Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập và tự kiểm tra những yêu cầu kiến thức và kỹ năng của chương I phần điện trở của dây
dẫn và định luật Ôm
2. Kỹ năng
- Vận dụng được những kiến thức và kỹ năng để giải các bài tập chương I.
- Có kỹ năng giải bài tập vật lý theo từng bước.
3. Thái độ
- Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác nhóm
II. CHUẨN BỊ
*Thầy: Sơ đồ tóm tắt chương I (bảng phụ)
*Trò: Trả lời các câu hỏi phần tự kiểm tra, lập sơ đồ tư duy tóm tắt chương I
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1 phút)…………………………………………………………………………………..
2. Kiểm tra bài cũ: ( phút)
- Lớp trưởng báo cáo việc chuẩn bị phần trả lời phần tự kiểm tra
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thanh Tùng
Ngày soạn: 10/10/2018 Tuần: 10 Tiết 19. Bài 20 TỔNG KẾT CHƯƠNG I (tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ôn tập và tự kiểm tra những yêu cầu kiến thức và kỹ năng của chương I phần điện trở của dây dẫn và định luật Ôm 2. Kỹ năng - Vận dụng được những kiến thức và kỹ năng để giải các bài tập chương I. - Có kỹ năng giải bài tập vật lý theo từng bước. 3. Thái độ - Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác nhóm II. CHUẨN BỊ *Thầy: Sơ đồ tóm tắt chương I (bảng phụ) *Trò: Trả lời các câu hỏi phần tự kiểm tra, lập sơ đồ tư duy tóm tắt chương I III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút).. 2. Kiểm tra bài cũ: ( phút) - Lớp trưởng báo cáo việc chuẩn bị phần trả lời phần tự kiểm tra 3. Nội dung bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi tự kiểm tra (10 phút) Đối với lớp điểm sáng + Gọi HS bóc thăm các câu hỏi từ từ 1 đến 6 + Chuẩn bị câu trả lời (1 phút) + Từng HS trả lời Đối với lớp còn lại - YCHS trả lời từ câu 1 đến câu 4, mỗi dãy bàn chuẩn bị trả lời 1 câu - Gọi HS trả lời - Sau đó GV khắc sâu lại kiến thức đã học (bảng phụ) - Thực hiện tương tự đối với câu 5 và 6 (2 dãy bàn trả lời câu 5, 2 dãy bàn trả lời câu 6) - Cá nhân trả lời - Lớp theo dõi, nhận xét - Tương tự I. TỰ KIỂM TRA 1. . tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn đó. 2. Thương số là giá trị của đ.trở R đặc trưng cho dây dẫn. Khi thay đổi HĐT U thì giá trị này không đổi, vì HĐT U tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì CĐDĐ I chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần. 3. Vẽ sơ đồ mạch điện 4. Công thức tính điện trở tương đương của: Rtđ = R1 + R2 (R1 nt R2) (R1 // R2) 5. a. Điện trở của dây dẫn tăng lên ba lần khi chiều dài của nó tăng lên ba lần. b. Điện trở của dây dẫn giảm đi bốn lần khi tiết diện của nó tăng lên bốn lần. c. Có thể nói đồng dẫn điện tốt hơn nhôm vì điện trở suất của đồng nhỏ hơn điện trở suất của nhôm d. Đó là hệ thức R = 6. a. có thể thay đổi trị số và thay đổi, điều chỉnh cường độ dòng điện. b. nhỏ ghi sẵn vòng màu. Các công thức cần nhớ 1. Định luật Ôm: , , U = I.R 2. Điện trở dây dẫn: với mỗi dây dẫn là không đổi 3. Đoạn mạch nối tiếp 4. Đoạn mach song song: I = I1 = I2 I = I1+= I2 U = U1 + U2 U = U1 = U2 R = R1 + R2 5. Sự phụ thuộc của điện trở vào: Chiều dài dây dẫn: ; Tiết diện dây dẫn: ; Vật liệu làm dây dẫn: 6. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được dùng điều chỉnh cường độ dòng điện Hoạt động 2: Vận dụng định luật Ôm (7 phút) K-G: Chọn phương án trả lời và giải thích *Gợi ý: Tb: HĐT tăng thêm 12V, HĐT lúc này là bao nhiêu? HĐT thay đổi như thế nào (tăng mấy lần)? Tb-Y: I phụ thuộc như thế nào vào U? Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi đó là bao nhiêu ? Tb-Y: Thương số cho ta biết điều gì? Thương số này có thay đổi gì đối với mỗi dây dẫn không? Câu 14, 15 dành cho HSK-G - YC của đề toán là gì? Khi 2 điện trở mắc nối tiếp, CĐDĐ lớn nhất có thể chay qua 2 điện trở là bào nhiêu? Rtđ và HĐT khi đó là bao nhiêu? - GV hoàn chỉnh câu trả lời - Các điện trở này chịu được dòng điện tối đa là bao nhiêu? Vì sao? - HĐT của đoạn mạch này được tính như thế nào? Vì sao? - GV củng cố lại quan hệ giữa U, I trong các đoạn mạch mắc song song, nối tiếp. - U = 12 + 2 = 15(V) - I tỉ lệ thuận với U => I2 = 5I1 = 1(A) - HS trả lời YC bài toán - - Với mỗi dây dẫn thương số trên là không đổi. - Với các dây dẫn khác nhau thương số trên là khác nhau HS trả lời câu 13 - I = I2 = 1A Rtđ = R1 + R2 = 40W U = I.Rtđ = 40V - I1 = 2A, I2 = 1A, vì chúng mắc song song - U1 = I.R1 = 60V, U2 = I.R2 = 10V U = U2 = 10V II VẬN DỤNG Câu 12: C Câu 13: B Câu 14: D Câu 15: A Câu 16: D Hoạt động 3: Bài tập tự luận (20 phút) Y-K: Tóm tắt đề bài Tb-Y: Các điện trở được mắc như thế nào? Tb-K: Nêu cách tính Rtđ; U1, U2, UAB - GV lập sơ đồ phân tích - Gọi HS lên bảng giải. - GV theo dõi và uốn nắn các sai sót - Hướng dẫn tương tự - GV củng cố kiến thức có liên quan đến đoạn mạch nối tiếp vfa song song - HS trả lời theo gợi ý - HS lập sơ đồ phân tích tính R1 = R2 = .. Rtđ = R1 + R2 I1 = I = 0,2A R2 = 15W U1 = I1.R1 U1 = .. U2 = UAB = U1 + U2 Tb-Y: lên bảng giải - Lớp nhận xét - HS trả lời theo gợi ý - HS lập sơ đồ phân tích tính R1 = R2 = .. Rtđ = U = . Rtđ = . I = U = . R1 = . I1 = K-G: lên bảng giải - Lớp nhận xét Bài 1. Hai điện trở R1 = 15W; R2 = 10W được mắc nối tiếp vào hai đầu một đoạn mạch AB, cường độ dòng điện qua mạch là 0,2A. a) Vẽ sơ đồ mạch điện. b) Tính Rtđ của đoạn mạch c) Tính HĐT giữa hai đầu mỗi điện trở và HĐT ở hai đầu đoạn mạch. Giải a) Vẽ sơ đồ mạch điện. b) Rtđ của đoạn mạch AB c) Vì R1 nt R2, nên I1 = I2 = I = 0,2A HĐT hai đầu điện trở R1 U1 = I.R1 = 0,2.15 = 3V HĐT hai đầu điện trở R2 U2 = I.R2 = 0,2.10 = 2V HĐT hai đầu đoạn mạch AB U = U1 + U2 = 3 + 2 = 5(V) Bài 2. Một đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 9W; R2 = 6W mắc song song với nhau, đặt ở hiệu điện thế U = 7,2V a/ Vẽ sơ đồ mạch điện b/ Tính Rtđ của đoạn mạch? c/ Tính CĐDĐ trong mỗi đoạn mạch rẽ và cường độ dòng điện trong mạch chính? Giải a) Vẽ như hình hên b) Rtđ của đoạn mạch c) CĐDĐ chạy qua mạch chính CĐDĐ chạy qua điện trở R1 là CĐDĐ chạy qua điện trở R2 là 4. Củng cố: (5 phút) Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm theo đề cương 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (2 phút) Bài tập 18, 19 (sgk); 6.12(SBT) - Hướng dẫn: BT 18. Ta cần ở dụng cụ đốt nóng điều gì? Điện trở suất quan hệ với điện trở, điện trở quan hệ với nhiệt lượng như thế nào? khi nào ấm hoạt động bình thường? BT 19: Công thức nào liên quan đến thời gian đun sôi nước? lượng nước cần đun sôi thay đổi như thế nào? Điện năng tiêu thụ của bếp điện trong 30 ngày là bao nhiêu ? (K-G) Khi gập đôi dây điện trở thay đổi như thế nào? BT 6.12. Tính U3, từ đó tính I2, I1, U1, UAB = U1 + U3 Chuẩn bị bài mới: Tổng kết chương (tiết 2) – Làm các bài tập còn lại trong tổng kết chương IV. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 10/10/2018 Tuần 10 Tiết 20. Bài 20 TỔNG KẾT CHƯƠNG I (tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Ôn tập và tự kiểm tra những yêu cầu kiến thức và kỹ năng chương I: công và công suất, và định luật Jun – Len xơ 2. Kỹ năng: - Vận dụng được những kiến thức và kỹ năng để giải các bài tập chương I. - Có kỹ năng giải bài tập vật lý theo từng bước. 3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác nhóm II. CHUẨN BỊ *Thầy: Sơ đồ tóm tắt chương I *Trò: Trả lời các câu hỏi phần tự kiểm tra, lập sơ đồ tư duy tóm tắt chương I III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: (1 phút).. 2. Kiểm tra bài cũ: ( phút) 3. Nội dung bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Tự kiểm tra (7 phút) - HS bốc thăm các câu hỏi từ 7 đến 11. Các em chuẩn bị 2 phút sau đó lần lượt trả lời - GV theo dõi và nhận xét và củng cố kiến thức về công và công suất - Câu 10, 11, GV cho HS nêu thêm ví dụ trong thực tế để làm rõ hơn việc sử dụng điện tiết kiệm và an toàn trong tình hình hiện nay - GV hệ thống kiến thức có bản - Cá nhân trả lời - HS còn lại nhận xét 7. Các câu được viết đầy đủ là : a. công suất định mức của dụng cụ đó (công suất tiêu thụ điện năng của dụng cụ khi được sử dụng với hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức ). b. . của HĐT giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. 8.a. A = P.t = UIt. b. Các dụng cụ điện có tác dụng biến đổi, chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác. Ví dụ : - Bóng đèn dây tóc nóng sáng biến đổi phần lớn điện năng thành nhiệt năng và một phần nhỏ thành năng lượng ánh sáng. - Quạt điện khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng thành cơ năng và một phần nhỏ thành nhiệt năng làm nóng dây dẫn, bầu quạt. - Bếp điện, nồi cơm điện, ấm điện, bàn làbiến đổi hầu hết toàn bộ điện năng thành nhiệt năng. 9. Định luật Jun – Len-xơ (9sgk) - Hệ thức của định luật : Q = I2Rt. 10. (sgk) 11. (sgk) 7. Công suất điện P =U.I = I2.R = 8. Công của dòng điện A = P.t = U.I.t = .t 9. Định luật Jun – Len xơ Q = I2.R.t = P.t = U.I.t = .t Hoạt động 2: Công suất điện (8 phút) - YCHS đọc và tóm tắt đề - Nhắc lại công thức tính điện trở của dây dẫn - Dây dẫn có điện trở suất lớn thì điện trở của nó ntn? Từ đó, có ảnh hưởng gì đến nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn đó? - YCHS lên bảng giải câu 18b Gv theo dõi, củng cố lại các kiến thức có liên quan và phương pháp giải - HS đọc và tóm tắt đề Điện trở suất lớn à R lớn - Cá nhân trả lời Hs trình bày lời giải Lớp nhận xét Câu 18 a) Các dụng cụ đốt nóng bằng điện đều có bộ phận chính được làm bằng dây dẫn có điện trở suất lớn để đoạn dây này có điện trở lớn. Khi có dòng điện chạy qua, nhiệt lượng lượng tỏa ra trên điện trở sẽ lớn và nhiệt lượng hầu như chỉ toả ra ở đoạn dây dẫn này mà không toả nhiệt ở dây nối bằng đồng (có điện trở suất nhỏ và do đó có điện trở nhỏ). b) Điện trở của ấm khi hoạt động bình thường: R = = 48,4 Hoạt động 3: Vận dụng định luật Jun – Len xơ (25 phút) - YCHS đọc và tóm tắt đề Y-K: Thời gian đun sôi nước được tính theo công thức nào? Tb: Tính Q như thế nào? (biết H). Viết công thức tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước. K-G: Lập sơ đồ tính t - Gọi HS lên bảng giải Tb-K: Tiền điện phải trả tính theo công thức nào? Tb-Y: Viết công thức tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng. + Gọi Hs lên bảng giải K-G: Khi dây gập đôi yếu tố nào của dây dẫn thay đổi? Thay đổi như thế nào? K-G: Ta kết luận gì về công suất của bếp lúc này? *Gợi ý: P = K-G: Vậy thời gian đun tăng hay giảm so với lúc đầu? - GV theo dõi và hoàn chỉnh lời giải - YCHS tóm tắt đề và thảo luận nêu cách giải Tb-Y: Xác định công suất và hiệu điện thế định mức của ấm - Hiệu điện thế đặt vào ấm điện và công suất điện khi đó? - Công thức tính R, I của ấm điện - GV chốt lại cách giải - Gọi HS giải câu a (Tb) K-G: Nêu cách tính tiền điện mà ấm điện tiêu thụ trong 1 tháng - Chốt lại cách tính - Gọi HS lên bảng giải - Theo dõi, nhận xét và củng cố kiến thức Y-K: tóm tắt đề bài Qi = cm(t2 – t1) P = 1000 Tb-K lên bảng giải. + T = A.700 + A = Q.2.30 Tb-Y trình bày lời giải - Cá nhân trả lời - Lớp nhận xét Tb-Y tóm tắt - HS nêu cách giải bằng sơ đồ U = 220V P = 1000W U = 220V P = 1000W P = kW t = h A= P.t HSK lên bảng giải - Lớp theo dõi và nhận xét Câu 19: a) Thời gian đun sôi nước: - Nhiệt lượng cần thiết để nước sôi: Q1= cm(t2 - t1) = 630 000J - Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra: Q = - Thời gian đun sôi nước là: t = b) Tiền điện phải trả. - Điện năng tiêu thụ trong 1 tháng A = Q.2.30 = 44 470 590J = 12,35kWh - Tiền điện phải trả: T = 12,35. 700đ = 8 645 (đồng) c) Nếu gập đôi dây điện trở lại thì điện trở giảm 4 lần và công suất của bếp lúc này (P =) tăng 4 lần. Kết quả thời gian đun sôi của nước giảm 4 lần. t = 3phút 5giây Bài tập: Một ấm điện có ghi 220V – 800W được sử dụng ở HĐT 220V trong 3 giờ mỗi ngày? a) Tính điện trở và cường độ dòng điện qua ấm điện khi đó. b) Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng ấm điện trên trong 30 ngày, biết tiền điện phải trả là 1700 đồng/kW.h Giải Vì U = Uđm = 220V nên P = Pđm = 1000W = 1kW a) Điện trở của đèn là CĐDĐ chạy qua đèn là b) Điện năng tiêu thụ trong 30 ngày dùng ấm điện: A = P.t = 0,8.3.30 = 72 kW.h Tiền điện phải trả cho việc dùng ấm điện như trên trong 30 ngày T = 72.1700 = 122 400 đồng 4. Củng cố: (3 phút) Hệ thống lại các kiến thức (bảng phụ) 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: (1 phút) - Xem lại hệ thống lý thuyết và các bài tập đã giải - Tiết sau kiểm tra – làm các bài tập trong đề cương IV. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ Duyệt của tổ trưởng tuần 10 Ngày Trương Thị Ngọc Tiếng
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_9_tuan_10_nam_hoc_2018_2019_ngo_thanh_tun.doc