Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức: Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.

2. Kĩ năng: Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ bằng cách sử dụng các tia sáng đặc biệt.

3. Thái độ: Nghiêm túc, chính xác.

II. CHUẨN BỊ                                                            

*Thầy: Bảng phụ kẻ bảng 1.

+ 1 TKHT có f = 50mm, 1 TKHT có f = 100mm; 
+ giá quang học; màn ảnh, nến, quẹt..

*Trò: Làm các bài tập về nhà
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 

1. Ổn định lớp(1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

Y-K: Nêu đặc điểm của thấu kính hội tụ ? Nhận biết TKHT trong các thấu kính sau? Nêu đường truyền của 3 tia sáng qua TKHT. Vẽ đường truyền của tia sáng đến quang tâm.

Tb: Nêu đường truyền của 3 tia sáng đi qua thấu kính hội tụ? Vẽ hình minh họa?

* Nêu vấn đề: Hình ảnh ta quan sát ở hình 43.1 là hình ảnh của dòng chữ tạo bởi TKHT. Ảnh đó cùng chiều với vật. Có khi nào ảnh của vật tạo bởi TKHT ngược chiều với vật không ? 

doc 6 trang Khánh Hội 16/05/2023 1720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng

Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 15/01/2019 
Tuần: 24 Tiết 45. BÀI 43. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI 
 THẤU KÍNH HỘI TỤ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.
2. Kĩ năng: Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ bằng cách sử dụng các tia sáng đặc biệt.
3. Thái độ: Nghiêm túc, chính xác.
II. CHUẨN BỊ 	
*Thầy: Bảng phụ kẻ bảng 1.
+ 1 TKHT có f = 50mm, 1 TKHT có f = 100mm; 
+ giá quang học; màn ảnh, nến, quẹt..
*Trò: Làm các bài tập về nhà
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Y-K: Nêu đặc điểm của thấu kính hội tụ ? Nhận biết TKHT trong các thấu kính sau? Nêu đường truyền của 3 tia sáng qua TKHT. Vẽ đường truyền của tia sáng đến quang tâm.
Tb: Nêu đường truyền của 3 tia sáng đi qua thấu kính hội tụ? Vẽ hình minh họa?
* Nêu vấn đề: Hình ảnh ta quan sát ở hình 43.1 là hình ảnh của dòng chữ tạo bởi TKHT. Ảnh đó cùng chiều với vật. Có khi nào ảnh của vật tạo bởi TKHT ngược chiều với vật không ? 
3. Nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi TKHT (10 phút)
- Hướng dẫn HS làm TN
Y-K: Cho biết dụng cụ và mục mục đích TN 
Tb-K: Nêu cách bố trí và tiến hành thí nghiệm?
- Chốt lại cách tiến hành thí nghiệm
+ Đặt nến ở rất xa TK và màn sát TK, dịch chuyển màn ảnh để xuất hiện ảnh rõ nét, ® ảnh thật cùng chiều hay ngược chiều với vật?
+ Di chuyển vật gần TK (nến) ở khoảng d > 2f ® ảnh thật hay ảnh ảo, to hay nhỏ hơn vật, cùng chiểu hay ngược chiều với vật?
+ Di chuyển nến trong khoảng f < d < 2f 
Tb-K: Khi vật đặt ngoài khoảng tiêu cự thì ta thu được ảnh có đặc điểm gì?
- Đặt vật trong khoảng tiêu cự. YCHS quan sát và trả lời C3 & mô tả TN.
- Hướng dẫn HS quan sát ảnh: 
K-G: Khi vật đặt trong khoảng tiêu cự của TKHT thì ảnh có đặc điểm gì ?
- Treo bảng 1, YCHS điền vào chỗ tróng cho đúng với kết quả TN
- Cho HS đọc thông báo (SGK) về ảnh của một vật ở rất xa TK & vuông góc với thấu kính. GV phân tích thêm cho HS hiểu.
- Quan sát, tìm hiểu sgk trả lời
+ Dụng cụ TN
+ Mục đích TN: Quan sát đặc điểm của ảnh của 1 vật tạo bởi TKHT.
+ Cách bố trí TN: Đặt nến trước thấu kính, màn ảnh sau thấu kính. (màn ảnh, nến và TK: đồng trục)
- HS: tiến hành TN, thảo luận nhóm C1, C2 ghi vào bảng 1
- ..cho ảnh thật, ngược chiều và bé hơn vật 
- ..cho ảnh thật, ngược chiều và bé hơn vật 
- ..cho ảnh thật, ngược chiều và bé hơn vật 
-  ảnh ảo, lớn hơn vật, cùng chiều 
- Lần lượt HS hoàn thành bảng 1. Lớp nhận xét
- HS đọc thông báo về ảnh của một vật ở rất xa và vuông góc với TK
I. Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi TKHT
 1. Thí nghiệm
 (Hình 43.2-SGK)
a) Đặt vật ngoài khoảng tiêu cự 
C1: Ảnh thật, ngược chiều với vật. 
C2: Dịch chuyển vật vào gần thấu kính hơn thì vẫn thu được ảnh của vật trên màn hứng. Đó là ảnh thật, ngược chiều với vật. 
b) Đặt vật trong khoảng tiêu cự. 
C3: Màn ảnh đặt sát thấu kính; Từ từ dịch chuyển màn hứng ra xa thấu kính, ta không hứng được ảnh của vật ở trên màn hứng. Đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló, ta quan sát thấy ảnh cùng chiều, lớn hơn vật. Đó là ảnh ảo không hứng được trên màn.
2) Hãy ghi các nhận xét ở trên vào bảng 1
1. ... thật ... ngược chiều ... bé hơn
2 . .. thật ... ngược chiều ... bé hơn
3 ... thật ... ngược chiều ... lớn hơn
4 . ... ảo ... cùng chiều ... lớn hơn
Hoạt động 2: Cách dựng ảnh (11 phút)
K-G: đọc thông tin sgk và nêu cách vẽ ảnh của điểm sáng.
Tb-Y: GV gợi ý
- Quan sát hình vẽ về đường truyền 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT, từ đó nêu cách vẽ
- YCHS tiến hành vẽ ảnh S’ theo YC C4.
Y-K: hướng dẫn Hs thực hiện từng bước vẽ ảnh S’ của điểm sáng S
Chốt lại: Cần mấy tia sáng để dựng ảnh của S qua TKHT?
K-G: Để vẽ ảnh của AB qua TKHT ta làm ntn? 
*Gợi ý:
- Dựng B’ là ảnh của điểm B.
- Từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta được A’. A’ là ảnh của điểm A và A’B’ là ảnh của vật AB.
- Hướng dẫn HS vẽ ảnh A’B’ trường hợp d = 36cm
- Theo dõi, uốn nắn các sai sót
K-G: Nêu cách vẽ ảnh A’B’ khi d = 8cm?
Gợi ý: 
- Vẽ B’ là ảnh của B qua TKHT
Y-K: Các tia ló này có giao nhau không ? 
Tb: Ta có thu được ảnh thật không ? 
K-G: để có được ảnh ảo ? (hướng dẫn HS xác định B’)
K-G: Nêu cách dựng ảnh A’B’ qua TKHT? 
- Chốt lại cách dựng ảnh A’B’ của AB qua TKHT?
- Nêu cách vẽ ảnh của điểm sáng
- S’ là ảnh của S.
- Sử dụng 2 trong 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT.
- Làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng vẽ.
- Tiến hành vẽ theo HD của GV.
- Từng HS thực hiện
- Lớp hận xét
- HSTL: Không giao nhau.
- Không có ảnh thật.
- Cá nhân trả lời
- Từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta được ảnh A’B’
- Vài HS (yếu kém) đọc đoạn cuối phần ghi nhớ.
II. Cách dựng ảnh
1) Dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi TKHT
- Từ S vẽ 2 tia đặc biệt:
 + Tia tới song song với trục chính, tia ló đi qua tiêu điểm.
 + Tia tới đi qua quang tâm, tiếp tục truyền thẳng,
Hai tia ló này hội tụ tại 1 điểm S’ là ảnh của điểm S.
 2) Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi TKHT
a) Vật đặt ngoài tiêu cự
b) Vật đặt trong tiêu cự
 * Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua TKHT (AB vuông góc với trục chính của TK, A nằm trên trục chính), ta chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng cách vẽ đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.
Hoạt động 3: Vận dụng (13 phút)
Y-K: Nhắc lại cách dựng ảnh của một vật qua TKHT 
* Hướng dẫn HS trả lời C6.
- Xét hai cặp tam giác đồng dạng.
- Trong từng trường hợp tính tỉ số .
- Vì sao FAB OHF ?
Từ đó ta suy ra các hệ thức nào?
K-G: tính OH, từ đó suy ra A’B’ và OA’
*Trường hợp d = 8cm, hướng dẫn HS về nhà làm
- HS làm tại lớp t/h1 theo hướng dẫn 
- Trường hợp 2 (btvn)
-YCHS làm C7
- GV thông tin cho HS đây là cách nhận biết TKHT
- Cá nhân căn cứ vào kết luận ở bảng 1 để trả lời
- Từ FAB OHF và 
OAB OA’B’, HS thảo luận nhóm lập các tỉ để tính các độ dài các đoạn thẳng theo YC
- Trả lời theo gợi ý của GV
-... AB // OH, 
- HS về nhà làm câu C6
- Cá nhân đứng tại chỗ trả lời
III. Vận dụng
C6:
TH 1: f = 12cm ; h = 1cm ;
d = OA = 36cm 
d’ = OA’ = ?
h’ = A’B’= ?
- Xét FAB đồng dạngOHF
Có: 
Hay: A’B’= OH ==
= 0,5(cm)
 Vậy ảnh có độ cao h’ = 0,5cm
Xét OAB đồng dạngOA’B’ có
 => 
Hay 
TH 2: f = 12 cm, OA = d = 8cm, 
AB = 1cm. Tính A’B’. Ta có AFB đồng dạng OFI nên: 
C7: Từ từ dịch chuyển TKHT ra xa trang sách, ảnh của dòng chữ quan sát qua TK cùng chiều và to hơn dòng chữ khi quan sát trực tiếp. Đó là ảnh ảo của dòng chữ tạo bởi TKHT khi dòng chữ nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
Tới một vị trí nào đó, ta lại nhìn thấy ảnh của dòng chữ ngược chiều với vật. Đó là ảnh thật của dòng chữ tạo bởi TKHT, khi dòng chữ nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính, và ảnh thật đó nằm ở trước mắt.
4. Củng cố: (3 phút)
- Khi nào ảnh của môt vật qua TKHT là ảnh ảo, là ảnh thật
- Dựng ảnh của một điểm sáng, một đoạn thẳng AB đặt vuông góc trên TK qua TKHT ta làm như thế nào?
- Nhắc lại kiến thức về tam giác đồng dạng để tính toán các bài toán quang hình học.
- Hs đọc có thể em chưa biết
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
- Bài tập về nhà: 42 – 43.1, 2 ; K – G: làm thêm 42 – 43.4/87, 88 
Hướng dẫn: 43.2. Thực hiện theo thứ tự: Xác định quang tâm, chỗ đặt TKHT, tiêu điểm, .
Dựa vào nội dung bài học
- Chuẩn bị bài mới: Xem trước bài 44 – hình dạng của TKPK, các khái niệm có liên quan.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/01/2019 
Tuần: 24 Tiết 46 . BÀI 44. THẤU KÍNH PHÂN KỲ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Nhận biết được thấu kính phân kì.
- Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì.
2. Kỹ năng 
- Nhận dạng được TKPK
- Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì.
3. Thái độ: Trung thực, hợp tác trong các hoạt động, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ 
*Thầy: Mỗi nhóm HS: 1 thấu kính phân kỳ tiêu cự f = 12cm; 1 giá quang học; 1 nguồn sáng phát ra ba tia sáng song song; 1 màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng 
*Trò: Làm các bài tập về nhà.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Tb-K: Nêu đặc điểm ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ ? Vẽ ảnh của vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính trong trường hợp vật đặt ngoài tiêu điểm?
Tb-Y: Có những cách nào để nhận biết TKHT ? Vẽ ảnh của điểm sáng S qua TKHT.
*Nêu vấn đề: TKHT có những đặc điểm gì khác so với TKPK ?
3. Nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tự kiểm tra và vân dụng (10 phút)
- GV đưa ra hai loại TK.
Y-K: TK nào là TKHT? 
- GV khẳng định TK còn lại gọi là TKPK
Tb: TKPK có đặc điểm gì? 
K-G: Nêu dụng cụ và cách tiến hành như thế nào? 
- Hướng dẫn HS làm TN và thảo luận trả lời C3 
- TKPK được ký hiệu trên hình vẽ như thế nào? 
+ Cá nhân quan sát từng loại kính và trả lời C1, C2. 
- Cá nhân trả lời
- Thực hiện theo hướng dẫn ® trả lời C3 
C3: Chùm tia ló loe rộng ra.
- HS tìm hiểu thông tin sgk về tiết diện của TKPK 
- HS nêu ký hiệu TKPK 
I. Đặc điểm của thấu kính phân kỳ 
1. Quan sát và tìm cách nhận biết.
+ Làm bằng vật liệu trong suốt.
+ Phần rìa dày hơn phần giữa.
 2. Thí nghiệm. (Hình 44.1–sgk)
 Chùm tia tới song song với trục chính của TKPK cho chùm tia ló phân kỳ
+ Hình dạng tiết diện của thấu kính phân kỳ ( Hình 44.2 a,b,c – SGK )
+ Ký hiệu: (sgk) 
Hoạt động 2: Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính (16 phút)
- YCHS quan sát TN và trả lời C4 
- GV làm TN, HS quan sát và trả lời C4
- Trục chính của TKPK có đặc điểm gì ? 
Tb-Y: tìm hiểu SGK và nêu đặc điểm của quang tâm của TKPK.
- YCHS làm C5, C6 theo nhóm.
+ YCHS kéo dài tia ló bằng đường đứt nét 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào vở. 
- Điểm mà các đường kéo dài này cắt nhau gọi là gì? 
+ GV thông báo: còn có tiêu điểm F’ đối xứng với F qua TK.
Y-K: tìm hiểu SGK và nêu khái niệm tiêu cự của TKPK
- HS tìm hiểu C4, quan sát TN và trả lời
+ Đánh dấu 3 tia tới và ló
+ Bỏ TK ra dùng bút chì kéo dài 3 tia ló 
+ Xác định được tia tới qua TK không bị khúc xạ - đó là tia nằm giữa tiếp tục truyền thẳng
K-G: Nêu đặc điểm của trục chính
- Cá nhân hiểu sgk và trả lời về đặc điểm của quang tâm.
- HS hoạt động nhóm trả lời câu C5, C6.
- HS thực hiện theo gợi ý 
- Các tia ló kéo dài cắt nhau tại một điểm trên trục chính, nó nằm cùng phía với chùm tia tới. Đó là tiêu diểm F. 
- HS đọc SGK và trả lời tiêu cự là gì?
II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TKPK
1) Trục chính (D): là đường thẳng mặt thấu kính chứa tia tới có tia ló không bị khúc xạ. 
2) Quang tâm: (O) là điểm trong thấu kính, thuộc trục chính mà mọi tia tới đến điểm này đều truyền thẳng, không đổi hướng. 
3) Tiêu điểm: (F và F’)
Mỗi thấu kính phân kỳ có 2 tiêu điểm F và F’ thuộc trục chính, nằm về 2 phía của thấu kính và cách đều quang tâm . 
(Hình 44.4 SGK) 
4) Tiêu cự: là khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm. 
OF = OF’= f 
Hoạt động 3: Vận dụng (8 phút)
Tb-Y: Chùm tia tới song song với trục chính cho chùm tia ló có đặc điểm gì? 
- Tia tới đến quang tâm có đặc điểm gì?
+ YCHS 1 HS làm C7
 HS còn lại làm việc cá nhân.
- Theo dõi, nhận xét và củng cố nội dung có liên quan
- YCHS quan sát kính cận của một bạn trong lớp để làm C8
-YCHS làm C9
*Gợi ý HSY-K
+ Về hình dạng
+ Về các chùm tia sáng đặc biệt
+ Về quan sát vật qua các loại thấu kính
- HS căn cứ mục 2 để nêu cách vẽ tia ló
- HS lên bảng làm C7
- HS còn lại làm bài vào vở .
Lớp nhận xét
- Cá nhân trả lời
-Lớp nhận xét
III.Vận dụng. 
C7: Vẽ 2 tia ló của tia tới đặc biệt S(1) ; S(2) .
C8: Kính cận là TKPK. Có thể nhận biết bằng 1 trong 2 cách sau:
1) Phần rìa dày hơn phần giữa 
2) Đặt thấu kính ở gần dòng chữ. Nhìn qua kính thấy ảnh của dòng chữ nhỏ hơn khi nhìn trực tiếp. 
C9: 3 đặc điểm trái ngược với TKHT của TKPK 
1) Phần rìa dày hơn phần giữa.
2) Chùm tia tới // trục chính chùm tia ló phân kỳ 
3) Đặt TKPK gần dòng chữ ảnh nhỏ hơn chữ thật.
 4. Củng cố: (3 phút)
- Hãy nêu đặc điểm của TKPK (có phần rìa dày hơn phần giữa, chùm tia tới song song với trục chính của TK cho chùm tia ló phân kỳ)
F’
F
O
∆
- Hãy nêu đặc điểm đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua TKPK. (So với TKHT, các đường này có gì giống, khác nhau?)
- HS đọc có thể em chưa biết
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2’)
- Bài tập về nhà: - 42-43.1, 2 tr 91. HSK làm bài 44-45.3 tr 91 - sbt
Hướng dẫn: Dựa vào nội dung bài học
Chuẩn bị bài mới: Xem trước bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ – đặc điểm ảnh của một vật qua TKPK và cách vẽ ảnh của một điểm sáng, một vật sáng qua TKPK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Duyệt của tổ chuyên môn tuần 24
Ngày 19/01/2019
Trương Thị Ngọc Tiếng

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tuan_24_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc