thực hành thí nghiệm: bố trí thí nghiệm, thực hiện các thao tác cần thiết để hoàn thành thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: dụng cụ cho các nhóm: - 3 kính lúp có số bội giác đã biết. - Thước nhựa - 3 vật nhỏ để quan sát * Học sinh: - Xem trước nội dung bài 50. Kính lúp à Tìm hiểu “Kính lúp là gì; Cách quan sát 1 vật nhỏ qua kính lúp ”. - Ôn lại cách vẽ ảnh của một vật qua TKHT (trường hợp d < f). - Thước thẳng. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút). Nêu biểu hiện của tật mắt cận thị và mắt lão; Cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (2 phút). Đặt vấn đề vào bài. - Mục đích: Đặt vấn đề vào bài. - Nội dung: Giới thiệu về kính lúp. -GV: Trong môn sinh học các em đã được quan sát các vật nhỏ bằng dụng cụ gì? Tại sao nhờ dụng cụ đó mà quan sát được các vật nhỏ? -GV dẫn dắt HS vào bài -HS suy nghĩ, trả lời: kính lúp vì -HS lắng nghe, nhận thức vấn đề. Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức: * Kiến thức 1: (20 phút). Cấu tạo và đặc điểm của kính lúp. - Mục đích: Tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của kính lúp. - Nội dung: Cấu tạo và đặc điểm của kính lúp. -GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục 1 (xoáy sâu) -GV?: + kính lúp là gì? + Số bội giác của kính lúp được kí hiệu ntn? Số bội giác liên hệ với tiêu cự bằng công thức nào? -GV giao cho các nhóm các kính lúp có số bội giác khác nhau, yêu cầu HS quan sát cùng 1 vật nhỏ, sắp xếp các kính lúp theo thứ tự cho ảnh từ nhỏ đến lớn à đối chiếu với số bội giác của kính lúp à tính f = ? -GV yêu cầu HS làm C1, C2. -GV?: Kính lúp là gì? Dùng để làm gì? Số bội giác G cho biết gì? -GV liên hệ giáo dục HS BVMT: sử dụng kính lúp quan sát, phát hiện các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. -HS: cá nhân đọc thông tin SGK -HS: trả lời -HS -HS: hoạt động nhóm làm theo yêu cầu của GV à f1 = f2 = f3 = -HS suy nghĩ, trả lời -HS trả lời (Kết luận SGK) -HS lắng nghe I. Kính lúp là gì? 1.Kính lúp là gì? - Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn - Dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ. - Số bội giác của kính lúp được kí hiệu: G G = 25/f 2. Quan sát vật bằng kính lúp: C1: Kính lúp có G càng lớn thì có f càng ngắn. C2: G = 25/f à 1,5 = 25/f àf = 25/1,5 = 16,7 cm 3.Kết luận: (SGK. 133) * Kiến thức 2: (15 phút). Tìm hiểu cách quan sát 1 vật qua kính lúp và sự tạo ảnh qua kính lúp (xoáy sâu) -GV yêu cầu HS vẽ ảnh của vật AB ở hình 50.2 SGK -GV gọi 1 HS lên bảng vẽ -GV vẽ hình 50.2, hướng dẫn HS vẽ ảnh -GV?: câu C3, C4 -GV?: Muốn quan sát 1 vật nhỏ qua kính lúp ta phải làm gì? -HS làm theo yêu cầu của GVàtrả lời -HS trả lời: C3: ảnh ảo, to hơn vật C4: phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp. -HS trả lời (Kết luận SGK) II. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp: C3: Qua kính lúp sẽ có ảnh ảo, to hơn vật C4: phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp. *) Kết luận: (SGK) 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút) a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo. Nội dung: - Học bài: Kính lúp là gì; Cách quan sát 1 vật nhỏ qua kính lúp. - Làm bài tập: 50.1 à 50.5 SBT - Xem trước nội dung bài 51. Bài tập quang hình học. b) Cách tổ chức hoạt động: - HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên. - GV: giao nhiệm vụ cho HS. c) Sản phẩm hoạt động của HS: - Nắm được Kính lúp là gì; Cách quan sát 1 vật nhỏ qua kính lúp. - Làm bài tập: 50.1 à 50.5 SBT - Tìm hiểu cách giải các bài tập trong bài 51.Bài tập quang hình học. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (2 phút) - GV ?: Kính lúp là gì? Số bội giác của kính lúp cho biết gì? - GV?: Cách quan sát 1 vật nhỏ qua kính lúp. V. RÚT KINH NGHIỆM: - Giáo viên: ... .... - Học sinh: . .... Tuần: 30 Ngày soạn: 11/3/2019 Tiết: 60 Bài 51. BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC I. MỤC TIÊU: 1.1. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: Củng cố kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về thấu kính và về các dụng cụ quang học đơn giản (máy ảnh, con mắt, kính cận, kính lão, kính lúp). - Kĩ năng: + Vận dụng kiến thức để giải được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về thấu kính và về các dụng cụ quang học đơn giản (máy ảnh, con mắt, kính cận, kính lão, kính lúp). + Thực hiện được các phép tính về hình quang học. + Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học - Thái độ: Cẩn thận 1.2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực đọc hiểu: đọc, nghiên cứu, xử lí tài liệu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thực hành. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: các bài tập và bài tập bổ sung (nếu có). * Học sinh: Xem trước bài, nghiên cứu cách giải; Ôn tập từ bài 40 à 50 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút). GV kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). -Kính lúp là gì? Dùng kính lúp để làm gì? - Số bội giác của kính lúp có ý nghĩa gì? - Để quan sát 1 vật nhỏ qua kính lúp thì vật phải ở vị trí ntn so với kính? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (2 phút). Đặt vấn đề vào bài. - Mục đích: Đặt vấn đề vào bài. - Nội dung: Giới thiệu nội dung bài học và các kiến thức liên quan cần sử dụng. - GV: giới thiệu nội dung tiết học, các kiến thức liên quan cần sử dụng để gải bài tập. - HS: lắng nghe, nhận thức vấn đề. Hoạt động 2: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm * Kiến thức 1: (12 phút). Chữa bài tập 1. -GV: gọi 1 HS đọc đề -GV giao dụng cụ cho các nhóm và yêu cầu: + Để 1 vật nặng ở tâm + Tìm vị trí của mắt để sao cho thành bình vừa che khuất hết đáy. + Đổ nước vào à thấy O -GV?: + Trước khi đổ nước, mắt có nhìn thấy tâm O của đáy bình không? + Vì sao sau khi đổ nước thì mắt lại nhìn thấy O? -GV yêu cầu HS vẽ hình 51.1 theo đúng tỉ lệ đề cho. -GV yêu cầu HS vẽ đường biểu diễn mặt nước. -GV yêu cầu HS vẽ tia sáng từ tâm O à tới mắt. -GV gọi 1HS lên bảng vẽ -HS đọc đề -HS hoạt động nhóm làm TN theo hướng dẫn của GV -HS: + không + xảy ra hiện tượng khúc xạ, tia sáng bị gãy khúc. -HS: vẽ hình 51.1 -HS vẽ theo yêu cầu của GV -HS: vẽ theo yêu cầu của GV I O Bài 1: (Về hiện tượng khúc xạ ánh sáng) * Kiến thức 2: (10 phút). Chữa bài 2. -GV gọi 1 HS đọc đề -GV lưu ý HS chọn tỉ xích thích hợp, yêu cầu HS làm theo yêu cầu đề bài. -GV gọi HS lên bảng vẽ -GV yêu cầu HS đo AB, A’B’ à tính A’B’/AB =? -HS đọc đề bài 2 -HS lắng nghe, làm việc cá nhân à vẽ hình A F F' B O ∆ A’ B’ -HS đo AB, A’B’ à tính A’B’/AB Bài 2: (dựng ảnh của vật một sáng qua TKHT) b) A’B’ = AB = * Kiến thức 3: (10 phút). Chữa bài tập 3 -GV gọi 1 HS đọc đề -GV gọi HS trả lời câu a và giải thích vì sao? + Biểu hiện cơ bản của mắt cận? + Mắt cận nặng hơn thì nhìn được các vật xa hơn hay gần hơn? -GV gọi HS trả lời câu b -HS đọc đề bài 3 -HS trả lời -HS suy nghĩ, trả lời Bài 3: (Về tật cận thị) a) Mắt cận chỉ nhìn rõ các vật ở gần. Điểm CV của Hòa (là 40cm) ngắn hơn điểm CV của Bình (là 60cm) Do đó, Hòa bị cận nặng hơn Bình. b) - Đó là TKPK - Kính của Hòa có tiêu cự ngắn hơn 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (3 phút) a) Mục đích: hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới tiếp theo. Nội dung: - Xem lại các bài tập đã sửa. - Làm bài tập: 51.2, 51.3; 51.4 SBT - Xem trước nội dung bài 52. Ánh sáng trắng-Ánh sáng màu. b) Cách tổ chức hoạt động: - HS: lắng nghe yêu cầu của giáo viên. - GV: giao nhiệm vụ cho HS. c) Sản phẩm hoạt động của HS: - Nắm được cách giải các bài tập đã sửa. - Làm bài tập: 51.2, 51.3; 51.4 SBT - Tìm hiểu “Nguồn phát ra ánh sáng trắng, nguồn phát ra ánh sáng màu, có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách nào?”. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: (2 phút) - GV ?: Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? - GV?: Nêu cách dựng ảnh của 1 vật AB qua TK. - GV?: Đặc điểm của mắt cận, mắt lão, cách khắc phục? V. RÚT KINH NGHIỆM: - Giáo viên: ... .... - Học sinh: . .... Trình kí tuần 30:
File đính kèm:
giao_an_vat_li_lop_9_tuan_30_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_n.doc