Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Kiểm  tra các kiến thức cơ bản từ bài 1 à bài 8 gồm: Đo độ dài, đo thể tích, khối lượng và lực.

- Kĩ năng: trình bày bài giải, tính toán, vận dụng kiến thức.

- Thái độ: nghiêm túc, kiên trì.

II. CHUẨN BỊ:

- Thầy: + Dặn HS nội dung ôn tập, thời điểm kiểm tra.

             + Đề kiểm tra phát cho HS.

  - Trò: Ôn tập các nội dụng GV dặn. 

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 

     1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số: 

     2. Kiểm tra bài cũ: (không)

doc 5 trang Khánh Hội 22/05/2023 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tuần: 9	 Ngày soạn: 4/10/2017
Tiết: 9
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức cơ bản từ bài 1 à bài 8 gồm: Đo độ dài, đo thể tích, khối lượng và lực.
- Kĩ năng: trình bày bài giải, tính toán, vận dụng kiến thức.
- Thái độ: nghiêm túc, kiên trì.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: + Dặn HS nội dung ôn tập, thời điểm kiểm tra.
	 + Đề kiểm tra phát cho HS.
 - Trò: Ôn tập các nội dụng GV dặn. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
	1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số: 
	2. Kiểm tra bài cũ: (không)
	3. Nội dung bài mới: 
A) Ma trận đề:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Đo độ dài. Đo thể tích
1. Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
2. Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
4. Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
5. Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ.
11. Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
Số câu hỏi
2 (4')
C1.4; C2.10
3 (6')
C4.7; C5.6; C11.9
1(8’)
C4.14
6
Số điểm
1,0
1,5
1,5
4,0 (40%)
2. Khối lượng và lực. (bài 5 đến bài 8)
6. Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
7. Nêu được đơn vị lực. 
9. Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
8. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
10. Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
12. Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
Số câu hỏi
2 (4')
C6.1; C9.8
2 (10’)
C9.11; 
2 (6')
C12.2; C12.5; C10.3
1 (7')
C8.12
8
Số điểm
1,0
2,0
1,5
1,5
6,0 (60%)
TS câu hỏi
6
4 
4
14 (45')
TS điểm
4,0
3,0
3,0
10,0 (100%)
B) ĐỀ:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm).
* Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Trong các số liệu sau đây, số liệu nào cho biết khối lượng của hàng hoá?
	A. Trên vỏ túi đường ghi 500g.	B. Trên vỏ hộp thuốc tây ghi 500 viên.
	C. Trên vỏ một cái thước cuộn ghi 30 m.	D. Trên vỏ chai nước ngọt ghi 250ml.
Câu 2: Một học sinh đẩy một cái bàn trượt trên sàn nhà. Lực tác dụng lên cái bàn là:
A. lực kéo của tay.	B. lực đẩy của tay.	
C. lực nâng của tay.	D. lực ép của tay.
Câu 3: Một vật được đặt nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Vật này nằm yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng có đặc điểm nào sau đây? 
A. Hai lực cùng phương nằm ngang, cùng chiều, mạnh như nhau. 
B. Hai lực cùng phương thẳng đứng, cùng chiều, mạnh như nhau. 
C. Hai lực cùng phương nằm ngang, ngược chiều, mạnh như nhau. 
D. Hai lực cùng phương thẳng đứng, nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau.
Câu 4: Trong các dụng cụ đo sau đây, dụng cụ đo nào dùng để đo độ dài?
A. Cân.	 B. Thước mét.	 	 C. Lực kế. D. Bình tràn.
Câu 5 : Để nâng một tấm bêtông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bêtông một lực gì?
A. Lực nâng.	 B. Lực đẩy.	C. Lực kéo.	D. Lực ép.
Hình 1
50 cm3
0 cm3
100 cm3
Câu 6 : Người ta đổ một lượng nước vào một bình chia độ như 
hình 1. Thể tích của nước trong bình là
	A. 50 cm3	B. 25 cm3 	
C. 0 cm3	D. 100 cm3
Câu 7: Thả một viên đá vào một bình tràn có thể tích 150cm3 đựng nước đầy tới miệng, khi viên đá chìm hoàn toàn trong nước thì phần thể tích nước tràn sang bình chứa là 20cm3. Thể tích của viên đá là: 
A. 150cm3.	B. 130cm3.	C. 20cm3.	 	D. 170cm3.
Câu 8: Trọng lực có chiều như thế nào? 
A. Trọng lực có chiều từ trái sang phải.	 B. Trọng lực có chiều từ phải sang trái.	 C. Trọng lực có chiều từ trên xuống dưới. 	 D. Trọng lực có chiều từ dưới lên trên.
Câu 9: Độ dài của chiếc bút chì trên hình vẽ là
	A. 7 cm	B. 8 cm
	C. 7,7 cm	D. 7,9 cm 
Câu 10 : Trong các dụng cụ đo sau đây, dụng cụ nào không phải là dụng cụ đo thể tích?
A. Bình chia độ.	B. Ca đong.	C. Chai, lọ. 	D. Cân.	 
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm).
Câu 11: (1 điểm). Trọng lực là gì? Đơn vị đo lực là gì? 
Câu 12: (1,5 điểm). 
a) Gió thổi vào cánh buồm làm buồm căng phồng. Khi đó, gió đã tác dụng lực gì lên cánh buồm?
 	b) Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động. Khi đó, đầu tàu đã tác dụng lực gì lên các toa tàu?
	c) Một người dùng tay ép vào hai đầu một lò xo. Lực ép của tay đã gây tác dụng gì cho lò xo?
Câu 13: (1 điểm). Trên vỏ túi bột giặt OMO có ghi “Khối lượng tịnh 2 kg”. Số đó chỉ gì? 
Câu 14: (1,5 điểm). Người ta dùng một bình chia độ có ghi tới cm3 chứa 150 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 200 cm3. Tính thể tích của hòn đá? 
C) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
Mã đề
Câu
Đáp án
Mã đề
Câu
Đáp án
Mã đề
Câu
Đáp án
Mã đề
Câu
Đáp án
1
1
A
2
1
A
3
1
C
4
1
D
1
2
B
2
2
C
3
2
D
4
2
D
1
3
D
2
3
B
3
3
A
4
3
B
1
4
B
2
4
D
3
4
C
4
4
A
1
5
A
2
5
A
3
5
D
4
5
B
1
6
A
2
6
A
3
6
A
4
6
C
1
7
C
2
7
B
3
7
A
4
7
B
1
8
C
2
8
C
3
8
B
4
8
A
1
9
B
2
9
D
3
9
B
4
9
C
1
10
D
2
10
B
3
10
B
4
10
A
(Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 11: 
	- Trọng lực là lực hút của Trái Đất. 	(0,5 điểm)
	- Trọng lực có đơn vị đo là Niutơn. 	(0,5 điểm)
Câu 12: 
a) Lực đẩy	(0,5 điểm)
b) Lực kéo	(0,5 điểm)
c) Lò xo bị biến dạng	(0,5 điểm)
Câu 13: 
Cho biết lượng bột giặt OMO chứa trong túi là 2kg.	(1,0 điểm)
Câu 14: 
	Thể tích của hòn đá là:
	V = V2 – V1	
	 = 200 – 150	(1 điểm)
	 = 50 cm3	(0,5 điểm)
4. Củng cố: Không.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:
	-Yêu cầu hs về soạn bài 9_Lực đàn hồi.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:	
- Thầy: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	
- Trò: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Từ 0-dưới 5
Từ 5-dưới 7
Từ 7-dưới 9
Từ 9-10
So sánh lần kiểm tra trước (từ 5 trở lên)
Tăng %
Giảm %
6A -
6B -
6C-
 Trình kí tuần 9:

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_9_kiem_tra_1_tiet_nam_hoc_2017_201.doc